Ủy ban Nobel Na Uy trao giải Nobel Hòa bình (tiếng Thụy Điểntiếng Na Uy: Nobels fredspris) hằng năm dành cho "người đã có đóng góp to lớn trong việc đẩy mạnh tình đoàn kết giữa các quốc gia, trong việc giải trừ hoặc hạn chế các lực lượng vũ trang và trong việc tổ chức hay xúc tiến các hội nghị hòa bình".[1] Theo nguyện vọng trong di chúc của Alfred Nobel, giải thưởng này do Ủy ban Nobel Na Uy quản lý và được xét tặng bởi một hội đồng gồm năm người do Quốc hội Na Uy bổ nhiệm.[2]

Thông tin Nhanh Giải Nobel Hòa bình ...
Giải Nobel Hòa bình
Thumb
Tổ chức trao giải Ủy ban Nobel Na Uy
(Den norske Nobelkomité)
Trao giải lần đầu Năm 1901
Henry DunantFrédéric Passy
Giải thưởng năm 2024 Nihon Hidankyo
Website The Nobel Peace Prize - NobelPrize.org
Đóng
Thumb
Viện Nobel Na Uy hỗ trợ Ủy ban Nobel Na Uy tuyển chọn người hoặc tổ chức đủ tiêu chuẩn đoạt giải Nobel Hòa bình và tổ chức lễ trao giải hằng năm tại Oslo.

Mỗi người đoạt giải nhận một huy chương, một bằng chứng nhận cùng một khoản tiền thưởng (khác nhau tùy theo năm).[3] Đây là một trong năm giải thưởng ra đời theo bản di chúc năm 1895 của Alfred Nobel (từ trần năm 1896) và được trao để vinh danh những đóng góp tiêu biểu trong các lĩnh vực hóa học, vật lý, văn học, hòa bình, và sinh lý học hoặc y học.[4]

Thông tin chung

Lễ trao giải Nobel Hòa bình diễn ra tại Oslo với sự hiện diện của Quốc vương Na Uy vào ngày 10 tháng 12 hằng năm, nhân tưởng niệm ngày mất của Nobel; đây là giải Nobel duy nhất không được trao tại Stockholm.[5] Khác với các giải thưởng còn lại, giải Nobel Hòa bình thỉnh thoảng được trao cho tổ chức (chẳng hạn như Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế với ba lần đoạt giải) thay vì cá nhân.

Giải Nobel Hòa bình được trao lần đầu tiên vào năm 1901 cho Frédéric PassyHenry Dunant; hai người cùng chia đều số tiền thưởng 150.782 krona (tương đương 8.763.633 krona theo thời giá cuối năm 2020). Giải thưởng được trao lần gần đây nhất cho Nihon Hidankyo vào năm 2024.

  • Linus Pauling, chủ nhân giải Nobel Hòa bình năm 1962, là người duy nhất được trao trọn vẹn hai giải Nobel (không nhận cùng với ai khác); ông đoạt giải Nobel Hóa học năm 1954.[6]
  • Ở tuổi 17, Malala Yousafzai, chủ nhân giải thưởng năm 2014, là người trẻ tuổi nhất được trao giải Nobel Hòa bình.[6]
  • Người phụ nữ đầu tiên được trao giải Nobel Hòa bình là Bertha von Suttner vào năm 1905. Tính đến năm 2023, trong số 111 cá nhân đoạt giải, có 19 người là nữ.[6]
  • Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế được trao giải Nobel Hòa bình nhiều lần nhất với ba lần dành cho các hoạt động nhân đạo.[6]
  • Có năm người đoạt giải Nobel Hòa bình khi đang chịu án tù hoặc bị giam giữ tại thời điểm trao giải là Carl von Ossietzky, Aung San Suu Kyi, Lưu Hiểu Ba, Ales BialiatskiNarges Mohammadi.[6]

Danh sách những người đoạt giải

Tính đến năm 2024, giải Nobel Hòa bình đã được trao cho 111 cá nhân và 28 tổ chức. Có 19 người phụ nữ đoạt giải Nobel Hòa bình, nhiều hơn bất kỳ giải Nobel nào khác.[7] Chỉ có hai tổ chức đoạt giải Nobel nhiều lần là Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ba lần vào các năm 1917, 1944 và 1963) và Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (hai lần vào năm 1954 và 1981).[6] Có 19 năm giải Nobel Hòa bình không được trao.

Thêm thông tin Năm, Người hoặc tổ chức đoạt giải (năm sinh/năm mất) ...
NămNgười hoặc tổ chức đoạt giải
(năm sinh/năm mất)
Quốc giaLý doChú thích
1901 Thumb Henry Dunant
(1828–1910)
Thụy Sĩ Nỗ lực nhân đạo để hỗ trợ thương binh và thiết lập thỏa thuận quốc tế [8][9]
Thumb Frédéric Passy
(1822–1912)
Pháp Đóng góp suốt đời cho các hội nghị hòa bình quốc tế, ngoại giao và phân xử
1902 Thumb Élie Ducommun
(1833–1906)
Thụy Sĩ Thư ký danh dự đầu tiên của Cơ quan thường trực hòa bình quốc tế [8][10]
Thumb Charles Albert Gobat
(1843–1914)
Thụy Sĩ Tổng thư ký đầu tiên của Liên minh Nghị viện Thế giới
1903 Thumb William Randal Cremer
(1828–1908)
Vương quốc Anh "Ông tổ" đầu tiên của Liên minh Nghị viện Thế giới [8][11]
1904 Thumb Viện Luật Quốc tế
(thành lập 1873)
Bỉ Với vai trò là cơ quan phi chính thức đề ra các nguyên lý chung của khoa học pháp lý quốc tế [8][12]
1905 Thumb Bertha von Suttner
(1843–1914)
Áo-Hung Là tác giả của Lay Down Your Arms và có đóng góp cho sự ra đời của giải thưởng [8][13]
1906 Thumb Theodore Roosevelt
(1858–1919)
Hoa Kỳ Hòa giải thành công, đóng vai trò trong việc chấm dứt chiến tranh Nga–Nhật; sự quan tâm đến quá trình phân xử với vụ án xét xử đầu tiên tại Tòa án Trọng tài ở Hague [8][14]
1907 Thumb Ernesto Teodoro Moneta
(1833–1918)
Ý Là lãnh đạo chủ chốt của phong trào hòa bình ở Ý [8][15]
Thumb Louis Renault
(1843–1918)
Pháp Là luật gia quốc tế hàng đầu của Pháp và là thành viên của Tòa án Trọng tài thường trực tại The Hague
1908 Thumb Klas Pontus Arnoldson
(1844–1916)
Thụy Điển Là người sáng lập Hiệp hội hòa bình và phán xử Thụy Điển [8][16]
Thumb Fredrik Bajer
(1837–1922)
Đan Mạch Là người ủng hộ hòa bình trên hết tại Scandinavia, kết hợp hoạt động tại Liên minh Nghị viện Thế giới cùng vị trí chủ tịch đầu tiên của Cơ quan thường trực hòa bình quốc tế
1909 Thumb Auguste Beernaert
(1829–1912)
Bỉ Đại diện tại hai hội nghị ở Hague, và là lãnh đạo chủ chốt trong Liên minh Nghị viện Thế giới [8][17]
Thumb Paul Henri d'Estournelles de Constant
(1852–1924)
Pháp Sáng lập và chủ tịch nhóm nghị sĩ Pháp tham gia phán xử quốc tế; hoạt động ngoại giao cho thỏa thuận Pháp–Đức và Pháp–Anh
1910 Thumb Cơ quan thường trực hòa bình quốc tế
(thành lập 1891)
Thụy Sĩ Là cầu nối giữa những xã hội hòa bình của các quốc gia khác nhau [18][19]
1911 Thumb Tobias Asser
(1838–1913)
Hà Lan Là thành viên Tòa án Trọng tài thường trực và sáng lập Hội nghị Quốc tế về Luật cá nhânDen Haag [8][20]
Thumb Alfred Fried
(1864–1921)
Áo-Hung Người sáng lập Hiệp hội Hòa bình Đức
1912 Thumb Elihu Root[A]
(1845–1937)
Hoa Kỳ Khởi xướng nhiều thỏa ước hòa giải quốc tế; có kế hoạch thiết lập tòa án thế giới [8][21]
1913 Thumb Henri La Fontaine
(1854–1943)
Bỉ Chủ tịch Cơ quan thường trực hòa bình quốc tế [8][22]
1914 Không trao giải do Chiến tranh thế giới thứ nhất
1915
1916
1917 Thumb Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế
(thành lập 1863)
Thụy Sĩ Nỗ lực chăm lo cho thương binh, tù nhân chiến tranh và thân nhân của họ [8][23]
1918 Không trao giải do Chiến tranh thế giới thứ nhất
1919 Thumb Woodrow Wilson[A]
(1856–1924)
Hoa Kỳ Một trong những người thúc đẩy sự ra đời của Hội Quốc Liên [8][24]
1920 Thumb Léon Bourgeois
(1851–1925)
Pháp Tham gia hai hội nghị Hague năm 1899 và 1907; có đóng góp to lớn và được xem là "cha đẻ linh hồn" của Hội Quốc Liên sau này [8][25]
1921 Thumb Hjalmar Branting
(1860–1925)
Thụy Điển Thủ tướng Thụy Điển, đại diện Thụy Điển tại Hội Quốc Liên [8][26]
Thumb Christian Lous Lange
(1869–1938)
Na Uy Thư ký đầu tiên của Ủy ban Nobel Na Uy; tổng thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới
1922 Thumb Fridtjof Nansen
(1861–1930)
Na Uy Cha đẻ của Hộ chiếu Nansen; hỗ trợ hàng triệu người Nga vượt qua nạn đói năm 1921 và người tị nạn ở Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ [27][28]
1923 Không trao giải
1924
1925 Thumb Sir Austen Chamberlain[A]
(1863–1937)
Vương quốc Anh Tham gia Thỏa ước Locarno [8][29]
Thumb Charles Gates Dawes[A]
(1865–1951)
Hoa Kỳ Cha đẻ của Kế hoạch Dawes cho khoản bồi thường chiến tranh của Đức, nền tảng kinh tế của thỏa ước Locarno năm 1925
1926 Thumb Aristide Briand
(1862–1932)
Pháp Tham gia Thỏa ước Locarno [8][30]
Thumb Gustav Stresemann
(1878–1929)
Đức
1927 Thumb Ferdinand Buisson
(1841–1932)
Pháp Đóng góp cho công cuộc bình thường hóa quan hệ của nhân dân hai nước Pháp–Đức [8][31]
Thumb Ludwig Quidde
(1858–1941)
Đức
1928 Không trao giải
1929 Thumb Frank Billings Kellogg[A]
(1856–1937)
Hoa Kỳ Sáng lập Công ước Kellogg–Briand, tại đây các nước ký tên đồng ý giải quyết mọi xung đột bằng biện pháp hòa bình và phản đối chiến tranh như một công cụ của chính sách quốc gia [8][32]
1930 Thumb Nathan Söderblom
(1866–1931)
Thụy Điển Lãnh đạo và vận động các giáo hội hoạt động vì thống nhất đại kết và hòa bình thế giới [8][33]
1931 Thumb Jane Addams
(1860–1935)
Hoa Kỳ Hoạt động cải cách xã hội; lãnh đạo Liên đoàn Phụ nữ Quốc tế vì Hòa bình và Tự do [8][34]
Thumb Nicholas Murray Butler
(1862–1947)
Hoa Kỳ Tham gia thúc đẩy Công ước Kellogg–Briand; lãnh đạo mảng tổ chức của phong trào hòa bình tại Hoa Kỳ
1932 Không trao giải
1933 Thumb Sir Norman Angell[A]
(1872–1967)
Vương quốc Anh Thành viên Ủy ban điều hành Hội Quốc Liên; là tác giả của The Great Illusion và là một nhà báo có tầm ảnh hưởng, một nhà sư phạm vì hòa bình nói chung [35]
1934 Thumb Arthur Henderson
(1863–1935)
Vương quốc Anh Chủ tịch hội nghị giải trừ quân bị của Hội Quốc Liên [8][36][37]
1935 Thumb Carl von Ossietzky[A][B]
(1889–1938)
Đức Nhà báo đấu tranh chống lại công cuộc tái trang bị vũ khí của Đức [8][38]
1936 Thumb Carlos Saavedra Lamas
(1878–1959)
Argentina Hòa giải kết thúc chiến tranh Chaco giữa Paraguay và Bolivia [8][39]
1937 Thumb Robert Cecil
(1864–1958)
Vương quốc Anh Hoạt động tại Hội Quốc Liên; sáng lập và chủ tịch Cuộc vận động hòa bình quốc tế [8][40]
1938 Thumb Phòng quốc tế Nansen cho các người tị nạn
(1930–1939)
Hội Quốc Liên Công cuộc hỗ trợ người tị nạn [41]
1939 Không trao giải do Chiến tranh thế giới thứ hai
1940
1941
1942
1943
1944 Thumb Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế[A]
(thành lập 1863)
Thụy Sĩ Các hoạt động to lớn trong cuộc chiến vì lợi ích con người [42][43]
1945 Thumb Cordell Hull
(1871–1955)
Hoa Kỳ Đấu tranh chống lại chủ nghĩa biệt lập tại gia, nỗ lực thành lập khối hòa bình chung của các nước tại lục địa châu Mỹ, và là một trong những người khởi xướng thành lập Liên Hợp Quốc [44][45]
1946 Thumb Emily Greene Balch
(1867–1961)
Hoa Kỳ Việc làm tại Liên đoàn Phụ nữ Quốc tế vì Hòa bình và Tự do [46]
Thumb John Raleigh Mott
(1865–1955)
Hoa Kỳ Thành lập và củng cố các tổ chức học sinh Thiên Chúa Kháng Cách quốc tế thúc đẩy hòa bình
1947 Thumb Phái Giáo hữu, đại diện bởi Hội đồng hỗ trợ bè bạnỦy ban hỗ trợ bè bạn Hoa Kỳ
(bắt đầu từ giữa những năm 1600)
Hoa Kỳ & Vương quốc Anh Công cuộc hỗ trợ và giải cứu các nạn nhân của chủ nghĩa phát xít [47][48]
1948 Không trao giải do "không có ứng viên còn sống nào phù hợp". (Tưởng niệm Mahatma Gandhi, người bị ám sát ở Ấn Độ.)[49]
1949 Thumb Lord Boyd Orr
(1880–1971)
Vương quốc Anh Các nghiên cứu khoa học về dinh dưỡng và việc làm dưới chức Tổng giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc [50]
1950 Thumb Ralph Bunche
(1904–1971)
Hoa Kỳ Trung gian hòa bình, giải quyết xung đột giữa Ả Rập Xê Út và Israel tại Palestine [51]
1951 Thumb Léon Jouhaux
(1879–1954)
Pháp Việc làm về bình đẳng xã hội và bình thường hóa quan hệ Pháp–Đức [52]
1952 Thumb Albert Schweitzer[A]
(1875–1965)
Pháp Thành lập Bệnh viên LambareneGabon; truyền bá lòng quý trọng cuộc sống, nền tảng chính của một nền hòa bình lâu dài giữa các cá nhân, quốc gia và chủng tộc [53]
1953 Thumb George Catlett Marshall Jr.
(1880–1959)
Hoa Kỳ Công tác cho sự hồi phục của châu Âu sau chiến tranh [54]
1954 Thumb Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn[A]
(thành lập 1950)
Liên Hợp Quốc Bảo vệ người tị nạn, các cộng đồng bị cưỡng chế và những người mất tư cách công dân; hỗ trợ tình nguyện hồi hương, hội nhập địa phương hoặc tái định cư tại một nước thứ ba [55]
1955 Không trao giải
1956
1957 Lester B. Pearson
(1897–1972)
Canada Tham gia hỗ trợ chấm dứt cuộc khủng hoảng kênh đào Suez và nỗ lực giải quyết vấn đề Trung Đông thông qua Liên Hợp Quốc [56]
1958 Thumb Dominique Pire
(1910–1969)
Bỉ Nỗ lực giúp đỡ người tị nạn tại châu Âu hậu Chiến tranh thế giới thứ hai [8][57]
1959 Thumb Philip Noel-Baker
(1889–1982)
Vương quốc Anh Nỗ lực suốt đời vì hòa bình và hợp tác quốc tế [58]
1960 Thumb Albert John Lutuli[A]
(1898–1967)
Nam Phi Vai trò trong cuộc đấu tranh bất bạo động chống chủ nghĩa Apartheid tại Nam Phi [8][59]
1961 Thumb Dag Hammarskjöld[C]
(1905–1961)
Thụy Điển Việc làm nhằm củng cố những nền tảng của Liên Hợp Quốc [8][60]
1962 Thumb Linus Pauling[A]
(1901–1994)
Hoa Kỳ Nhà khoa học vận động cấm thử vũ khí hạt nhân [61]
1963 Thumb Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế
(thành lập 1863)
Thụy Sĩ Việc làm nhằm bảo vệ nhân quyền trong 100 năm tồn tại của ICRC [62]
Thumb Liên hiệp các Hội Chữ thập đỏ quốc tế
(thành lập 1919)
1964 Thumb Martin Luther King, Jr.
(1929–1968)
Hoa Kỳ Nhà vận động đấu tranh bất bạo động để chống lại bất bình đẳng sắc tộc [63]
1965 Thumb Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF)
(thành lập 1946)
Liên Hợp Quốc Nỗ lực nhằm cung cấp viện trợ nhân đạo và phát triển cho trẻ em trên thế giới [64]
1966 Không trao giải
1967
1968 Thumb René Cassin
(1887–1976)
Pháp Việc làm tại Tòa án nhân quyền châu Âu; biên soạn bản dự thảo đầy đủ đầu tiên của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền [65]
1969 Thumb Tổ chức Lao động Quốc tế
(thành lập 1919)
Liên Hợp Quốc Cải thiện tình anh em và hòa bình giữa các quốc gia, theo đuổi việc làm bền vững và công lý cho người lao động; cung cấp hỗ trợ chuyên môn cho các quốc gia đang phát triển khác [66]
1970 Thumb Norman Borlaug
(1914–2009)
Hoa Kỳ Đóng góp cho cuộc "cách mạng xanh" với những tác động đến sản xuất thực phẩm, đặc biệt tại châu Á và châu Mỹ Latinh [8][67]
1971 Thumb Willy Brandt
(1913–1992)
Đức Nỗ lực đẩy mạnh hợp tác tại Tây Âu thông qua Cộng đồng Kinh tế châu Âu; bình thường hóa quan hệ với Đông Đức và các quốc gia khác tại Đông Âu [68]
1972 Không trao giải
1973 Thumb Henry Kissinger
(1923–2023)
Hoa Kỳ Đồng tác giả Hiệp định Paris 1973, dẫn đến lệnh ngừng bắn trong chiến tranh Việt Nam và lực lượng Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam [8][69]
Thumb Lê Đức Thọ[D]
(1911–1990)
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
1974 Thumb Seán MacBride
(1904–1988)
Cộng hòa Ireland Quan tâm mạnh mẽ về quyền con người khi dẫn Công ước châu Âu về Nhân quyền thông qua Ủy hội châu Âu; hỗ trợ sáng lập và là lãnh đạo của Tổ chức Ân xá quốc tế; là Tổng thư ký của Ủy ban Luật gia Quốc tế [8][70]
Thumb Satō Eisaku
(1901–1975)
Nhật Bản Nỗ lực nhằm từ bỏ vũ khí hạt nhân tại Nhật Bản và bình thường hóa quan hệ khu vực
1975 Thumb Andrei Dmitrievich Sakharov[E]
(1921–1989)
Liên Xô Nhà khoa học đấu tranh vì nhân quyền, giải trừ quân bị và hợp tác giữa tất cả các quốc gia [71]
1976 Thumb Betty Williams
(1943–2020)
Vương quốc Anh Đồng sáng lập Phong trào hòa bình Bắc Ireland, một tổ chức cổ vũ giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột vũ trang tại Bắc Ireland [72]
Thumb Mairead Corrigan
(sinh 1944)
Vương quốc Anh
1977 Tổ chức Ân xá quốc tế
(thành lập 1961)
Vương quốc Anh Bảo vệ quyền con người của các tù nhân lương tâm [8][73]
1978 Thumb Anwar Al-Sadad
(1918–1981)
Ai Cập Dành cho hiệp ước Trại David, mang lại hòa bình qua đàm phán giữa Ai Cập và Israel [74]
Thumb Menachem Begin
(1913–1992)
Israel
1979 Thumb Mẹ Teresa
(1910–1997)
Ấn Độ Vận động đấu tranh vượt qua đói nghèo và túng quẫn, thứ cấu thành nên một mối nguy hại đối với hòa bình [75]
1980 Thumb Adolfo Pérez Esquivel
(sinh 1931)
Argentina Nỗ lực bảo vệ quyền con người và phản đối nền độc tài quân sựdân sự cuối cùng của Argentina [8][76]
1981 Thumb Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn
(thành lập 1950)
Liên Hợp Quốc Các hoạt động, việc làm hữu hiệu và không ngừng đối với người tị nạn [77]
1982 Thumb Alva Myrdal
(1902–1986)
Thụy Điển Những việc làm cao quý trong các cuộc đàm phán giải trừ quân bị của Liên Hợp Quốc; đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán và được quốc tế công nhận [78][79]
Thumb Alfonso García Robles
(1911–1991)
México
1983 Thumb Lech Wałęsa
(sinh 1943)
Ba Lan Đóng góp và hy sinh cá nhân đáng kể để đảm bảo quyền của người lao động được thành lập các tổ chức của riêng mình [80]
1984 Thumb Desmond Tutu
(sinh 1931)
Nam Phi Là nhà lãnh đạo thống nhất trong chiến dịch giải quyết vấn đề Apartheid tại Nam Phi [81]
1985 Hiệp hội Y sĩ Quốc tế Phòng ngừa Chiến tranh hạt nhân
(thành lập 1980)
Hoa Kỳ Dành cho những thông tin có căn cứ chính xác của Hiệp hội; tạo ra ý thức về những hậu quả thảm khốc của chiến tranh hạt nhân [82]
1986 Thumb Elie Wiesel
(1928–2016)
Hoa Kỳ Nỗ lực không ngừng nghỉ và có tiếng nói chống lại bạo lực, đàn áp và phân biệt chủng tộc [83]
1987 Thumb Óscar Arias
(sinh 1940)
Costa Rica Đề xướng thỏa thuận hòa bình tại Trung Mỹ, nỗ lực dẫn đến thỏa thuận được ký kết tại Guatemala vào ngày 7 tháng 8 năm đó [84]
1988 Thumb Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc
(thành lập 1945)
Liên Hợp Quốc Những nỗ lực vốn đã mang lại đóng góp quan trọng đối với việc hiện thực hóa một trong những nguyên lý cơ bản nhất của Liên Hợp Quốc [85][86]
1989 Thumb Đăng-châu Gia-mục-thố
(sinh 1935)
Ấn Độ
(sinh ở Tây Tạng)[87]
Đấu tranh bất bạo động vì tự do của Tây Tạng và ủng hộ các giải pháp hòa bình dựa trên lòng khoan dung và sự tôn trọng lẫn nhau để giữ gìn những di sản về lịch sử và văn hóa của con người [88][89]
1990 Thumb Mikhail Sergeyevich Gorbachyov
(1931–2022)
Liên Xô Góp phần chấm dứt Chiến tranh Lạnh và bình thường hoá quan hệ giữa Liên Xô và phương Tây. Đóng vai trò then chốt trong tiến trình hòa bình mà đến nay đã giúp định rõ được những phần quan trọng của cộng đồng quốc tế [90]
1991 Thumb Aung San Suu Kyi[F]
(sinh 1945)
Myanmar Đấu tranh bất bạo động vì dân chủ và quyền con người [91]
1992 Thumb Rigoberta Menchú
(sinh 1959)
Guatemala Hoạt động vì bình đẳng xã hội và hòa giải văn hóa dân tộc dựa trên sự tôn trọng các quyền của người bản địa [92]
1993 Thumb Nelson Mandela
(1918–2013)
Nam Phi Chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid trong hòa bình và thành lập nền móng cho một nền cộng hòa dân chủ ở Nam Phi [93]
Thumb Frederik Willem de Klerk
(1936–2021)
Nam Phi
1994 Thumb Yasser Arafat
(1929–2004)
Palestine Vinh danh một hành động chính trị kêu gọi sự can đảm tuyệt vời của cả hai bên, giúp mở ra cơ hội cho công cuộc phát triển mới theo hướng tình hữu nghị tại Trung Đông [94]
Thumb Yitzhak Rabin
(1922–1995)
Israel
Thumb Shimon Peres
(1923–2016)
Israel
1995 Thumb Joseph Rotblat
(1908–2005)
Ba Lan Nỗ lực giảm bớt vai trò của vũ khí hạt nhân trong chính trị quốc tế, và loại bỏ hoàn toàn loại vũ khí này về lâu dài [95]
Hội nghị Pugwash về Khoa học và các Vấn đề của Thế giới Canada
1996 Thumb Carlos Filipe Ximenes Belo
(sinh 1948)
Đông Timor Hoạt động hướng đến một giải pháp công bằng và hòa bình cho cuộc xung đột ở Đông Timor [96]
Thumb José Ramos-Horta
(sinh 1949)
Đông Timor
1997 Thumb Tổ chức Quốc tế cấm mìn
(thành lập 1992)
Thụy Sĩ Những nỗ lực vận động cấm và quét sạch mìn sát thương [97]
Thumb Jody Williams
(sinh 1950)
Hoa Kỳ
1998 Thumb John Hume
(1937–2020)
Cộng hòa Ireland Nỗ lực tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột ở Bắc Ireland [98]
Thumb David Trimble
(1944–2022)
Vương quốc Anh
1999 Thumb Tổ chức Bác sĩ không biên giới Thụy Sĩ Vinh danh các hoạt động nhân đạo tiên phong trên các châu lục [99]
2000 Thumb Kim Dae-jung
(1924–2009)
Hàn Quốc Hoạt động vì dân chủ và nhân quyền tại Hàn Quốc và khu vực Đông Á nói chung; hòa bình và hòa giải với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên nói riêng [100]
2001 Thumb Liên Hợp Quốc Liên Hợp Quốc Việc làm vì một thế giới trật tự và hòa bình hơn [101]
Thumb Kofi Annan
(1938–2018)
Ghana
2002 Thumb Jimmy Carter
(sinh 1924)
Hoa Kỳ Nỗ lực không mệt mỏi trong nhiều thập kỷ để tìm giải pháp hòa bình cho các cuộc xung đột quốc tế, để thúc đẩy dân chủ, nhân quyền và sự phát triển kinh tế–xã hội [102]
2003 Thumb Shirin Ebadi
(sinh 1947)
Iran Nỗ lực vì dân chủ và nhân quyền, tập trung đặc biệt vào cuộc đấu tranh cho quyền phụ nữquyền trẻ em [103]
2004 Thumb Wangari Muta Maathai
(1940–2011)
Kenya Đóng góp cho sự phát triển bền vững, dân chủ và hòa bình [104]
2005 Thumb Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế
(thành lập 1957)
Liên Hợp Quốc Nỗ lực ngăn chặn năng lượng hạt nhân sử dụng cho mục đích quân sự; đảm bảo rằng năng lượng hạt nhân cho mục đích hòa bình được sử dụng theo cách an toàn nhất có thể [105]
Thumb Mohamed ElBaradei
(sinh 1942)
Ai Cập
2006 Thumb Muhammad Yunus
(sinh 1940)
Bangladesh Thúc đẩy cơ hội phát triển kinh tế và xã hội cho người nghèo, đặc biệt là phụ nữ, thông qua hoạt động tín dụng vi mô tiên phong [106]
Ngân hàng Grameen
(thành lập 1983)
Bangladesh
2007 Thumb Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu
(thành lập 1988)
Liên Hợp Quốc Nỗ lực xây dựng và phổ biến kiến thức về biến đổi khí hậu do con người gây ra, và đặt nền tảng cho các biện pháp cần thiết để chống lại sự thay đổi như vậy [107]
Thumb Al Gore
(sinh 1948)
Hoa Kỳ
2008 Thumb Martti Ahtisaari
(1937–2023)
Phần Lan Những nỗ lực đặc biệt tại nhiều châu lục trong hơn ba thập kỷ để giải quyết các xung đột quốc tế [108]
2009 Thumb Barack Obama
(sinh 1961)
Hoa Kỳ Nỗ lực phi thường để tăng cường đối ngoại quốc tế và hợp tác giữa các dân tộc [109]
2010 Lưu Hiểu Ba[G]
(1955–2017)
Trung Quốc Vì cuộc đấu tranh trường kỳ và bất bạo động nhằm đòi nhân quyền cơ bản ở Trung Quốc [110]
2011 Thumb Ellen Johnson Sirleaf
(sinh 1938)
Liberia Cho cuộc đấu tranh bất bạo động vì sự an toàn của phụ nữ và quyền phụ nữ trong việc tham gia xây dựng hòa bình [111]
Thumb Leymah Gbowee
(sinh 1972)
Liberia
Thumb Tawakkul Karman
(sinh 1979)
Yemen
2012 Thumb Liên minh châu Âu
(thành lập 1958)
Liên minh châu Âu Những đóng góp hơn 60 năm vào việc thúc đẩy hòa bình và hòa giải, dân chủ và nhân quyền tại châu Âu [112]
2013 Thumb Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học
(thành lập 1997)
Hà Lan[113] Những nỗ lực sâu rộng để loại bỏ vũ khí hóa học [114]
2014 Thumb Kailash Satyarthi
(sinh 1954)
Ấn Độ Cho cuộc đấu tranh chống lại sự đàn áp trẻ em và thanh thiếu niên, và quyền được học hành của tất cả trẻ em [115]
Thumb Malala Yousafzai
(sinh 1997)
Pakistan
2015 Thumb Bộ tứ Đối thoại Quốc gia Tunisia
(2013–2014)
Tunisia Những đóng góp lớn cho việc xây dựng và duy trì nền dân chủ ở Tunisia sau cuộc cách mạng hoa nhài năm 2011 [116]
2016 Thumb Juan Manuel Santos
(sinh 1951)
Colombia Những nỗ lực tiên quyết đem cuộc nội chiến kéo dài hơn 50 năm tại Colombia đến kết cuộc, một cuộc chiến đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 220.000 người Colombia và làm gần sáu triệu người mất nhà cửa [117]
2017 Thumb Chiến dịch quốc tế nhằm loại bỏ vũ khí hạt nhân
(thành lập 2007)
Thụy Sĩ Công tác thu hút sự quan tâm đến hậu quả thảm khốc của bất kỳ việc sử dụng vũ khí hạt nhân nào, và những nỗ lực đột phá để đạt được một lệnh cấm sử dụng các vũ khí tương tự trên cơ sở thỏa thuận [118]
2018 Thumb Denis Mukwege
(sinh 1955)
Cộng hòa Dân chủ Congo Nỗ lực nhằm chấm dứt việc sử dụng bạo lực tình dục làm công cụ của chiến tranh và xung đột vũ trang [119]
Thumb Nadia Murad
(sinh 1993)
Iraq
2019 Thumb Abiy Ahmed
(sinh 1976)
Ethiopia Những nỗ lực để giành được hòa bình và hợp tác quốc tế, đặc biệt là sáng kiến kiên định nhằm giải quyết cuộc xung đột biên giới với nước láng giềng Eritrea [120]
2020 Thumb Chương trình Lương thực Thế giới
(thành lập 1961)
Liên Hợp Quốc Những nỗ lực chống lại nạn đói; những cống hiến cho hòa bình ở các khu vực tranh chấp và hành động ngăn chặn việc sử dụng nạn đói làm vũ khí của chiến tranh và xung đột [121]
2021 Thumb Maria Ressa
(sinh 1963)
Philippines Những nỗ lực để bảo vệ quyền tự do ngôn luận, một điều kiện tiên quyết cho dân chủ và hòa bình lâu dài [122]
Thumb Dmitry Muratov
(sinh 1961)
Nga
2022 Thumb Ales Bialiatski[H]
(sinh 1962)
Belarus Cho việc thúc đẩy quyền phản biện quyền lực và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân, cùng với nỗ lực đáng chú ý trong việc ghi nhận hành vi tội ác chiến tranh, lạm dụng nhân quyền và quyền lực [123]
Memorial
(thành lập 1989)
Nga
Thumb Trung tâm Tự do Dân sự
(thành lập 2007)
Ukraina
2023 Thumb Narges Mohammadi
(sinh 1972)
Iran Nỗ lực đấu tranh chống áp bức phụ nữ tại Iran, thúc đẩy nhân quyền và tự do cho tất cả mọi người [124]
2024 Thumb Nihon Hidankyo
(thành lập 1956)
Nhật Bản Vì những nỗ lực hướng tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân và vì đã chứng minh thông qua lời khai nhân chứng rằng vũ khí hạt nhân không nên được sử dụng lần nữa [125]
Đóng

Xem thêm

Ghi chú

A Những người (hoặc tổ chức) sau đây được trao giải muộn hơn một năm do Ủy ban kết luận không có ứng cử viên nào trong năm đoạt giải trước đó thỏa mãn tiêu chuẩn trong di chúc của Nobel; theo quy định, Ủy ban sẽ hoãn việc trao giải sang năm tiếp theo, dù họ được tính là đã nhận giải từ năm trước:
Elihu Root (1912),[21] Woodrow Wilson (1919),[24] Austen Chamberlain (1925), Charles G. Dawes (1925),[29] Frank B. Kellogg (1929),[32] Norman Angell (1933),[35] Carl von Ossietzky (1935),[38] Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (1944),[43] Albert Schweitzer (1952),[53] Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (1954),[55] Albert Lutuli (1960),[59] và Linus Pauling (1962).[61]
B Giải Nobel Hòa bình của Carl von Ossietzky được trao vắng mặt do ông bị phạt tù và bị chính phủ Đức từ chối hộ chiếu.[126]
C Giải Nobel Hòa bình của Dag Hammarskjöld được trao sau khi ông qua đời.[6]
D Lê Đức Thọ từ chối giải thưởng do thời điểm trao giải, vẫn chưa có hòa bình thực sự tại Việt Nam.[6][127]
E Giải Nobel Hòa bình của Andrei Sakharov được trao vắng mặt do ông bị chính phủ Liên Xô từ chối hộ chiếu.[128]
F Giải Nobel Hòa bình của Aung San Suu Kyi được trao vắng mặt do bà đang là tù nhân bị giam giữ bởi chính quyền Myanmar.[129] Sau khi hết hạn quản thúc tại gia và được bầu vào Hạ viện Myanmar, Suu Kyi nhận giải trực tiếp vào ngày 16 tháng 6 năm 2012.[130]
G Giải Nobel Hòa bình của Lưu Hiểu Ba được trao vắng mặt do ông đang chịu án tù tại Trung Quốc.[131]
H Giải Nobel Hòa bình của Ales Bialiatski được trao vắng mặt do ông đang chịu án tù tại Belarus.[132]

Tham khảo

Liên kết ngoài

Wikiwand in your browser!

Seamless Wikipedia browsing. On steroids.

Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.

Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.