From Wikipedia, the free encyclopedia
Sự tạo tinh là quá trình hình thành tinh trùng ở động vật. Đó là quá trình phát sinh ra giao tử đực có khả năng trực tiếp tham gia thụ tinh để tạo nên hợp tử.[1], [2], [3] Thuật ngữ này còn được gọi bằng các tên khác như: sự sinh tinh, quá trình phát sinh tinh trùng v.v.[3], [4]
Quá trình hình thành tinh trùng có thể phân chia thành 2 giai đoạn chính theo trình tự:
Sự phân chia thành bao nhiêu giai đoạn là do quy ước. Ở bài viết này phân chia dựa vào phân bào theo hai giai đoạn trên, như nhiều tài liệu. Nhưng cũng có tác giả khác chia thành 3 giai đoạn (do giai đoạn đầu tách thành 2 dựa vào nguyên phân và giảm phân)[9] hoặc thậm chí thành 4 giai đoạn.[6]
Cơ chế quá trình phát sinh tinh trùng không giống nhau hoàn toàn ở các loài động vật. Dưới đây chỉ trình bày tổng quát sự tạo tinh ở người - đối tượng đã được nghiên cứu rất kĩ đến cấp độ phân tử.
Ở người, hai giai đoạn nói trên tương ứng với từng loại tế bào chuyên biệt, trong giai đoạn đầu có phân bào, còn giai đoạn sau không phân bào mà chỉ có sự biến đổi hình thái tế bào con.[10]
Giai đoạn này gồm nhiều lần phân bào từ tế bào mầm ban đầu cho đến khi tạo ra tiền tinh trùng (cũng gọi là tinh tử).
- Lần thứ nhất tạo thành hai tinh bào bậc II (secondary spermatocyte, tế bào màu xanh biển, chú thích 3 ở hình 1). Sinh học phổ thông ở Việt Nam gọi lần phân bào này là giảm phân I (viết tắt: GP1).[4]
- Lần thứ hai (tức là giảm phân II hay GP2) tạo thành bốn tiền tinh trùng (spermatid, cũng gọi là tinh tử)[3]. Các tiền tinh trùng này chưa phải là giao tử (tế bào màu vàng, chú thích 4 ở hình 1), nghĩa là không có khả năng thụ tinh.[2], [3], [11]
Sự phân bào nói trên diễn ra không hoàn toàn giống như phân bào thông thường, bởi vì các tế bào "con" sinh ra không tách rời nhau như nguyên phân bình thường, mà vẫn còn kết nối với nhau qua các cầu nối nguyên sinh chất để được "đồng bộ hoá" (synchronous, theo Bloom & Fawcett, 1975).[12] Các tiền tinh trùng sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo sau đây mới tạo thành giao tử.
- Sự kiện 1. Tinh tử "mọc đuôi" nhờ cơ chế phát triển các vi ống từ trung thể (centriole). Về mặt cấu tạo, cái đuôi này như roi của một số động vật theo cấu trúc trong Sinh học phân tử thường gọi tắt là "cấu trúc 9+1" (xem hình 2), vì thế nó có thể bơi rất nhanh. Một tinh trùng người dài khoảng 50 μm (20 "con" nối đuôi nhau mới dài 1mm),[13] nhưng có thể di chuyển với tốc độ 0,1mm/s [14] nghĩa là mỗi giây nó bơi được khoảng cách gần gấp 3 lần chiều dài của nó.
- Sự kiện 2. Tinh tử "đội mũ" lên đầu gọi là "thể đỉnh hoá", rất quan trọng cho thụ tinh vì nó giúp tinh trùng xâm nhập được vào trứng (nếu gặp).
Hình 3 sau đây tóm tắt toàn bộ sự sinh tinh vừa trình bày.
Trên đây là cơ chế tổng quát. Trong các nghiên cứu chuyên sâu, còn nhiều chi tiết mà dưới đây chỉ giới thiệu một số.
Trong bảng sau, mức bội thể, số phân tử DNA (cả bản gốc và bản sao) và số nhiễm sắc tử (chromatine) được tính trong một tế bào của người.
Kiểu tế bào | Mức bội thể | Số phân tử DNA / số nhiễm sắc tử | Cơ chế quá trình |
Tinh nguyên bào (spermatogonium) | lưỡng bội | 2C / 46 | Phân bào sinh tinh nguyên phân |
Tinh bào bậc I (spematocyte I) | lưỡng bội | 4C / 2x46 | Giảm phân I |
Tinh bào bậc II (spermatocyte II) | đơn bội kép | 2C / 2x23 | Giảm phân II |
Tiền tinh trùng (spermatid) | đơn bội | C / 23 | Biến thái của tinh tử |
Tinh trùng (spermatozoa) | đơn bội | C / 23 | Tinh trùng chín muồi |
Ở người (cũng như các loài thú bậc cao), quá trình hình thành giao tử ở nam giới và nữ giới khác nhau rõ rệt.[15]
Sự tạo noãn | Sự tạo tinh |
Giảm phân khởi đầu một lần từ một số hữu hạn các tế bào mầm. | Giảm phân diễn ra nhiều lần từ nhiều tế bào mầm. |
Mỗi lần giảm phân, chỉ tạo ra 1 giao tử cái (noãn). | Mỗi lần giảm phân, tạo ra 4 giao tử đực (tinh trùng). |
Giảm phân có thể tạm dừng trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. | Giảm phân thường liên tục, hoàn thành trong một vài tuần. |
Giảm phân dừng lại ở kì trước I, tái khởi động ở nhóm nhỏ tế bào. | Giảm phân và phân hoá tiến hành liên tục, không ngừng chu kỳ tế bào. |
Sự phân hoá của giao tử (tạo thành noãn và thể cực) xảy ra ở dạng lưỡng bội, ở kì trước I (kì trước ở giảm phân 1). | Sự phân hoá của giao tử xảy ra ở dạng đơn bội, khi giảm phân kết thúc (lúc là tinh tử hay tiền tinh trùng). |
Mọi nhiễm sắc thể đều có thể phiên mã và tái tổ hợp ở kì đầu I. | Nhiễm sắc thể giới tính không có tái tổ hợp và phiên mã ở kì này. |
Loại | Tiếng Anh | Phát âm | Tiếng Việt | Số NST |
---|---|---|---|---|
1 | Germ cell | /ˈjərm ˌsel/ | Tế bào mầm | 2n |
2 | Male germ cell
Spermatogonial stem cell |
/māl ˈjərm ˌsel/
/spərˌmatəˈɡōnial stem ˌsel/ |
Tế bào mầm đực
Tế bào gốc tinh trùng |
2n |
3 | Spermatogonium | /spərˌmatəˈɡōnēəm/ | Tinh nguyên bào | 2n |
4 | Primary spermatocyte | //ˈprīˌmerē spərˈmadəˌsīt/ | Tinh bào bậc I | 2n |
5 | Secondary spermatocyte | /ˈsekənˌderē spərˈmadəˌsīt/ | Tinh bào bậc II | n kép |
6 | Spermatid | /ˈspərməˌtid/ | Tiền tinh trùng hoặc tinh tử | n |
7 | Spermatozoon | /ˌspərmədəˈzōən/ | Tinh trùng | n |
- Nhóm A là tinh bào bậc I, gồm 4 kiểu (type) kí hiệu từ A1 đến A4. Kiểu A1 nguyên phân tạo ra A2; kiểu A2 nguyên phân tạo ra A3; kiểu A3 nguyên phân tạo ra A4, kiểu A4 nguyên phân tạo ra lớp tế bào A trung gian nối nhau bằng cầu nguyên sinh, từ đó nguyên phân tạo ra nhóm B.
- Nhóm B chính là tinh bào bậc II, giảm phân sinh ra tinh tử (tiền tinh trùng) như đã giới thiệu ở trên. [12], [18]
Tất cả các loại tế bào xuất hiện trong tiến trình hình thành tinh trùng nói trên (7 loại đã thống kê) được xếp vào nhóm tế bào sinh dục. Tuy nhiên cũng có tác giả cho rằng chỉ giao tử mới là tế bào sinh dục (reproductive cell).[19], [20]
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.