triết lý khởi nguồn từ Nho giáo From Wikipedia, the free encyclopedia
Lý học (tiếng Trung: 宋明理學; bính âm: Sòng-Míng lǐxué) là triết lý Trung Quốc chịu ảnh hưởng của Nho giáo, khởi nguồn từ Hàn Dũ và Lý Cao vào đời Đường và trở thành cường thịnh vào đời Tống và Minh nhờ Chu Hi.
Lý học | |||||||||||||||||||||||
Phồn thể | 宋明理學 | ||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Giản thể | 宋明理学 | ||||||||||||||||||||||
Nghĩa đen | "Nghiên cứu lý [triều] Tống-Minh" | ||||||||||||||||||||||
|
Lý học có thể là nỗ lực hợp lý hóa và thế tục hóa Nho giáo bằng cách loại bỏ các mê tín và sự huyền bí của Đạo giáo và Phật giáo đã được đưa vào Nho giáo trong và sau đời nhà Hán.[1] Tuy các nhà Lý học chỉ trích Đạo giáo và Phật giáo, nhưng họ vẫn mượn những thuật ngữ và khái niệm của hai đạo này do đó Lý học chịu ảnh hưởng của cả Đạo giáo lẫn Phật giáo. Nhà Lý học khác với Phật tử và Đạo gia ở phương diện Phật tử và Đạo gia xem siêu hình học là thúc đẩy phát triển tinh thần, mở mang óc tôn giáo và sự bất tử, còn nhà Lý học thì dùng siêu hình học làm kim chỉ nam để sáng tạo triết lý đạo đức duy lý.[2][3]
Lý học mở nguồn từ đời nhà Đường, có hai nhà Nho Hàn Dũ và Lý Cao được nhận là tiền bối của các nhà Lý học vào đời Tống.[2] "Người sáng lập" chân chính của Lý học được nhận là triết gia Tống tên Chu Đôn Di (1017–1073), ông dùng lí thuyết siêu hình của Đạo giáo làm cơ sở cho luân lý của ông.[3] Lý học vừa phục hưng Nho giáo cổ điển có đổi mới cho hợp với xã hội của đời nhà Tống, vừa đáp lại các thách thức của Phật giáo và Đạo giáo xuất hiện vào đời Chu và Hán.[4] Mặc dù các nhà Lý học phủ nhận lí thuyết siêu hình Phật giáo, nhưng họ vẫn vay mượn thuật ngữ và khái niệm của Đạo giáo và Phật giáo.[2]
Chu Hy (1130–1200) là một trong các nhà Lý học quan trọng nhất, đến cả lời dạy dỗ của ông cũng được mang vào kỳ thi khoa cử từ khoảng năm 1314 đến năm 1905.[5] Ông là nhà văn viết nhiều, luôn luôn duy trì bảo vệ tư tưởng nhà Nho về sự hài hòa xã hội và ứng xử cá nhân đúng đắn. Một trong các tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là quyển Gia lễ (家禮), nội dung cung cấp các lời dạy về cách cử hành đám cưới, đám tang, nghi lễ gia đình và việc tôn kính tổ tiên. Phật giáo sớm thu hút Chu Hy, và ông bắt đầu tranh luận kiểu Nho giáo rằng Phật tử nên giữ tiêu chuẩn đạo đức cao. Ông cũng tin rằng mọi người nên theo đuổi cả học thuật lẫn triết học do nó có lợi cho công việc thực tế, mặc dù sách vở của ông thiên về những vấn đề lý thuyết hơn những vấn đề thực tiễn. Có tin là ông viết nhiều bài luận cố giải thích lý do ý tưởng của ông không phải là ý tưởng Phật giáo hoặc Đạo giáo mà công kích gay gắt cả Phật giáo lẫn Đạo giáo.
Sau thời Tây Ninh (1070), Vương Dương Minh (1472–1529) thường được nhận là nhà tư tưởng quan trọng nhất của Lý học. Ông phủ nhận thuyết của Chu Hy là triết lý chính thống bấy giờ.
Dù có nhiều quan điểm ganh đua nhau trong làng Lý học, nhưng đại khái thì một triết lý mới đã hình thành, giống Phật giáo Đạo giáo đương thời và vài ý tưởng trong quyển Kinh Dịch với các học thuyết âm dương. Một mô típ Lý học nổi tiếng là cảnh vẽ Khổng Tử, Phật và Lão Tử cùng nếm giấm với khẩu hiệu "Tam giáo đồng nguyên".
Mặc dù Lý học dung hợp các ý tưởng Phật giáo và Đạo giáo, nhưng nhiều nhà Lý học vẫn phản đối mạnh hai đạo; nói thẳng là họ bác bỏ cả Phật giáo lẫn Đạo giáo: một trong các bài luận nổi tiếng nhất của Hàn Dũ chê bai việc thờ cúng các di tích Phật giáo. Đồng thời họ vẫn sửa các tư tưởng Phật giáo cho hợp Nho giáo. Ở Trung Quốc, Lý học được công nhận rộng rãi là quốc giáo từ lúc ra đời vào đời nhà Tống đến đầu thế kỷ 20, và các vùng đất chịu ảnh hưởng của Trung Quốc như Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản đều theo Lý học trong hơn một nghìn năm.
Lý học là triết lý xã hội và đạo đức dùng các ý tưởng siêu hình có khi mượn từ Đạo giáo làm cơ sở, có tính nhân bản và duy lý, cho rằng trời đất con người có thể hiểu được qua lý lẽ, và con người chịu trách nhiệm tạo ra quan hệ hài hòa giữa trời đất và cá nhân.[6]
Tính duy lý của Lý học trái ngược với sự thần bí của Thiền tông đã phổ biến trước đây. Khác với Phật tử, nhà Lý học tin rằng hiện thực tồn tại và có thể được con người hiểu, mặc dù cách hiểu khác nhau tùy thuộc vào trường phái Lý học.[6]
Nhưng tính duy lý của Lý học hoàn toàn trái ngược sự thần bí của Phật giáo. Trong khi Phật giáo nhấn mạnh tính không thật của mọi vật, thì Lý học chú trọng tính chân thật của mọi vật. Phật giáo và Đạo giáo khẳng định rằng tồn tại phát sinh từ, và quay trở về, không tồn tại; Lý học coi hiện thật là sự hình thành dần dần của Thái cực ... Phật tử, và Đạo gia đến mức độ nhất định, đều dựa vào thiền định và sự sáng suốt để đạt được lý trí tối cao; nhà Lý học chọn theo Lý.[7]
Sự quan trọng của cái lý là lý do thuyết tên tiếng Hoa là Lý học, nghĩa đen là "nghiên cứu lí lẽ."
Ở Trung Quốc thời trung cổ, nhà tư tưởng tên Lục Cửu Uyên bị phái Lý học chính thống liệt vào các nhà văn không chính thống không theo Nho giáo, nhưng vào thế kỷ 15 được triết gia đáng kính tên Vương Dương Minh bênh vực. Dương Minh phê bình phái chính thống, song ông không bác bỏ hoàn toàn học phái này.[8] Lúc còn sống, Dương Minh đã bị chỉ trích, và ngay sau khi qua đời, ông cùng Cửu Uyên bị xếp vào hạng nhà văn không chính thống. Bắt đầu từ lúc ấy, Lý học chia thành hai phái:[9] phái Trình Chu của Trình Di, Trình Hạo và Chu Hy chiếm ưu thế trong suốt thời trung cổ và thời cận đại; và phái Tâm học đối lập, ít thịnh hơn của Lục Cửu Uyên và Vương Dương Minh.
Nhà tân Nho tên Mâu Tông Tam chủ trương thêm ngành thứ ba vào hai phái đang có, là phái Hồ Lưu của Hồ Hoành (1106–1161) và Lưu Tông Chu (1578–1645). Theo Tông Tam, phái này quan trọng ở phương diện cùng dòng dõi các người tiên phong của Lý học là Chu Đôn Di, Trương Tái và Trình Hạo. Bên cạnh đó, phái này cùng phái Tâm học mới chính là trường phái chính thống của Lý học chứ không phải là phái Trình Chu, trở về lời dạy dỗ của Khổng Tử, Mạnh Tử, Trung dung và bình luận của Kinh Dịch. Phái Trình Chu chỉ là nhánh thiểu số dựa trên quyển Đại học và nhấn mạnh nghiên cứu tri thức thay vì nghiên cứu thánh nhân.[10]
Chu Hy tin rằng đạo (道; dào) của trời (天; tiān) thể hiện trong lý (理; lǐ), nhưng bị trùm trong khí (氣; qì). Triết lý của ông dựa trên triết lý Phật giáo đương thời chia mọi vật thành lý và sự (事; shì). Theo Lý học, lý tự nó là thuần khiết và gần như hoàn hảo, nhưng vì có khí nên cảm xúc hèn kém và xung đột nảy sinh. Nhà Lý học theo Mạnh Tử cho rằng nhân chi sơ tính bản thiện, nhưng nhân tính phải có tập luyện thì mới được thuần khiết, bằng cách thanh lọc cái lý của mỗi người. Nhưng trái ngược với Phật tử và Đạo gia, nhà Lý học không tin là có thế giới bên ngoài cách biệt thế giới vật chất và họ nói chung bác bỏ cả đầu thai lẫn nhân quả.
Các nhà Lý học có ý tưởng khác nhau về phương pháp tìm ra cái lý. Chu Hy thì tin vào cách vật (格物; géwù), nghĩa là truy cứu cái lý của sự vật, dựa trên ý tưởng là lý nằm trong trời đất.
Vương Dương Minh, có lẽ là nhà Lý học có ảnh hưởng lớn thứ hai, đến kết luận khác: nếu lý vừa ở trong vạn vật vừa ở trong tâm khảm của mỗi người thì không có nơi tìm kiếm nào tốt bằng nội tâm. Phương pháp cầu lý ưa thích của ông tên là tịnh tọa (靜坐; jìngzuò), rất giống phép tọa thiền của Thiền tông. Dương Minh đề xướng khái niệm tri thức bẩm sinh, là mỗi người ngay từ lúc chào đời đã biết phân biệt thiện ác; kiến thức này nhờ trực giác và không cần trí óc suy nghĩ lập luận. Sau này các ý tưởng cấp tiến của Dương Minh khuyến khích các nhà tư tưởng lỗi lạc của Nhật Bản như Motoori Norinaga , ông cho rằng nhờ các vị thần của Thần đạo mà chỉ người Nhật mới phân biệt được thiện ác bằng trực giác mà không cần phải suy nghĩ phức tạp. Phái Tâm học của Dương Minh cũng một phần cung cấp cơ sở tư tưởng cho vài samurai hành động theo trực giác thay vì kinh sách và lập nền tảng tri thức cho các samurai cấp thấp ra tay một cách cực đoan trong các thập kỷ trước sự kiện Minh Trị Duy tân (1868), như lật đổ chính quyền Đức Xuyên (1600–1868).
Ở Triều Tiên, Lý học được lập làm quốc giáo. Phái Lý học của Chu Hy du nhập vào bán đảo Triều Tiên do nhà Nguyên chiếm đóng bán đảo.[11][12]
Các đệ tử nổi bật nhất của Lý Hoảng bao gồm Kim Thành Nhất (1538–1593), Liễu Thành Long (1542–1607) và Trịnh Cầu (1543–1620), gọi là Tam hùng/ Tiếp nối họ là lớp học giả thứ hai có Trương Hiển Quang (1554–1637) và Trương Hưng Hiếu (張興孝; 1564–1633), và lớp thứ ba bao gồm Hứa Mục, Doãn Huề, Doãn Thiện Đạo và Tống Thì Liệt đã đưa trường phái vào thế kỷ 18.[13]
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.