From Wikipedia, the free encyclopedia
Viện thần học (chữ Anh: Seminary, theological seminary hoặc school of theology), Trường thần học, hoặc gọi là Chủng viện, theo nghĩa rộng chỉ tất cả cơ quan giáo dục lấy nghiên cứu thần học làm mục tiêu, theo nghĩa hẹp chỉ cơ quan giáo dục Cơ Đốc giáo vì mục đích đào tạo mục sư, linh mục, giáo sĩ và nhà truyền giáo mà thiết lập lên, là bộ phận then chốt của giáo dục bậc cao.[1]
Viện thần học là nơi nghiên cứu nhận thức chính xác của con người về Đức Chúa Trời, đồng thời cũng là nơi đào tạo mục sư, linh mục, giáo sĩ và nhà truyền giáo.
Sau khi Cơ Đốc giáo giành được địa vị quốc giáo trong thời kì Đế quốc La Mã, hình thức ban đầu của viện thần học đã bắt đầu xuất hiện, nhưng viện thần học sớm nhất trong lịch sử là Viện Thần học Sorbonne, xuất hiện vào thế kỉ XIII, là tiền thân của Đại học Paris ngày nay. Sau nó, các viện thần học liên tục được thành lập, đồng thời trở thành cơ quan mẹ sản sinh ra nền giáo dục đại học phương Tây hiện nay, nhưng ngày nay có một số viện thần học đã trở thành cơ quan học viện nằm bên trong đại học, có một số viện thần học là cơ quan tồn tại độc lập. Viện thần học của Cơ Đốc giáo hiện phân bố rộng khắp ở trong ba nhánh phái lớn: Công giáo La Mã, Tin Lành và Chính giáo Đông phương, tên gọi hơi khác nhau. Công giáo La Mã gọi viện thần học là đại chủng viện, thời gian học tập thông thường là 6 năm (4 năm thần học và 2 năm triết học), lấy thần học và triết học kinh viện là phương hướng học tập chủ yếu. Trong Tin Lành, thời gian học tập của viện thần học mỗi tông phái có sự khác biệt, hơn nữa lại gắn liền với giáo dục thế tục, thí dụ như sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, thì đến học ở viện thần học, thời gian học tập thông thường là 4 - 5 năm, gọi là khoa Thần học phổ thông; song, thời gian học tập dành cho đối tượng sau tốt nghiệp đại học là chương trình thần học 3 năm, thông thường sẽ được gọi là khoa Thần học cao cấp, ví dụ như chương trình học Thánh kinh là nội dung học tập chủ yếu, thì sẽ được gọi là khoa Thánh kinh. Thời gian học tập ở viện thần học của Chính giáo Đông phương là 4 năm, chủ yếu nghiên cứu thần học, kinh điển, giáo lí, lịch sử và tình hình hiện nay của Chính giáo Đông phương.
Danh sách các viện thần học của Tin Lành ở các nơi trên thế giới, vui lòng xem tại đây.
Ở Việt Nam, có hai viện thần học đào tạo mục sư và nhà truyền giáo là Viện Thánh kinh Thần học trực thuộc Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) và Trường Thánh kinh Thần học Hà Nội trực thuộc Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc).
Danh sách các viện thần học của Công giáo La Mã ở các nơi trên thế giới, vui lòng xem tại đây.
Ở Việt Nam, có 11 đại chủng viện đào tạo linh mục và giáo sĩ có chức Thánh.
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.