cấp bậc trong quân đội Việt Nam From Wikipedia, the free encyclopedia
Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam là một tướng lĩnh cấp cao, có cấp bậc sĩ quan cao nhất trong hệ thống Quân hàm Quân đội nhân dân Việt Nam với cấp hiệu 4 ngôi sao vàng[1].
Đại tướng | |
---|---|
Quốc gia | Việt Nam |
Thuộc | Quân đội nhân dân Việt Nam |
Hạng | 4 sao |
Mã hàm NATO | OF-9b |
Hình thành | 1946 |
Nhóm hàm | tướng lĩnh |
Phong hàm bởi | Chủ tịch nước Việt Nam |
Hàm trên | không có (quân hàm cao nhất) |
Hàm dưới | Thượng tướng |
Tương đương | Đại tướng Công an nhân dân Việt Nam |
Liên quan | |
Lịch sử | Cấp hiệu Đại tướng đầu tiên năm 1946 |
Theo quy định hiện hành, theo Điều 88 Hiến pháp Việt Nam 2013, quân hàm Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam do Chủ tịch nước, kiêm Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia quyết định phong cấp.
Quân hàm Đại tướng chỉ được phong cho các sĩ quan cấp cao nắm giữ các chức vụ: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng và Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Ngoại lệ có:
Tính đến ngày 20 tháng 10 năm 2024, Quân đội nhân dân Việt Nam đã có 17 quân nhân được phong quân hàm Đại tướng.
Có 2 quân nhân được phong thẳng quân hàm Đại tướng không qua các cấp trung gian là: Võ Nguyên Giáp (1948) và Nguyễn Chí Thanh (1959).
Hiện có 2 đại tướng quân đội giữ quân hàm còn đang công tác trong ngành là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang và Tổng tham mưu trưởng Nguyễn Tân Cương. Ngoài ra còn có 1 đại tướng quân đội khác giữ quân hàm nhưng không còn công tác trong ngành là Chủ tịch nước Lương Cường.
Theo sắc lệnh số 33 ngày 22 tháng 3 năm 1946 do Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký, cấp bậc Đại tướng Quân đội Quốc gia Việt Nam được quy định lần đầu tiên với cấp hiệu cầu vai 3 sao vàng trên nền đỏ. Tuy nhiên, tại thời điểm đó chưa có quân nhân được phong quân hàm này. Mãi đến ngày 20 tháng 1 năm 1948, Tổng Tư lệnh Quân đội Quốc gia và dân quân tự vệ Võ Nguyên Giáp là người đầu tiên được phong quân hàm này.
Cấp bậc Đại tướng một lần nữa được quy định lại với Luật Quy định chế độ phục vụ của Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 31 tháng 5 năm 1958[2]. Và Nghị định 307-TTg ngày 20 tháng 6 năm 1958 cũng quy định quân hàm Đại tướng mang 4 ngôi sao vàng trên cấp hiệu. Và ngày 31 tháng 8 năm 1959, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Nguyễn Chí Thanh là người thứ 2 được thụ phong quân hàm Đại tướng.
STT | Hình | Họ và tên
(Sinh - mất) |
Năm được phong | Quê quán | Chức vụ cao nhất trong Nhà nước | Chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản |
---|---|---|---|---|---|---|
1 | Võ Nguyên Giáp
(1911–2013) |
1948[3] | Quảng Bình |
| ||
2 | Nguyễn Chí Thanh
(1914–1967) |
1959[4] | Thừa Thiên Huế |
| ||
3 | Văn Tiến Dũng
(1917–2002) |
1974[5] | Hà Nội |
|
| |
4 | Hoàng Văn Thái
(1915–1986) |
1980 | Thái Bình |
|
| |
5 | Chu Huy Mân
(1913–2006) |
Nghệ An |
|
| ||
6 | Lê Trọng Tấn
(1914–1986) |
1984 | Hà Nội |
|
| |
7 | Lê Đức Anh
(1920–2019) |
Thừa Thiên Huế |
|
| ||
8 | Nguyễn Quyết
(1922–2024) |
1990 | Hưng Yên |
|
| |
9 | Đoàn Khuê
(1923–1999) |
Quảng Trị |
|
| ||
10 | Phạm Văn Trà
(1935) |
2003 | Bắc Ninh |
|
| |
11 | Lê Văn Dũng
(1945) |
2007[6] | Bến Tre |
|
| |
12 | Phùng Quang Thanh
(1949–2021) |
Hà Nội |
|
| ||
13 | Đỗ Bá Tỵ
(1954) |
2015[7] | Hà Nội |
|
| |
14 | Ngô Xuân Lịch
(1954) |
Hà Nam |
|
| ||
15 | Lương Cường
(1957) |
2019[8] | Phú Thọ |
|
| |
16 | Phan Văn Giang
(1960) |
2021[9] | Nam Định |
|
| |
17 | Nguyễn Tân Cương
(1966) |
2024 | Hà Nam |
|
STT | Hình | Họ và tên | Năm được phong | Quê quán | Chức vụ cao nhất trong Nhà nước | Chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản |
---|---|---|---|---|---|---|
1 | Lương Cường
(1957) |
2019[8] | Phú Thọ |
|
| |
2 | Phan Văn Giang
(1960) |
2021[9] | Nam Định |
|
| |
3 | Nguyễn Tân Cương
(1966) |
2024 | Hà Nam |
|
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.