Là Anh hùng dân tộc, nhà quân sự nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Danh tướng chống quân Kim thời Nam Tống From Wikipedia, the free encyclopedia
Nhạc Phi (24 tháng 3 năm 1103 – 28 tháng 1 năm 1142)[1] là nhà quân sự nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, danh tướng chống quân Kim thời Nam Tống. Trước sau tổng cộng quân của ông đã có 2 lần bắc phạt nước Liêu trong năm 1122, 6 lần bắc phạt nước Đại Tề (quốc gia vùng đệm giữa Tống và Kim do Kim hậu thuẫn) và nước Kim vào các năm 1134, 1135, 1136, 1137, 1140 - 1141, 1141. Tổng cộng 126 trận chiến mà ông đã đánh với quân Liêu, Đại Tề, Kim và toàn thắng. Ông là một trong những vị tướng nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc, chức tước của ông trước khi bị sát hại là Đại nguyên soái.
Nhạc Phi | |
---|---|
Tượng Nhạc Phi ở Chu Tiên trấn. Bên dưới có hàng chữ đọc từ phải qua trái là "Hoàn ngã hà sơn" (nghĩa là "Trả lại sông núi của ta") | |
Tên bản ngữ | 岳飛 |
Sinh | Thang Âm, An Dương, Hà Nam, Nam Tống | 24 tháng 3, 1103
Mất | 28 tháng 1, 1142 tuổi) Hàng Châu, Chiết Giang, Nam Tống | (38
Nơi chôn cất | |
Quốc tịch | Nhà Tống Trung Quốc |
Thuộc | Nhà Tống |
Năm tại ngũ | 1122–1142 |
Cấp bậc | Nguyên soái |
Tham chiến | Chiến tranh Kim–Tống |
Phối ngẫu |
|
Người thân |
|
Nhạc Phi | |||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tên gọi "Nhạc Phi" viết bằng chữ Hán phồn thể (trên) và giản thể (dưới) | |||||||||||||||||||||||||||||||||||
Phồn thể | 岳飛 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Giản thể | 岳飞 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Người Trung Hoa đời sau luôn lấy Nhạc Phi làm tấm gương, xem ông là vị anh hùng dân tộc vĩ đại, một bậc sĩ phu dũng liệt trung thần. Cùng với Triệu Đỉnh, Lý Cương, Hàn Thế Trung, Văn Thiên Tường, ông là 1 trong 5 vị quan trong thời Nam Tống được thờ tại Đế vương miếu (历代帝王庙) được nhà Minh, nhà Thanh xây dựng, trong đó thờ những vị quan văn, võ tướng được đánh giá là tài năng và tận trung nhất qua các triều đại.
Tuy nhiên sự thật lịch sử về Nhạc Phi được biết đến như ngày nay liệu đã đầy đủ? Bởi vì sự thật lịch sử về Nhạc Phi được biết đến như ngày nay đều do con trai Nhạc Lâm và cháu nội Nhạc Kha của Nhạc Phi đã tìm lại được sự thật lịch sử của Nhạc Phi (thông qua những hậu duệ của các thuộc tướng của Nhạc Phi và thông qua những hậu duệ của các viên tướng nước Kim từng bị Nhạc Phi đánh bại ngày xưa kể lại) và biên soạn lại, trình vua Tống Ninh Tông vào năm 1203 (nguyên do Tần Cối ngày trước đó đã cướp lấy, đã xóa bỏ mọi chiến công của Nhạc Phi, thiêu hủy mọi tài liệu về Nhạc Phi).
Nhạc Phi, tên lúc nhỏ là Nhạc Ngũ Lang, tự Bằng Cử (tiếng Trung: 鹏举; bính âm: Péngjǔ; Wade–Giles: P'eng Chü; Yale Quảng Đông: Paang4 Geui2), thuỵ hiệu Vũ Mục (tiếng Trung: 武穆; bính âm: Wǔmù; Wade–Giles: Wumu; Yale Quảng Đông: Mou5 Muk6), Trung Vũ (tiếng Trung: 忠武; bính âm: Zhōngwǔ; Wade–Giles: Jungwu; Yale Quảng Đông: Jung1 Mou5); sinh ngày 15 tháng 2 năm Qúy Mùi, tức 24 tháng 3 năm 1103 thời Tống Huy Tông, bị hại ngày 25 tháng 12 năm Nhâm Tuất tức 27 tháng 1 năm 1142 thời Tống Cao Tông, hưởng dương 39 tuổi.
Tổ tiên họ Nhạc làm nghề nông ở Sơn Đông. Tuy nhiên tổ tiên thế hệ thứ tư của ông là Nhạc Hoán (岳渙) đã từng phục vụ cho triều đình Trung Quốc như một lệnh sứ (令使) (về cơ bản là một chức quan cấp thấp)[2]. Đến đời ông kỵ của Nhạc Phi thì di dời từ Sơn Đông sang Thang Âm, Tương Châu (nay thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc). Cha của Nhạc Phi là Nhạc Hòa (岳和) tính tình đôn hậu, sống tằn tiện, làm nghề nông để hay giúp đỡ người nghèo khó. Mẹ ông là Diêu thị, nổi tiếng với điển tích "Tận Trung Báo Quốc". Nhạc Phi sinh ra ở huyện Thang Âm, Tương Châu, nay là huyện Thang Âm tỉnh Hà Nam vào ngày 15 tháng 2 năm Quý Mùi, tức 24 tháng 3 năm 1103 thời vua Tống Huy Tông. Theo Tống sử, ông được đặt tên là "Phi", nghĩa là bay, vì khi ông sinh ra có một con chim lớn như thiên nga đậu trên nóc nhà.[3] Sinh chưa đầy tháng thi gặp thuỷ tai, mẹ ông là phu nhân Diêu thị ẵm ông ngồi trong cái chum lớn, lướt trên sóng to, tấp vào bờ nên khỏi chết. Khi sinh Nhạc Phi, mẹ ông đã 36, 37 tuổi.
Nhạc Phi có mấy người anh em trai không may đều chết yểu. Đây chính là cú sốc rất lớn đối với cha mẹ ông. Sau Nhạc Phi mẹ ông may mắn lại sinh thêm được Nhạc Phiên (岳翻).
Cha của Nhạc Phi đã sử dụng mảnh đất của gia đình mình cho các nỗ lực nhân đạo, nhưng sau khi nó bị lũ lụt phá hủy, cậu bé Nhạc Phi buộc phải giúp cha mình làm việc trên cánh đồng để tồn tại. Nhạc Phi nhận phần lớn giáo dục từ cha mình.
Nhạc Phi lúc nhỏ chuộng điều khí tiết, thâm trầm, sống điềm đạm ít nói, siêng năng làm lụng, cố gắng học hành, hay giúp đỡ bà con trong vùng, yêu thích sách về thời Xuân Thu và binh pháp của Tôn Vũ và Ngô Khởi. Ông lại có sức khoẻ, có thể dương cung nặng 300 cân, nỏ nặng 8 thạch. Ông may mắn được học võ với thiện xạ Chu Đồng, tay thương cừ khôi Tần Quảng, trở thành người sử dụng được nhiều loại binh khí. Đặc biệt tài dùng thương thuật của ông được tiếng là "Vô địch toàn huyện". Chu Đồng mất, mỗi khi đến ngày rằm và mồng một, ông đến tế mộ thầy. Nhưng cha ông lại khuyên bảo ông rằng:
Với bản tính chăm chỉ, thông minh, ông đã sáng tạo ra một bộ quyền pháp nổi tiếng mà dân gia gọi là "Nhạc gia quyền".
Cuối thời Bắc Tống, nước Liêu (đời vua Liêu Thiên Tộ Đế) hủ bại, tộc Nữ Chân do Hoàn Nhan A Cốt Đả lãnh đạo nổi dậy chống lại nước Liêu từ năm 1114[4]. Năm 1115, Hoàn Nhan A Cốt Đả lập ra nước Kim, tức là đất nước "vàng"[5], liên tục đánh bại quân đội nước Liêu.
Thấy Đả Thảo Cốc kỵ binh của nước Liêu vẫn hay cướp bóc Quan Nam của nhà Tống, vua Tống Huy Tông (Triệu Cát) muốn lợi dụng dịp nước Kim đang liên tục đánh phá nước Liêu, nghe Đồng Quán xúi giục, ký hết Hải thượng chi minh (liên minh trên biển) với nước Kim vào năm 1118[6], cùng Kim đánh Liêu để trả thù mối nhục Tống - Liêu[6].
Từ nhỏ Nhạc Phi đã có lòng yêu nước thương dân, căm thù quân Liêu, luôn nghĩ đến việc báo quốc nên lập chí tòng quân. Cùng năm 1118 (đời vua Tống Huy Tông), Nhạc Phi lúc đó 15 tuổi thì cưới vợ họ Lưu (còn gọi là Lưu thị)[7]. Sang năm sau 1119, Lưu thị sinh cho Nhạc Phi đứa con trai đầu lòng, được Nhạc Phi đặt tên là Nhạc Vân[7].
Sang năm 1120, Hải thượng chi minh (liên minh trên biển) giữa nhà Tống (đời vua Tống Huy Tông) và nước Kim (đời vua Kim Thái Tổ) mới có đầy đủ những nội dung như sau:
Không lâu sau, Nhạc Phi giao phó việc nhà cho Lưu thị rồi tòng quân đi bắc phạt nước Liêu.
Năm 1122 (đời vua Tống Huy Tông), Nhạc Phi lúc đó 19 tuổi xin đầu quân cho Trần thủ Tuyên Định là Lưu Cáp. Nhờ giỏi bắn cung tên nên ông được bổ nhiệm làm Thừa Tiết Lang,
Đông Kinh, Thượng Kinh, Trung Kinh của nước Liêu đều đã bị quân Kim đánh hạ[9], tháng 3 năm 1122, vua Liêu Thiên Tộ Đế bị quân Kim đánh đuổi đến Giáp Sơn. Quân Kim sau đó đánh hạ luôn Tây Kinh của nước Liêu. Gia Luật Đại Thạch lập Gia Luật Thuần lên ngôi vua ở Nam Kinh (Yên Kinh), tức là vua Liêu Tuyên Tông, lập ra nước Bắc Liêu.
Tháng 5 năm 1122, Nhạc Phi tham gia vào liên quân nhà Tống (đời vua Tống Huy Tông) và nước Kim (đời vua Kim Thái Tổ Hoàn Nhan A Cốt Đả) diệt Liêu (đời vua Liêu Thiên Tộ Đế), tham gia chiến dịch Nam Kinh, hay còn gọi là Yên Kinh (Bắc Kinh ngày nay). Khi đó đồng hương của Nhạc Phi là Vương Quý và Từ Khánh cũng theo Nhạc Phi bắc phạt nước Liêu. Lưu Cáp và Nhạc Phi, Vương Quý, Từ Khánh sau đó hợp quân với Đồng Quán (khi đó Đồng Quán cùng Hàn Thế Trung, Lưu Quang Thế vừa đánh dẹp xong khởi nghĩa của Phương Lạp ở Giang Nam vào năm 1121[10][11][12]) đi đánh Liêu. Trong quá trình đó, quân Tống viễn chinh đã phá bỏ cánh rừng phòng thủ dọc biên giới Tống – Liêu.
Vì bất tài, quân đội Hà Bắc lại quen cảnh "võ bị giai phế", nên chỉ vài ngàn quân Liêu mà quân Tống của Đồng Quán vẫn không chiếm nổi Nam Kinh nước Liêu hay còn gọi là Yên Kinh (nay là Bắc Kinh), bị quân Liêu đánh bại[13]. Chủ tướng của Nhạc Phi là Lưu Cáp cùng Nhạc Phi phải đi cầu cứu quân Kim. U Châu mấy chốc lại tràn đầy chiến sự giữa quân Tống và tàn quân Liêu. Sau đó Đồng Quán phải rút quân Tống (trong đó có quân đội của Vương Quý và Từ Khánh) về Biện Kinh.
Khi Lưu Cáp và Nhạc Phi tới doanh trại quân Kim, Niêm Hãn không tiếc lời sỉ nhục người Tống. Người Nữ Chân trong doanh trại ai ai khinh thường nhà Tống có mười vạn quân hơn mà không đánh nổi quân Liêu, chê cười nhà Tống yếu ớt. Lưu Cáp và Nhạc Phi thấy khó chịu nên phải quay về Biện Kinh tay không.
Tháng 6 năm 1122 vua Liêu Tuyên Tông qua đời ở Nam Kinh (Yên Kinh, Hoàng hậu là Tiêu Phổ Hiền Nữ lên làm nhiếp chính. Mùa thu năm 1122 Đồng Quán tiếp tục dẫn quân Tống (trong đó có quân đội của Lưu Cáp, Nhạc Phi, Vương Quý và Từ Khánh) từ Biện Kinh đi đánh Nam Kinh (Yên Kinh). Nhưng Đồng Quán lại bị quân Liêu của Tiêu Phổ Hiền Nữ đánh bại.[13] Đồng Quán lại lui quân Tống (trong đó có quân đội của Lưu Cáp, Nhạc Phi, Vương Quý và Từ Khánh) về Biện Kinh[14].
Không bao lâu, cuối năm 1122, do phải chịu tang cha là Nhạc Hòa, Nhạc Phi thoái ngũ về quê Thang Âm (nay là huyện Thang Âm tỉnh Hà Nam) để giữ đạo hiếu.[15] Ở Trung Quốc thời phong kiến, luật pháp yêu cầu một người phải tạm thời nghỉ việc khi cha mẹ họ qua đời để họ có thể theo dõi thời gian để tang theo phong tục.[16] Nhạc Phi sẽ phải để tang cái chết của cha mình trong ba năm (36 tháng). Trong thời gian này, ông sẽ mặc áo tang thô, đội mũ lưỡi trai và đi dép lê, đồng thời kiêng mặc quần áo bằng lụa.[17]
Vua Tống Huy Tông cuối cùng phải thỉnh quân Kim đánh hạ Nam Kinh (Yên Kinh) của Liêu. Tháng 2 năm 1123 quân Kim do vua Kim Thái Tổ chỉ huy đánh chiếm Nam Kinh (Yên Kinh) nước Liêu. Tiêu Phổ Hiền Nữ cùng Gia Luật Đại Thạch chạy đến nơi của vua Liêu Thiên Tộ Đế. Tiêu Phổ Hiền Nữ bị vua Liêu Thiên Tộ Đế giết nhưng Gia Luật Đại Thạch thì được tha.
Quân Tống đánh Liêu thường thất bại, quân Kim thì thuận lợi đã hạ được cả Đông Kinh, Thượng Kinh, Trung Kinh, Tây Kinh và Nam Kinh (Yên Kinh) của nước Liêu. Phía nước Kim sau đó chỉ trích phía nhà Tống không thực hiện lời hứa "đánh lấy Tây Kinh và Nam Kinh (Yên Kinh) của Liêu", nên nước Kim cự tuyệt trả lại 16 châu Yên, Vân. Trải qua thương lượng, Đồng Quán chấp nhận bỏ ra 20 vạn lạng bạc, 30 vạn xúc lụa, còn nạp 100 vạn quan thay cho tiền tô của Nam Kinh (Yên Kinh), nước Kim mới giao trả 6 châu (Cảnh, Đàn, Dịch, Trác, Kế, Thuận) cùng Nam Kinh (Yên Kinh) cho nhà Tống.[18] Quân Kim lấy hết tài vật và nhân khẩu đi khỏi Nam Kinh (Yên Kinh), để lại 1 tòa thành rỗng[19][18]. Sự sụp đổ chóng vánh của nước Liêu dẫn đến nhiều hơn các cuộc đàm phán giữa hai phe Tống và Kim. Thành công về mặt quân sự và quyền kiểm soát Yên Vân thập lục châu mang lại cho người Kim lợi thế trên bàn đàm phán.[18] Vua Kim Thái Tổ ngày càng thất vọng khi nhận ra rằng nhà Tống vẫn có ý định chiếm hầu hết các châu quận, mặc cho những thất bại quân sự của họ.[20]
Mùa xuân năm 1123, hai bên Tống - Kim cuối cùng đã cùng nhau thiết lập các điều khoản trong bản hiệp ước Tống – Kim đầu tiên.[21] Chỉ có bảy châu (bao gồm cả Nam Kinh, hay còn gọi là Yên Kinh) được trả lại cho nhà Tống, và nhà Tống sẽ phải cống nạp hàng năm 30 vạn tấm lụa và 20 vạn lượng bạc cho nhà Kim, cũng như phải chịu khoản thanh toán một lần 100 vạn quan tiền đồng để bồi thường cho người Kim doanh thu thuế mà họ đáng lẽ sẽ kiếm được nếu không trả lại các châu.[22]
Tháng 5 năm 1123 Đồng Quán, Thái Du dẫn quân Tống. Tuy nhiên lúc đó thì người Kim đã cướp bóc sạch sành sanh Nam Kinh (Yên Kinh) và đã bắt hết dân chúng Nam Kinh (Yên Kinh) về phương bắc, nên Nam Kinh (Yên Kinh) và 6 châu trong số 16 Yên Vân trở nên hoang tàn.[18] Đồng Quán và Thái Du dẫn quân Tống, bao gồm quân đội của Lưu Cáp, Nhạc Phi, Vương Quý và Từ Khánh quay về Biện Kinh, nói dối rằng nhân dân Nam Kinh (Yên Kinh) từ già đến trẻ ra phủ phục hai bên đường đốt hương lạy mừng. Vua Tống Huy Tông mừng lắm, phong Đồng Quán làm Từ Dự quốc công, Thái Du làm Thiếu sư, tuyên bố đổi Nam Kinh (Yên Kinh) làm Yên Sơn phủ. Cùng tháng 5 năm 1123 Gia Luật Nhã Ý tự lập làm hoàng đế Bắc Liêu, tức là vua Liêu Thần Tông.
Khoảng thời gian này, vua Tống Huy Tông cũng ngầm kêu gọi người Khiết Đan phản nước Kim hàng nhà Tống. Tướng Trương Giác người Khiết Đan ở Bình Châu từng theo nước Kim nay phản nước Kim hàng nhà Tống, quy phục cả một khu vực lớn phía bắc Yên Vân cho nhà Tống.[23]
Tháng 9 năm 1123 vua Kim Thái Tổ qua đời sau khi bị chiến tranh liên miên vắt kiệt sức lực, em trai là Hoàn Nhan Thịnh kế vị, tức là vua Kim Thái Tông. Tháng 10 năm 1123 vua Liêu Thần Tông bị quân Kim giết. Gia Luật Truật Liệt lại tự lập làm hoàng đế Bắc Liêu, tức là vua Liêu Anh Tông. Tháng 11 năm 1123 vua Liêu Anh Tông bị quân Kim giết chết. Bắc Liêu bị diệt vong.
Vua Kim Hi Tông lo xong Bắc Liêu thì phái quân tấn công Trương Giác - người Khiết Đan đã dâng khu vực lớn phía bắc Yên Vân cho nhà Tống, nhưng Trương Giác có kỵ binh Khiết Đan và viện quân Tống nên đánh bại quân Kim. Quân Kim dồn quân đánh nốt, khiến cho nhà Tống khuynh đảo. Rốt cuộc để yên bề biên cương, cuối năm 1123, vua Tống Huy Tông trảm Trương Giác rồi cầu an với quân Kim. Tống - Kim từ đó đã không còn quan hệ tốt đẹp,[24] bản thân vua Kim Thái Tông thấy nhà Tống đã suy yếu, cũng đã muốn xâm lược đến nơi.
Năm 1124, các quan chức nhà Tống càng khiến nước Kim tức giận khi yêu cầu nhượng lại 9 châu biên giới.[24] Vua Kim Thái Tông tỏ ra do dự, nhưng Niêm Hãn và Hoàn Nhan Tông Vọng đã kịch liệt phản đối, quyết không giao thêm lãnh thổ. Dù vua Kim Thái Tông quyết định trả lại hai châu, nhưng các nhà lãnh đạo nước Kim cũng đã sẵn sàng tấn công nhà Tống - nước láng giềng phía nam của họ.[25] Trước khi tiến hành xâm lược nhà Tống, nước Kim kí kết một thỏa thuận hòa bình với nước láng giềng phía tây là Tây Hạ (đời vua Tây Hạ Sùng Tông) cùng năm 1124. Do không thuyết phục được vua Liêu Thiên Tộ Đế, trong năm 1124 Gia Luật Đại Thạch dẫn quân Khiết Đan của mình đến Khả Đôn (Kedun) lập ra nước Tây Liêu.
Cuối mùa xuân năm 1125, sau 27 tháng chịu tang cha tại quê nhà, Nhạc Phi 22 tuổi quay lại tòng quân trong quân đội của Lưu Cáp để tiếp tục phụng sự đất nước. Vương Quý và Từ Khánh vẫn chung một đội với ông.
Quân Kim do Hoàn Nhan Tông Vọng và Ngột Truật chỉ huy sau đó đánh bại vua Liêu Thiên Tộ Đế (Gia Luật Diên Hi), tràn vào quan ải, bắt vua Liêu Thiên Tộ Đế ở Ứng Châu, gần vùng sa mạc Ordos, và giải vua Liêu Thiên Tộ Đế sang nước Kim vào tháng 3 năm 1125[26]. Triều Liêu diệt vong (nhưng vẫn còn nước Tây Liêu do vua Liêu Đức Tông Gia Luật Đại Thạch lập ra để duy trì hương hỏa cho nước Đại Liêu).
Quân Tống không thể giữ Yên Sơn phủ (Yên Kinh), để cho người Nữ Chân nước Kim chiếm đoạt, lại bị khinh thường. Tuy có 6 châu huyện của Yên Vân đã được Kim chuyển giao cho nhà Tống, nhưng sau khi diệt xong nước Liêu, vua Kim Thái Tông lại suy nghĩ tới việc Nam chinh Đại Tống. Bắc Tống lúc bấy giờ đứng trước cục diện nguy khốn, người Kim mới nổi lên song còn tỏ ra hung ác hơn cả người Liêu, sẵn sàng xâm lược nhà Tống.[27] Trong triều đình Bắc Tống bấy giờ có 6 tên gian thần lộng quyền (hậu thế gọi là Lục tặc Bắc Tống) gồm Thái Kinh, Đồng Quán, Vương Phủ, Lương Sư Thành, Lý Ngạn và Chu Miễn.
Thừa thế diệt Liêu, cộng thêm sự biến Bình Châu của Trương Giác vào năm 1123[24] khiến các hàng tướng của nước Liêu đều hàng nước Kim, tháng 11 năm 1125 vua Kim Thái Tông phái quân do Tà Dã, Niêm Hãn, Hoàn Nhan Tông Vọng và Ngột Truật chỉ huy rầm rộ xâm lăng nhà Tống.[26] Không phải đối mặt với cánh rừng phòng thủ biên giới Tống - Liêu (đã bị quân Tống phá bỏ vào năm 1122), quân Kim hành quân nhanh chóng qua đồng bằng Hoa Bắc nhà Tống. Quân Kim học hỏi cả Liêu và Tống rất nhanh nên xâm chiếm Trung Nguyên rất nhanh. Lãnh thổ phía bắc nhà Tống bị quân Kim chiếm lĩnh trong vòng chốc lát, chỉ còn hai thành Thái Nguyên và Đại Đồng là ngoan cường chống trả.[28]
Sau khi tái nhập ngũ, Nhạc Phi đã chiến đấu để trấn áp các cuộc nổi loạn của các lãnh chúa địa phương đang cướp bóc ở miền bắc nhà Tống. Các cuộc nổi dậy địa phương đã chuyển các nguồn lực cần thiết ra khỏi cuộc chiến của nhà Tống chống lại nước Kim.[29]
Lưu Cáp cùng Nhạc Phi, Vương Quý, Từ Khánh dẫn quân Tống từ Tuyên Định ra nghênh chiến với một cánh quân Kim đang muốn vượt sông Hoàng Hà áp sát Biện Kinh.[28] Cánh quân Kim này bị đánh bại nên rút lui. Lưu Cáp chia quân cho Nhạc Phi, Vương Quý và Từ Khánh đến chi viện cho kinh đô Biện Kinh, còn bản thân Lưu Cáp dẫn toán quân Tống còn lại đi truy kích cánh quân Kim đã bị đánh lui kia. Không may Lưu Cáp bị trúng mai phục của quân Kim và bị đánh bại. Sau đó không rõ tung tích của Lưu Cáp. Khi đó Nhạc Phi, Vương Quý và Từ Khánh đã dẫn toán quân Tống vào trong thành Biện Kinh.
Tháng 1 năm 1126 vua Tống Huy Tông (Triệu Cát) phải nhường ngôi cho Triệu Hoàn lên làm vua nhà Tống, tức là vua Tống Khâm Tông[30][31], rồi Thượng hoàng Tống Huy Tông nhanh chân chạy về Nam[32][26]. Gian thần Đồng Quán chống lệnh vua Tống Khâm Tông, không ở lại giữ Biện Kinh mà chạy theo Thượng hoàng Tống Huy Tông, còn dùng cung nỏ bắt chết tướng sĩ ngăn cản Thượng hoàng Tống Huy Tông về nam[33]. Vua Tống Khâm Tông giận giữ, sai người bắt giam Đồng Quán. Thượng hoàng Tống Huy Tông chạy đến Kiến Khang (nay là Nam Kinh).
Vua Tống Khâm Tông sau đó giết chết gian thần Lương Sư Thành khi ông này chuẩn bị đi sứ nước Kim[32]. Khi đó Hà Bắc cùng Hà Nam nhà Tống đang bị quân Kim tàn phá nặng nề. Sức ép của quân Kim ngày càng lớn. Vua Tống Khâm Tông buộc phải trọng dụng viên tướng phe chủ chiến là Lý Cương để ngăn địch. Lúc đó nhiều người dâng sớ xin trị tội các gian thần Vương Phủ, cha con của Thái Kinh, Thái Tiêu, Thái Du, Đồng Quán, Lý Ngạn, Chu Miễn hại nước hại dân. Vua Tống Khâm Tông bèn hạ lệnh bắt giết thêm hai gian Lý Ngạn, Chu Miễn[32], và lưu đày các gian thần Vương Phủ, Đồng Quán, các con của Thái Kinh và Thái Kinh. Lý Cương sai người giết gian thần Vương Phủ ở nơi lưu đày là Vĩnh Châu (nay là Linh Lăng, Hồ Nam). Các đại thần nhà Tống tiếp tục tố cáo và đòi vua Tống Khâm Tông giết bọn Thái Kinh và Đồng Quán. Vua Tống Khâm Tông bèn hạ lệnh cho người đuổi theo giết gian thần Đồng Quán giữa đường đi đày Anh Châu[33] và giết hai con của Thái Kinh là Thái Tiêu, Thái Du. Riêng gian thần Thái Kinh được ban đặc ân, chỉ bị biếm đi đày ở Lĩnh Nam. Bên cạnh Thái Kinh khi đó còn 3 sủng cơ rất đẹp là Mộ Dung thị, Vũ thị và Hình thị.
Quân Kim vượt sông Hoàng Hà, áp sát kinh đô Biện Kinh nhà Tống,[34] đòi nhà Tống chịu nhận làm chư hầu của nước Kim, thần phục nhà Kim; giao nộp Tể tướng phế truất và một hoàng thân nhà Tống làm tù binh; nhượng hết các châu quận Hà Gian, Thái Nguyên, Trung Sơn; và bồi thường 50 triệu lượng bạc, 5 triệu lượng vàng, 1 triệu tấm lụa, 1 triệu tấm sa tanh, 10.000 ngựa, 10.000 gia súc, 1.000 lạc đà cho nước Kim.[35] Khoản phí kể trên có giá trị bằng khoảng 180 năm nhà Tống cống nạp cho nước Kim từ năm 1123.[36]
Khi triển vọng về một lực lượng viện binh cứu trợ đã cạn kiệt, đấu đá nội bộ bắt đầu nổ ra trong triều đình nhà Tống giữa phe chủ chiến và phe chủ hòa.[31] Những người thuộc phe chủ chiến như Lý Cương tập trung vào ý tưởng bám trụ tại các vị trí phòng thủ cho tới khi quân tiếp viện đến và nguồn cung của người Kim dần cạn kiệt. Tuy nhiên quân Tống do Diêu Bình Trọng chỉ huy sau đó bại trận khi tập kích doanh trại quân Kim.[37] Đợt tấn công thất bại buộc vua Tống Khâm Tông phải đáp ứng các yêu cầu của quân Kim, giới quan lại trong triều cũng thuyết phục vua Tống Khâm Tông tiến hành thỏa thuận với người Kim.[38] Khi đó Tần Cối thuộc phe chủ chiến, đề xuất bốn điều với vua Tống Khâm Tông, đại ý nói rằng không nên nhân nhượng với người Kim. Triều đình nhà Tống không trả lời Tần Cối, rồi lệnh Tần Cối cùng Trương Bang Xương thi hành việc cắt đất 3 châu quận Hà Gian, Thái Nguyên, Trung Sơn.[39] Tần Cối cho rằng việc đó mâu thuẫn với kiến nghị ban đầu của mình, nên không muốn làm. Rồi vua Tống Khâm Tông cử Trương Bang Xương cùng Khang vương Triệu Cấu sang doanh trại quân Kim làm con tin[32]. Nhạc Phi đi theo làm hộ vệ cho Khang vương Triệu Cấu.
Người Kim cho rằng Khang vương Triệu Cấu không phải là hoàng thân nhà Tống vì Khang vương tư chất thông minh, giỏi võ nghệ. Khang vương Triệu Cấu và Trương Bang Xương, Nhạc Phi sau đó được người Kim cho về. Vua Tống Khâm Tông phái Tần Cối cùng Túc vương Triệu Xu sang doanh trại Kim làm con tin. Quân Kim sau đó còn đòi nhà Tống nộp 3 mỹ nhân của Thái Kinh thì mới chịu rút quân.
Vua Tống Khâm Tông bèn phái người đi bắt 3 mỹ nhân Mộ Dung thị, Vũ thị và Hình thị giao cho quân Kim khiến Thái Kinh rất nuối tiếc[40] và qua đời ở Đàm Châu (giữa đường đi lưu đày Lĩnh Nam) không lâu sau đó[41]. Lục tặc nhà Bắc Tống cuối cùng cũng diệt xong. Hòa đàm thành công, người Kim dẫn Túc vương Triệu Xu của nhà Tống về phương bắc và giải vây Biện Kinh vào tháng 3 năm 1126[34], cho Tần Cối về Biện Kinh.
Tháng 4 năm 1126, Thượng hoàng Tống Huy Tông nghe tin chiến sự đã yên thì từ Kiến Khang quay về Biện Kinh. Vua Kim Thái Tông lúc này yêu cầu nhà Tống cắt đất Thái Nguyên và gửi con tin qua Thượng Kinh (nay thuộc Cáp Nhĩ Tân, Hắc Long Giang), cộng thêm khoản chiến phí và tiền cống nộp. Vua Tống Khâm Tông bất chấp lời can gián, vẫn đáp ứng người Kim, cử Khang vương Triệu Cấu đi sứ nước Kim, còn có Nhạc Phi đi theo làm hộ vệ.
Ngột Truật thấy Triệu Cấu thì kính nể, nhưng vua Kim Thái Tông thì lo sợ, bởi Triệu Cấu hùng tâm tráng chí, khẩu khí hơn người, vua Kim Thái Tông lo sợ sau này sẽ thành đại hoạ, do đó mà có ý định giết đi. Chuyện vỡ lở, Triệu Cấu cùng Nhạc Phi và tuỳ tùng chạy về biên giới đất Tống.
Gần như ngay sau đó, vua Tống Khâm Tông bội ước và điều động hai đội quân Tống đẩy lùi người Kim đang tấn công Thái Nguyên, đồng thời củng cố phòng thủ ở Trung Sơn và Hà Gian. Một binh đoàn với 9 vạn binh sĩ Tống và một binh đoàn khác với 6 vạn binh sĩ Tống đều bị quân Kim đánh bại vào tháng 6 năm 1126[34]. Sau khi Tống Huy Tông lên làm Thượng hoàng, Cao Cầu bị thất sủng, đến tháng 5 âm lịch năm 1126 thì chết vì bệnh.
Lên án nhà Tống vi phạm hiệp định và nhận thấy sự yếu kém của nhà Tống, tháng 10 năm 1126, lấy cớ nhà Tống muốn khôi phục Khiết Đan, vua Kim Thái Tông lệnh do Niêm Hãn, Hoàn Nhan Tông Vọng và Ngột Truật chỉ huy quân Kim lại rầm rộ tiến đánh nhà Tống, tàn hại dân chúng nhà Tống khắp nơi.[42] Tháng 9 năm 1126 Thái Nguyên thất thủ trước quân Kim.[43] Khi triều đình nhà Tống nhận tin Thái Nguyên thất thủ, các quan chức phe chủ chiến lại không được tin tưởng mà bị thay thế bằng những quan lại phe chủ hòa.[44]
Vua Tống Khâm Tông kêu gọi các nơi ra sức kháng Kim. Khi đó Trương Thúc Dạ (tướng Tống từng chiêu hàng nghĩa quân Lương Sơn của Tống Giang vào năm 1121[45][46]) nhiệt liệt hưởng ứng lời kêu gọi của vua Tống Khâm Tông, dẫn quân đánh lui vài cánh quân Kim rồi tiến về chi viện cho Biện Kinh.
Tháng 10 âm lịch năm 1126 quân Kim chuẩn vượt sông Hoàng Hà đến đánh Biện Kinh. Vua Tống Khâm Tông kinh hãi, sai sứ đồng ý cắt thêm đất cho quân Kim. Hoàn Nhan Tông Vọng và Niêm Hãn đòi Khang vương Triệu Cấu sang làm con tin. Vua Tống Khâm Tông theo lời Vương Vân, cử Khang vương Triệu Cấu đi sứ đến trại quân Kim, hứa cắt đất, dâng tôn hiệu cho vua Kim có 18 chữ, gọi vua Kim là bác, vua Tống xưng cháu. Nhạc Phi tiếp tục đi theo hộ vệ cho Triệu Cấu. Đến Từ châu thì Triệu Cấu và Nhạc Phi gặp Tông Trạch. Tông Trạch khuyên Triệu Cấu hãy ở lại Từ châu vì Triệu Xu một đi không trở lại. Triệu Cấu nghe theo Tông Trạch. Sau đó Uông Bá Ngạn mời Khang vương Triệu Cấu đến Tương châu (nay thuộc Hà Nam, vùng quê của Nhạc Phi). Triệu Cấu nghe theo rồi cùng Nhạc Phi lưu lại ở đó. Khang vương Triệu Cấu xây dựng phủ đại nguyên soái ở Tương Châu và thành lập đội quân Cần vương chống Kim. Nhạc Phi cùng Vương Quý, Từ Khánh cũng tham gia vào đội quân Cần vương này của Khang vương Triệu Cấu.
Không lâu sau, Nhạc Phi xin về quê Thang Âm thuộc Tương châu để thăm mẹ già Diêu thị. Khang vương Triệu Cấu đồng ý.
Tháng 11 âm lịch năm 1126, triều đình nhà Tống triệu tập bách quan đến điện Diên Hòa nghị sự, Phạm Tông Doãn cùng 70 người liên danh đề nghị cắt ba trấn cho quân Kim để tránh cho chúng đánh vào Biện Kinh. Tần Cối khi đó vẫn là một người yêu nước thuộc phe chủ chiến, đã cùng 36 người phản đối việc cắt đất cho nước Kim. Nhưng quân Tống lúc này bị phân tán khắp cả nước,[34] còn quân Kim ở các nơi đều rất mạnh, nhanh chóng bao vây Biện Kinh nhà Tống lần 2 vào giữa tháng 12 năm 1126.[34] Tuy nhiên quân Tống của Trương Thúc Dạ vẫn cố gắng chống trả các đợt tấn công của quân Kim vào Biện Kinh.
Lúc này Nhạc Phi ở quê nhà tận mắt nhìn thấy nỗi thống khổ của người dân nhà Tống trước sự tàn bạo của quân Kim thì hết sức giận dữ. Tuy nhiên Nhạc Phi bị giằng xé giữa đi chiến đấu vì đất nước hay ở lại chăm sóc mẹ già Diêu thị. Diêu thị đã động viên ông hãy trân quý vinh dự được bảo vệ đất nước. Lúc này Lưu thị sinh cho ông đứa con trai thứ hai, được ông đặt tên là Nhạc Lôi[7].
Ngày lên đường đi tòng quân, người mẹ Diêu thị đã yêu cầu Nhạc Phi cởi áo và xăm lên lưng ông bốn chữ lớn Tận trung báo quốc ("尽忠報國", nghĩa là hết lòng trung để trả ơn quốc gia) để ông phụng sự đất nước với lòng trung thành hết mực. Đây là những điều ghi tâm khắc cốt, trọn đời phấn đấu của ông. Mùa đông năm Tĩnh Khang nguyên niên đời vua Tống Khâm Tông (năm 1126), Nhạc Phi lại ra tòng quân. Đồng hương của Nhạc Phi là Vương Quý và Từ Khánh cũng đi theo Nhạc Phi tòng quân lần nữa.
Tuy nhiên, không lâu sau, khi đơn vị của Nhạc Phi, Vương Quý, Từ Khánh còn chưa ra tới trận tuyến thì kinh đô Biện Kinh đã mất vào tay người Kim vào tháng 1 năm 1127[47][48]. Bắc Tống kể như diệt vong. Quân Kim tha hồ cướp bóc, hãm hiếp, thảm sát khắp thành Biện Kinh. Hai vua Tống Huy Tông và Tống Khâm Tông cùng hàng loạt hoàng tử, công chúa, hoàng hậu, thái hậu (trong đó có Vi Thái hậu - mẹ của Khang vương Triệu Cấu và Trịnh Thái hậu), vương phi, hoàng thân nhà Tống, quan lại nhà Tống (trong đó có vợ chồng Tần Cối - Vương thị, Trương Thúc Dạ) đều bị nước Kim bắt sang Yên Kinh nước Kim[36][48][49] (trong đó Trương Thúc Dạ chết ở dọc đường). Sự biến Tĩnh Khang là mối hận to lớn chưa từng thấy đối với triều đình và thần dân nhà Tống, và cũng là nỗi nhục hiếm thấy đối với 1 triều đại trong lịch sử Trung Quốc. Sự biến Tĩnh Khang năm 1127 đã trở thành một vết xước trong cuộc đời của Nhạc Phi, nung nấu tinh thần diệt Kim của ông.
Ngay sau khi không cứu kịp Biện Kinh, những anh hùng trẻ tuổi cùng làng của Nhạc Phi đều đề nghị ông và Vương Quý, Từ Khánh cùng toán quân của ông gia nhập bọn sơn tặc. Tuy nhiên, Nhạc Phi đã phản đối và yêu cầu một trong số toán quân của mình xăm 4 chữ "Tận trung báo quốc" lên trên lưng y như ông. Bất cứ khi nào có người nói muốn gia nhập bọn sơn tặc, ông sẽ cho họ xem hình xăm 4 chữ "Tận trung báo quốc" để họ thay đổi ý định.[50] Kết quả Nhạc Phi cùng Vương Quý, Từ Khánh dẫn toán quân của mình một lần nữa gia nhập quân Cần vương của Khang vương Triệu Cấu ở Tương Châu (nay thuộc Hà Nam).
Người Nữ Chân nước Kim dù đánh chiếm Biện Kinh của Bắc Tống trong sự kiện Tĩnh Khang, song họ không đủ nguồn lực để quản lý các lãnh thổ mới giành được. Thay vì trực tiếp sáp nhập,[36] họ thành lập nên Đại Sở làm quốc gia vùng đệm,[51] và lập cựu tể tướng Trương Bang Xương của Bắc Tống làm hoàng đế của Đại Sở[52][53] vào tháng 3 âm lịch cùng năm 1127[54] (tức tháng 4 năm 1127). Kiến Khang, tức Nam Kinh ngày nay, trở thành kinh đô của Đại Sở.[55] Sự ủng hộ của Nguyên Hựu thái hậu, hoàng hậu đầu tiên của vua Tống Triết Tông, được tranh thủ nhằm củng cố tính hợp pháp của chính quyền bù nhìn.[52] Chiến lược "dùng người Hán kiềm tỏa người Hán" đã được nước Kim thực hiện như thế.
Khang vương Triệu Cấu nhờ Lã Hảo Vấn giúp đỡ từ bên trong Đại Sở[56], chấm dứt chính quyền Đại Sở của Hoàng đế Trương Bang Xương (do người Kim lập)[52]. Trương Bang Xương quy phục Khang vương Triệu Cấu[57]. Khang vương Triệu Cấu lên ngôi vua ở Ứng Thiên phủ (nay là Thương Khâu) vào tháng 6 cùng năm 1127[52][58], tức là vua Tống Cao Tông. Trước đó vua Tống Cao Tông từng thể hiện bản lĩnh xuất chúng trước mặt người Kim nên việc vua Tống Cao Tông lên ngôi mở ra một hi vọng cho tướng sĩ và nhân dân nhà Tống ở khắp nơi.
Trương Tuấn (Trương Bá Anh) được vua Tống Cao Tông phong làm Ngự tiền doanh đô thống chế. Khi đó Nhạc Phi đứng dưới quyền quản lý của Tuấn. Dưới quyền Nhạc Phi khi đó có Vương Quý, Từ Khánh và Trương Hiến, dần dần hình thành nên Nhạc gia quân - quân đội riêng của Nhạc Phi.
Lúc này do gia cảnh của gia quyến Nhạc Phi nghèo khó, Nhạc Phi lại suốt ngày vắng nhà. Cuộc sống càng khó khăn cùng quẫn, vợ Nhạc Phi là Lưu thị không chịu được đã cải giá theo người khác[7]. Một lần Nhạc Phi ghé thăm nhà ở Thang Âm, Hà Nam thì mới phát hiện người vợ Lưu thị đã lấy chồng khác. Đường đường là một người anh hùng dũng mãnh xông pha ngoài chiến trường làm quân địch hồn bay phách lạc mà lại không bảo vệ nổi gia đình nhỏ bé của mình, đây chính là một nỗi bi thương trong cuộc đời Nhạc Phi[7]. Mẹ của Nhạc Phi phải chăm sóc hai đứa cháu nội Nhạc Vân và Nhạc Lôi cùng em Nhạc Phi là Nhạc Phiên để Nhạc Phi yên tâm chinh chiến bên ngoài.
Sau khi biết Niêm Hãn và Hoàn Nhan Tông Vọng dẫn quân Kim truy đuổi mình, vua Tống Cao Tông qua sông, tháo chạy về nam. Nhạc Phi yết kiến vua Tống Cao Tông ở Tương Châu, được vua Tống Cao Tông bổ nhiệm làm Thừa tín lang, rồi đổi làm Bỉnh nghĩa lang, thuộc quyền chỉ huy của Lưu thú Tông Trạch (lúc ấy Tông Trạch làm Lưu thú ở Biện Kinh). Tông Trạch rất lấy làm lạ về tài của ông, nói với Nhạc Phi rằng:
Nói rồi Tông Trạch bèn dạy ông về trận đồ. Nhạc Phi thưa:
Tông Trạch cho là phải.
Thấy vua Tống Cao Tông cứ chạy mãi về phương nam, Nhạc Phi là một quan cấp dưới với lòng ngay thẳng nghiêm túc, đã vượt cấp dâng sớ trách mắng chủ trương của phái chủ hoà do Hoàng Tiềm Thiện và Uông Bá Ngạn đứng đầu đang làm hại đất nước, kiến nghị vua Tống Cao Tông thừa lúc nước Kim chưa tạo được vị thế vững chắc ở miền bắc mà hãy thân chinh thống lĩnh sáu quân vượt lên phía Bắc, giành lại đất đai đã mất, khôi phục lại Trung Nguyên. Nhưng vua Tống Cao Tông bạc nhược lại không nghe những ý kiến này, mà ngược lại Nhạc Phi còn bị những quan lại của phái chủ hoà khép cho tội danh "quan nhỏ mà đã can dự vào việc quá quyền hạn" mà đòi bãi chức quan của Nhạc Phi. Nhạc Phi nhanh chóng bị vua Tống Cao Tông thu hồi chức quan, bị buộc phải rời khỏi quân đội của Tông Trạch.
Nhưng quyết tâm của Nhạc Phi chống Kim không bao giờ thay đổi, ông đầu quân vào Chiêu thảo sứ Hà Bắc là Trương Sở, làm Trung quân Thống chế. Trương Sở nói chuyện với ông, rất lấy làm bằng lòng, bổ nhiệm ông làm chức Vũ kinh lang. Nhạc Phi khi đó được Trương Sở đối đãi vào hàng quốc sĩ.
Sau đó Trương Sở lệnh cho Nhạc Phi theo Vương Ngạn vượt sông, tiến quân đến Thái Hàng sơn chiến đấu chống quân Kim do Ngột Truật chỉ huy. Quân Tống đến huyện Tân Hương (thuộc tỉnh Hà Nam hiện nay), thấy quân Kim đông đảo, Vương Ngạn không dám ra đánh, Nhạc Phi một mình dẫn bộ hạ huyết chiến cùng quân Kim, tự mình xông vào trận địa địch đoạt lấy đại kỳ chỉ huy của địch, bắt được tướng của quân Kim là Thát Bạt Ô Gia, đâm chết tướng giặc là Hắc Phong đại vương. Quân sĩ nhà Tống thấy thế hăng hái xông lên đánh tan quân Kim, thu phục lại Tân Hương. Ngày hôm sau lại đánh trận lớn, Nhạc Phi thân thể đầy thương tích, quân sĩ đều dồn hết sức mà đánh, quân Kim triệt thoái, tên tuổi Nhạc Phi lúc này vang danh khắp Hà Bắc.
Dưới sức ép của thành viên phái chủ chiến là Lý Cương[57], vua Tống Cao Tông ra lệnh ban chết cho Trương Bang Xương vào tháng 11 năm 1127[55][59]. Việc trừ khử Trương Bang Xương đã vi phạm hiệp nghị mà nước Kim và nhà Nam Tống đã dàn xếp. Nước Kim sau đó tái khởi chiến tranh với Tống, phái Ngột Truật và Lâu Thất chỉ huy đánh nhà Tống[57].
Vào lúc Trương Sở đang mời gọi hào kiệt kháng Kim, lấy Vương Ngạn làm Đô thống chế, Nhạc Phi làm Chuẩn bị tướng thì nghe tin tể tướng Lý Cương bị vua Tống Cao Tông bãi tướng. Triều đình nhà Tống lấy Vương Khuê thay thế Trương Sở, khiến Trương Sở từ chức, lui về làm Trực Long Đồ các, được an trí ở Lĩnh Nam (Trương Sở mất tại nơi lưu đày cuối năm 1127). Con trai Trương Sở là Trương Tông Bản được Nhạc Phi tâu vua Tống Cao Tông xin bổ dụng làm quan.
Nhạc Phi tự biết cùng với Vương Ngạn không hợp nên ông quay về với Tông Trạch, làm thống chế. Tướng Tống là Tông Trạch ở Biện Kinh xây dựng một hệ thống phòng ngự sâu rộng từ Biện Kinh đến nam Hoàng Hà. Tông Trạch trị quân nghiêm minh, thể tuất tướng sĩ, đối với các lộ quân Tống đều coi như nhau, tàn binh Tống tản mác khắp vùng Hà Sóc đều nhanh chóng tụ họp về dưới quyền Tông Trạch, trong đó có không ít tướng soái kiệt xuất. Nhạc Phi cũng là một trong số đó, tham gia vào quân đội của Tông Trạch để kháng Kim.
Đầu tháng 12 năm 1127, quân Kim do Ngột Truật chỉ huy chia 3 đường nam hạ, ý đồ trước hết đánh chiếm Biện Kinh, rồi nhân đó tiêu diệt vương triều Nam Tống. Tông Trạch điều binh khiển tướng, lệnh cho Lưu Diễn chi viện cho Hoạt Châu và Lưu Đạt đến Trịnh Châu nhằm chia bớt thế công của quân Kim nhắm vào Biện Kinh. Tông Trạch lại chọn thêm mấy nghìn tinh binh do Nhạc Phi, Vương Quý, Từ Khánh và Trương Hiến chỉ huy vòng ra phía sau quân Kim chặn đường lui của quân Kim[60] đại thắng quân Kim một trận lớn.
Tháng 1 năm 1128, Niêm Hãn soái đại đội nhân mã nước Kim từ Trịnh Châu tập kích Biện Kinh, tiến đến cầu gỗ cách thành 7 dặm, hoàn toàn rơi vào ổ mai phục của Tông Trạch và Nhạc Phi. Quân Tống của Tông Trạch và Nhạc Phi, Vương Quý, Từ Khánh và Trương Hiến xông ra, 4 mặt vây đánh, quân Kim tan rã, quân Tống thừa thắng thu phục Duyên Tân, Tạc Thành, Hà Âm,… đuổi đến Hoạt Châu, phá hủy doanh trại chứa đầy lương thảo, quân nhu của quân Kim cách thành Hoạt Châu 30 dặm về phía tây.
Tháng 2 năm 1128, Niêm Hãn dẫn quân Kim quay trở lại tấn công dữ dội vào phòng tuyến của Tông Trạch, đảo ngược tình thế và lại đánh chiếm Hoạt Châu của nhà Tống. Tông Trạch phái Vương Tuyên, Nhạc Phi, Vương Quý, Từ Khánh và Trương Hiến đem quân nghênh chiến với Niêm Hãn, đánh bại Niêm Hãn và đuổi quân Kim của Niêm Hãn ra khỏi Hoạt Châu. Tàn binh Kim của Niêm Hãn phải vượt Hoàng Hà bỏ trốn về bắc. Khi Tông Trạch còn sống, người Kim không dám phát động thêm một cuộc tấn công đại quy mô vào Biện Kinh một lần nào nữa, vương triều Nam Tống được an toàn.
Tông Trạch ra sức chiêu binh mãi mã, tích góp quân lương phòng bị, chuẩn bị vượt sông, được nhiều người Ti6ng1 ở Lưỡng Hà (Hoàng Hà và Hoài Hà) hưởng ứng; một mặt Tông Trạch mười mấy lần dâng biểu xin vua Tống Cao Tông trở về Biện Kinh[61]. Lúc này bọn Uông Bá Ngạn, Hoàng Tiềm Thiện nắm quyền trong triều đình nhà Tống oán ghét Tông Trạch nên họ tìm cách ngăn trở không cho vua Tống Cao Tông trở về miền bắc, còn răn đe Tông Trạch không được khinh suất tiến quân.
Tháng 7 năm 1128, Tông Trạch sau nhiều lần xin vua Tống Cao Tông bắc phạt không thành thì qua đời[62][63]. Trước khi qua đời Tông Trạch còn cố hô lớn:
Nhạc Phi và các tướng sĩ nghe lời Tông Trạch trăn trối đều xúc động rơi nước mắt. Quân dân Biện Kinh nghe tin Tông Trạch tạ thế thì thương khóc thảm thiết. Con trai Tông Trạch là Tông Dĩnh và ái tướng Nhạc Phi đưa linh cữu của Tông Trạch về hợp táng với phu nhân Trần thị ở núi Kinh Hiện, Trấn Giang. Phương pháp tổ chức binh dân hợp nhất và chí lớn bắc phạt của Tông Trạch được Nhạc Phi học tập và kế tục.
Đỗ Sung lên thay chức Lưu thú của Tông Trạch, trấn giữ Biện Kinh. Nhạc Phi, Vương Quý, Từ Khánh và Trương Hiến phải phụng sự dưới trướng của Đỗ Sung. Quân lính phần nhiều còn nhớ Tông Trạch, lại thấy Đỗ Sung tính tình hà khắc nên sinh ra oán ghét, tướng tá dần bỏ đi. Người Kim được tin bèn chuẩn bị kéo đến, đưa binh từ Thiểm Tây hợp với đại quân cùng đánh mạnh về phía nam. Nhạc Phi thường xuyên đánh nhau với quân Kim, thường thắng, dần dần được thăng đến chức Vũ đức đại phu, làm chế sứ ở Anh Chân.
Tháng 8 năm 1128, hai vua Tống Huy Tông và Tống Khâm Tông bị người Kim giải tới kinh đô nước Kim và bị ép mặc đồ vải thô đến lạy ở miếu vua Kim Thái Tổ (Hoàn Nhan A Cốt Đả) rồi lên điện Càn Nguyên yết kiến vua Kim Thái Tông. Vua Kim Thái Tông hạ chiếu, phế hai vua Tống làm thứ dân.
Ngột Truật biết Đỗ Sung bất tài nên lại dẫn 10 vạn quân "Thiết Phù Đồ" (铁浮屠) nước Kim (toàn quân bọc giáp, chiến mã cũng bọc giáp) nam hạ đánh Tống. Nhạc Phi xin Đỗ Sung cho xuất quân tiếp chiến quân Kim. Đỗ Sung không thích Nhạc Phi nhưng thấy Nhạc Phi rất hăng hái muốn chiến đấu nhưng vẫn cho Nhạc Phi xuất quân, nhưng chỉ cho Nhạc Phi dẫn 800 quân đi chống lại 10 vạn quân "Thiết Phù Đồ" nước Kim của Ngột Truật. Mặt khác Đỗ Sung cho quân chuẩn bị phá đê Hoàng Hà để nhấn chìm quân Kim và quân đội của Nhạc Phi.
Trận đánh giữa 800 quân Tống của Nhạc Phi và 10 vạn quân "Thiết Phù Đồ" nước Kim của Ngột Truật phía bắc sông Hoàng Hà diễn ra. Nhạc Phi cho quân đội chia nhau đánh tiêu hao sức lực của quân Kim. Vì toàn quân "Thiết Phù Đồ" nước Kim bọc giáp, chiến mã cũng bọc giáp nhưng không bọc giáp 4 chân của chiến mã, Nhạc Phi lệnh cho Nhạc gia quân của mình tiến hành chém vào chân của chiến mã nước Kim, khiến đại quân "Thiết Phù Đồ" nước Kim ai nấy đều bị ngã ngựa và bị quân của Nhạc Phi giết chết trong lúc hỗn loạn. Khi hai bên đang đánh nhau còn chưa phân thắng bại thì Đỗ Sung cho phá đê Hoàng Hà làm nước nhấn chìm quân đội Nhạc Phi và quân "Thiết Phù Đồ" của Ngột Truật. Nước cuốn trôi nhà cửa của rất nhiều dân chúng Tống - Kim hai bờ nam bắc Hoàng Hà. Ngột Truật thoát được về bắc với vài trăm tên lính Kim. Còn Nhạc Phi cùng vài thân tín phải trốn lên 1 ngọn núi, đợi đến khi nước sông rút bớt thì mới về nam hội với Đỗ Sung. Trận này được cũng coi là một trận đại thắng của Nhạc Phi khi lấy ít thắng nhiều.
Vua Tống Cao Tông phái Vũ Văn Hư Trung đi sứ sang nước Kim (mục đích thực sự là cài gián điệp vào nước Kim), và Vũ Văn Hư Trung bị nước Kim giam lỏng. Sau đó Vũ Văn Hư Trung được vua Kim Thái Tông cho làm quan ở nước Kim. Vũ Văn Hư Trung ở nước Kim luôn tìm cách để cứu hai vua Tống Huy Tông và Tống Khâm Tông về nam, luôn thông báo tình hình nước Kim cho nhà Tống biết.
Quân "Thiết Phù Đồ" nước Kim do Ngột Truật chỉ huy tiếp tục tấn công nhà Tống, tiêu diệt Tín vương Triệu Trăn (con trai thứ 18 của Thượng hoàng Tống Huy Tông) ở núi Ngũ Mã, chiếm được Tần châu, Đồng Quan, tiến xuống Hà Nam phá Từ châu rồi thẳng tới Hoài Hà, chuẩn bị đánh sang cả Dương châu. Hoàng Tiềm Thiện, Uông Bá Ngạn giấu bặt tin tức không báo lên, khiến vua Tống Cao Tông tưởng rằng quân Kim không tới nên không có phòng bị. Các châu quận lần lượt bị mất, gần như toàn bộ miền bắc nhà Tống đã nằm trong tay người Kim.
Đầu năm 1129 quân "Thiết Phù Đồ" nước Kim của Ngột Truật tiếp tục tiến về phía nam, đánh lấy Bành Thành, thẳng tới Tứ châu của nhà Tống. Khi đó vua Tống Cao Tông mới biết tin, bèn sai Lưu Quang Thế đem quân ra giữ Hoài Hà, nhưng quân Tống không chống cự được bao lâu thì bị quân "Thiết Phù Đồ" nước Kim đánh tan. Niêm Hãn dẫn quân "Thiết Phù Đồ" nước Kim vào Sở châu, rồi phá Thiên Trường Quân, khi đó chỉ còn cách Dương châu mười dặm.
Lúc này Nhạc Phi quay về quê Thang Âm, Hà Nam của ông để thăm gia đình. Sau đó Nhạc Phi lấy người vợ họ Lý hơn ông hai, ba tuổi (gọi là Lý thị). Đây chính là mẫu mẹ hiền vợ đảm điển hình. Lý thị rất hiếu thuận với mẹ chồng Diêu thị, yêu thương Nhạc Vân 10 tuổi, Nhạc Lôi 3 tuổi - con riêng của Nhạc Phi nhất mực. Lý thị đã trở thành hậu phương vững chắc, giúp Nhạc Phi giảm bớt lo âu và vững tâm nơi chiến trường.[7]
Tháng 2 âm lịch năm 1129 khi vua Tống Cao Tông đang vui đùa cùng lũ phi tần thì được tin quân Kim tới, vội mặc áo giáp, phóng lên ngựa bỏ chạy. Khi triều đình nhà Tống biết tin vua Tống Cao Tông đã rời đi thì vô cùng hoảng loạn, cung nhân tranh nhau bỏ trốn. Hai tướng Hoàng Tiềm Thiện, Uông Bá Ngạn nghe tin cũng vội chạy theo, các vệ sĩ cũng vội hộ tống Long Hựu thái hậu cùng các phi tần chạy riết. Cư dân trong thành cướp đường tranh nhau chạy trốn, giẫm lên nhau mà chết rất nhiều. Vua Tống Cao Tông chạy đến Qua châu rồi đến được Trấn Giang. Bốn ngày sau vua Tống Cao Tông chạy tới được Bình Giang. Hai hôm sau vua Tống Cao Tông tới Sùng Đức, rồi chạy tiếp đến Hàng Châu. Lúc này quân "Thiết Phù Đồ" nước Kim đã lấy trọn Dương châu, bắt được rất nhiều người dân vô tội. Vua Tống Cao Tông hạ chiếu tự kể tội mình và xá miễn từ tội chết trở xuống, các đại thần bị lưu đày được phục chức, trừ Lý Cương. Lúc đó có Trương Trừng hạch tội Hoàng Tiềm Thiện và Uông Bá Ngạn 20 tội lớn, vua Tống Cao Tông hạ lệnh bãi chức hai người này, lấy Chu Thắng Phi làm Tả bộc xạ (tể tướng), Vương Uyên trông coi Khu mật sứ. Cùng lúc quân Kim bị đánh bật khỏi Dương châu, vua Tống Cao Tông lại sai Lã Di Hạo về Dương châu phủ dụ sĩ dân.
Tháng 3 năm 1129 vua Tông Cao Tông ở Hàng Châu bị hai tướng Miêu Phó và Lưu Chính Ngạn làm binh biến ép phải thoái vị, nhường ngôi cho con của Tống Cao Tông là Triệu Phu 2 tuổi và để Long Hựu Thái hậu Mạnh thị (Hoàng hậu dưới thời Tống Triết Tông) làm nhiếp chính[64]. Vì vậy hoàng tử Triệu Phu được lập làm vua, Long Hựu Thái hậu nhiếp chính, tôn Tống Cao Tông là Duệ Thánh Hoàng đế, phong Miêu Phó là Vũ Đường quân Tiết độ sứ, Lưu Chính Ngạn là Vũ Thành quân Tiết độ sứ[64]. Tháng 4 năm 1129 các tướng cầm quân ở ngoài gồm Lã Di Hạo, Trương Tuấn (Trương Bá Anh), Hàn Thế Trung, Trương Tuấn (Trương Đức Viễn)... bất bình với việc làm của Miêu Phó và Lưu Chính Ngạn nên hợp binh tiến vào Hàng Châu. Miêu Phó thấy tình hình nguy cấp quá, lại nghe theo Chu Thắng Phi, quyết định nhận tội và lập lại vua Tống Cao Tông quay lại ngai vàng, phế hoàng đế Triệu Phu xuống làm Thái tử. Không lâu sau, Miêu Phó và Lưu Chính Ngạn đều bị tiêu diệt[65]. Cuộc chính biến này đã ảnh hưởng đến thái độ của vua Tống Cao Tông trong việc đối nội, khiến vua Tống Cao Tông không còn tin tưởng vào các tướng nữa, đặc biệt là ảnh hưởng rất lớn đến kết cục sau này của Nhạc Phi.
Tháng 5 năm 1129 vua Tống Cao Tông chạy đến Kiến Khang (nay là Nam Kinh) thì thái tử Triệu Phu bệnh chết. Vua Tống Cao Tông đau xót, truy phong Triệu Phu làm Nguyên Ý thái tử và cho đánh chết cung nhân hầu hạ Triệu Phu, bắt bảo mẫu và cung nữ hầu hạ Triệu Phu đều phải tuẫn táng theo Triệu Phu. Sau đó vua Tống Cao Tông đổi tên Hàng Châu thành Lâm An phủ.
Tháng 6 năm 1129 Lưu thú Đỗ Sung sắp dẫn quân Tống rời Biện Kinh về Kiến Khang để hội với vua Tống Cao Tông, Nhạc Phi đến nói với Đỗ Sung:
Đỗ Sung không nghe, vẫn cùng Vương Tiếp dẫn quân về nam. Một mình Nhạc Phi lãnh quân bản độ cùng các tướng dưới quyền là Vương Quý, Từ Khánh và Trương Hiến đi đóng ở vùng Quảng Đức. Gia quyến của Nhạc Phi gồm mẹ là Diêu thị, vợ là Lý thị, hai con trai là Nhạc Vân và Nhạc Lôi, em trai là Nhạc Phiên cũng phải di dời từ Thang Âm, Hà Nam xuống Quảng Đức. Việc Đỗ Sung bỏ Biện Kinh về nam khiến Kiến Khang phải đối mặt với nguy cơ bị quân Kim tấn công trực diện.
Mùa thu năm 1129 Ngột Truật dẫn quân "Thiết Phù Đồ" nước Kim đánh mạnh vào Sơn Đông nhà Tống, chuẩn bị vào vùng Giang, Chiết. Vua Tống Cao Tông thấy thế sợ hãi, lại từ Kiến Khang chạy về Lâm An vào tháng 9 năm 1129, để lại Kiến Khang (Kim Lăng, nay là Nam Kinh) cho Đỗ Sung và Vương Tiếp (làm phó tướng của Đỗ Sung) tiếp quản. Vua Tống Cao Tông còn lệnh cho Hàn Thế Trung giữ Trấn Giang, Lưu Quang Thế giữ Thái Bình và Trì châu.
Tháng 10 năm 1129, Ngột Truật dẫn quân Kim nam hạ đánh nhà Tống, đánh chiếm nhiều vùng phía bắc sông Hoài. Quân Kim cùng tên thảo khấu Lý Thành hợp binh đánh Ô Giang nhà Tống. Đỗ Sung ở Giang Hoài vẫn đóng cửa thành Kiến Khang không thèm đem quân đến cứu các quận, các tuyến phòng thủ của nhà Tống liên tục bị tan vỡ trức sức mạnh của người Kim. Nhạc Phi đến Kiến Khang khóc, khuyên Đỗ Sung nên coi việc quân. Đỗ Sung nhất định không nghe. Lúc này tại căn cứ Quảng Đức của Nhạc gia quân, người vợ Lý thị sinh cho Nhạc Phi một đứa con gái (dân gian gọi là Nhạc thị).
Tháng 12 năm 1129 Ngột Truật chia quân Kim làm hai đường tấn công, thái hậu nhà Tống suýt nữa là bị bắt. Người Kim lại đánh phá các vùng phía bắc sông Hoài. Đến đầu năm 1130 quân Kim đánh chiếm Biện Kinh của nhà Tống.
Mãi cho đến khi quân Kim của Ngột Truật vượt sông Trường Giang, tiến sát Kiến Khang thì Đỗ Sung mới nhận ra tình huống đã nguy cấp. Quân Kim từ bến đò Mã gia vượt qua sông. Đỗ Sung mới sai Nhạc Phi nghinh chiến quân Kim.
Nhạc Phi dưới quyền Đỗ Sung ra sức chiến đấu nhưng không thắng nổi. Các tướng Tống đều bỏ chạy, Đỗ Sung lại hàng quân Kim. Vương Tiếp dẫn tàn quân Tống không hàng Kim như Đỗ Sung nhưng lại đi cướp bóc của dân chúng. Các tướng Tống giữ thành Kiến Khang là bọn Trần Bang Quang và Lý Chuyết mở cửa thành cho quân Kim tiến vào. Quân Kim của Ngột Truật ùn ùn kéo vào Kiến Khang. Kiến Khang rơi vào tay người Kim trong tháng 1 năm 1130. Vua Tống Cao Tông phải bỏ Lâm An, lên thuyền chạy ra Minh Châu (nay là Ninh Ba). Các đại thần nhà Tống cũng được lệnh di tản đến các vùng ở Chiết Đông. Quân Kim nghe tin triều đình nhà Tống đã bỏ Lâm An thì lập tức lên thuyền đi từ Giang Âm đến khu vực Thượng Hải ngày nay.
Nhạc Phi cùng Nhạc gia quân khi đó vẫn ra sức chiến đấu với quân Kim. Cuối cùng căn cứ Quảng Đức của Nhạc gia quân cũng bị quân Kim đánh chiếm. Nhạc Phi phải cho rút quân về phía tây nam. Gia quyến của Nhạc Phi gồm mẹ là Diêu thị, vợ là Lý thị, hai con trai là Nhạc Vân, Nhạc Lôi và con gái Nhạc thị, em trai là Nhạc Phiên cũng phải di tản theo Nhạc gia quân.
Quân Kim của Ngột Truật đánh chiếm Lâm An vào cuối tháng 1 năm 1130. Lấy được Lâm An, Ngột Truật sai A Lý Bạc Lư Hỗn đem quân "Thiết Phù Đồ" nước Kim đi truy bắt vua Tống Cao Tông. Trong khi đó vua Tống Cao Tông lại chạy tiếp ra biển, để Phạm Tông Doãn, Triệu Đỉnh và Trương Tuấn (Trương Bá Anh) giữ Minh Châu.
Quân Kim của A Lý Bạc Lư Hỗn đánh lui quân Tống của Phạm Tông Doãn, Triệu Đỉnh và Trương Tuấn (Trương Bá Anh) ở Ninh Ba, rồi sai quân do Bôn Đổ chỉ huy lên thuyền ra biển truy sát vua Tống Cao Tông. Vua Tống Cao Tông sợ quá, vội thúc thuyền chạy thẳng về nam, bấy giờ chỉ còn cách quân Kim một ngày đường. Tuy nhiên thuyền của quân Kim do Bôn Đổ chỉ huy không thể đuổi kịp thuyền của vua Tống Cao Tông.
Sau khi không tìm được vua Tống Cao Tông ở ngoài biển, Ngột Truật tiến quân về lại Lâm An. Nhạc Phi dẫn Vương Quý, Từ Khánh, Trương Hiến chận đánh quân Kim của Ngột Truật ở Quảng Đức, 6 lần đánh, 6 lần thắng, bắt được tướng Kim là Vương Quyền, chém hơn 40 thủ cấp quân Kim. Lại nhân ban đêm, Nhạc Phi nổi lửa đánh tràn phá tan quân Kim. Quân Kim nói với nhau rằng:
Và họ tranh nhau đầu hàng Nhạc Phi.
Cùng năm 1130 con trai trưởng của Nhạc Phi là Nhạc Vân (năm đó mới 11 tuổi) gia nhập vào đội ngũ của Trương Hiến (một thuộc tướng của Nhạc Phi) để cùng cha đi xông pha chiến trận[66].
Ngột Truật lại dẫn quân Kim đánh Thường Châu (thuộc tỉnh Giang Tô ngày nay) nhà Tống. Nhạc Phi là bậc quân tử với phẩm chất cao thượng. Ông quan tâm đến binh sĩ nhà Tống và đích thân thăm hỏi khi họ ốm đau. Ông sẵn lòng giúp đỡ các gia đình người Tống có binh sĩ nhà Tống tử trận. Nhưng ông cũng là người nghiêm khắc với quân lính nhà Tống. Quân đội của Nhạc Phi khi đó đang thiếu thốn lương thực, bị đói khổ nhưng vẫn giữ kỷ luật nghiêm minh. Nhạc Phi nêu khẩu hiệu:
Tạm dịch:
Nhạc gia quân của Nhạc Phi hành quân qua các làng mạc thì không cướp bóc của dân như quân đội của Vương Tiếp, tiếng lành đồn khắp nơi. Nhạc Phi được nhớ đến vì lòng nhân từ với dân chúng nhà Tống. Quan huyện nhà Tống ở Nghi Hưng đón Nhạc Phi và Nhạc gia quân của ông, cho Nhạc gia quân của ông lương thực đầy đủ để có sức chống Kim. Nhạc Phi liền dời quân đóng ở Nghi Hưng. Gia quyến của ông gồm mẹ là Diêu thị, vợ là Lý thị, hai con trai là Nhạc Vân 11 tuổi, Nhạc Lôi 4 tuổi và con gái Nhạc thị 1 tuổi, em trai là Nhạc Phiên cũng đến Nghi Hưng. Nhạc Phiên sau đó tham gia Nhạc gia quân của anh mình là Nhạc Phi. Nhạc Phi ở Nghi Hưng truyền dạy "Nhạc gia quyền" cho quân đội của mình, gọi là "Nhạc gia binh". Nhạc gia quân nắm vững "Nhạc gia quyền" của ông nên ai ai cũng thiện chiến. Sau đó Nhạc Phi thường xuyên đánh tập kích quân Kim, luôn thắng trận.
Vương Tiếp dẫn tàn quân Tống gia nhập dưới trướng của Nhạc Phi. Tuy nhiên Vương Tiếp muốn làm binh biến giết Nhạc Phi làm quà tặng cho người Kim nên ông ta dẫn thân tín nổi loạn chống đối Nhạc Phi. Nhạc Phi chỉ huy quân đội đánh bại và giết chết Vương Tiếp.
Tháng 3 năm 1130 10 vạn thủy quân Kim của Ngột Truật bị 8000 thủy quân Tống của vợ chồng Hàn Thế Trung và Lương Hồng Ngọc vây ở Hoàng Thiên Đãng hơn 40 ngày nhưng vẫn thoát được vào tháng 5 năm 1130[67][68][69]. Ngột Truật cho quay lại bờ nam sông Trường Giang cướp phá tại Kiến Khang.
Tháng 7 năm 1130, Nhạc Phi được vua Tống Cao Tông sai người đem thánh chỉ đến phong chức Thông Thái trấn phủ sứ, kiêm tri Thái châu.[70] Vương Quý giữ chức Thông Thái trấn phủ ti thống chế, dưới trướng trấn phủ sứ Nhạc Phi.
Nhạc Phi luôn cẩn thận hành xử theo lý tưởng Nho giáo vì ông sợ rằng mọi hành vi sai trái của ông sẽ bị người đời sau ghi lại và chỉ trích. Tuy nhiên Nhạc Phi củng có lỗi của mình. Ông có vấn đề với rượu trong thời gian đầu của cuộc đời binh nghiệp. Nhạc Phi uống rất nhiều vì ông tin rằng nó phù hợp với hình ảnh của những anh hùng ngày xưa. Tuy nhiên, trong một lần ông suýt giết chết một tướng sĩ của mình trong cơn say, vua Tống Cao Tông biết chuyện thì sai người đến hạ thánh chỉ bắt Nhạc Phi không được uống rượu nữa cho đến khi quân Kim bị đánh đuổi khỏi giang sơn nhà Tống.[15]
Sau đó Nhạc Phi tiến quân đến Thường Châu (thuộc tỉnh Giang Tô ngày nay), đánh với quân Kim của Ngột Truật bốn trận, quân Kim thua trận. Nhạc Phi tiếp tục truy kích, giành thêm chiến thắng ở trấn Giang Đông, Thanh Thủy. Ngột Truật nhanh chân cho quân chạy về Kiến Khang (nay là thành phố Nam Kinh), Nhạc Phi cho quân phục kích tại núi Ngưu Đầu đánh bại Ngột Truật. Nhân đêm tối, Nhạc Phi sai 100 người mặc áo đen, trà trộn vào doanh trại của quân Kim để quấy phá. Quân Kim sợ hãi, tự chém giết lẫn nhau.
Lúc ấy, Ngột Truật đang đóng quân ở Long Loan. Nhạc Phi đem 300 kỵ binh, 2000 bộ binh, dong ruổi đến Tân Thành, phá tan quân Kim. Ngột Truật lại chạy về Hoài Tây, Nhạc Phi thu hồi được Kiến Khang. Ngột Truật dẫn quân Kim trở về, Nhạc Phi chận đánh Ngột Truật ở Tỉnh An, lại phá tan quân Kim của Ngột Truật. Nhạc Phi đã bảo toàn được nửa mảnh giang sơn Giang Nam của Nam Tống. Lúc này Nhạc Phi đã có trong tay 4 vạn quân, trở thành danh tướng kháng Kim uy danh bốn phương, khi tuổi mới tròn 27. Bị Nhạc Phi chiếm mất Kiến Khang, Ngột Truật bị tuyệt đường về nước, nên quyết định hạ Sở châu để mở đường. Tướng Tống giữ thành Sở châu Triệu Lập tử chiến, quân Kim trốn thoát được về bắc.
Vua Tống Cao Tông từ ngoài biển đi thuyền quay về kinh đô Lâm An. Nhạc Phi được vua Tống Cao Tông phong làm Phòng ngự sử ở Xương Châu, kiêm chức Trấn phủ sư Thái Châu. Nhưng trung nguyên chưa khôi phục, chí nguyện của Nhạc Phi chưa được thoả.
Lúc này ở nước Kim, hai vua Tống Huy Tông và Tống Khâm Tông cùng Trịnh Thái hậu, Vi Thái hậu, nhiều hoàng tử, công chúa, hoàng thân quốc thích nhà Tống, vợ chồng Tần Cối - Vương bị người Kim dời sang Ngũ Quốc thành[71]. Để tăng thêm sự sỉ nhục, khoảng 300 thê thiếp hoặc công chúa, quận chúa nhà Tống bị người Kim bắt đến Tẩy Y viện (洗衣院) làm tạp dịch, nhiều người trong số đó còn bị bắt làm kỹ nữ phục vụ cho quý tộc, tướng lĩnh nước Kim hoặc bị quý tộc nước Kim nạp làm thê thiếp, thậm chí bị đem ban thưởng như chiến lợi phẩm.
Thấy Ngột Truật bại binh trở về thì vua Kim Thái Tông hạ chỉ lệnh cho Ngột Truật dẫn quân qua phía tây để cứu Lâu Bảo đang bị nguy khốn ở đất Thục. Ngột Truật bèn dẫn quân Kim về phía tây, chiếm được các châu ở Kinh Nguyên nhà Tống, vào lộ Hoài Khánh, phá Đức Thuận quân. Tần châu của nhà Tống bị nguy khốn, hai lộ Hi Hà và Kinh Nguyên của nhà Tống cũng đã mất, nước Kim làm chủ một vùng rộng lớn ở Cam Túc và Thiểm Tây. Vua Kim Thái Tông tạm thời bỏ qua ý định vượt sông để đưa quân tiến vào Giang, Chiết, hòng tiêu diệt cơ đồ nhà Nam Tống. Căn cứ vào kiến nghị của Tả phó nguyên soái Niêm Hãn, ở Trung Nguyên nước Kim sẽ giúp đỡ cho hàng tướng Lưu Dự nhà Tống lập ra chính quyền Tề thân Kim, nhường y tiếp quản ba khu vực Hoài Đông, Hoài Tây và Kinh Tây, để y kiến lập vùng hòa giải xung đột với Nam Tống, nhằm làm tê liệt ý chí kháng cự của nhân dân Trung Nguyên.
Đồng thời nước Kim giải trừ các cánh quân đang uy hiếp khu vực Hà Đông mà nhà Tống kiểm soát, quyết tâm tập kết trọng binh trước hết đánh lấy khu vực Thiểm Tây, muốn chuyển phương hướng chủ yếu đánh Tống từ Đông Nam sang Tây Bắc, lấy Hữu phó nguyên soái Ngoa Lý Đóa thay thế Thiểm Tây đô thống Lâu Thất làm chủ soái công Thiểm, đồng thời quân của Ngột Truật của khu vực từ Giang Nam lùi đến khu vực Lục Hợp (thuộc Giang Tô ngày nay) ở phía Tây điều đến Lạc Dương, mong muốn tiến công Thiểm Tây, như thế sau này có thể vào Xuyên mà từ phía đông đánh xuống, vu hồi diệt nhà Tống. Vua Tống Cao Tông không rõ nước Kim đã thay đổi phương lược đánh Tống, Hoài Nam chỉ có Hữu giám quân Thát Lại chỉ huy quân Kim, sau khi quân của Ngột Truật đã được điều về phía Tây, vua Tống Cao Tông sợ quân Kim lại vượt sông nam hạ, bèn lệnh cho Tri xu mật viện sự kiêm Xuyên Thiểm Tuyên phủ xứ trí sử Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) phát động tấn công, nhằm khống chế quân Kim ở Hoài Nam, khiến họ không thể hợp quân nam hạ.
Tháng 8 năm 1130, Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) công bố hịch văn đánh Kim, lệnh cho quyền Vĩnh Hưng Quân lộ Kinh lược sứ Ngô Giới thu phục Trường An, Hoàn Khánh lộ Kinh lược sứ Triệu Triết thu phục Lân Châu, Duyên Châu. Ngô Giới và Triệu Triết vừa đánh đã thắng quân Kim, làm cho Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) càng thêm coi thường quân Kim. Vua Kim Thái Tông nghe tin quân Tống phản công, lệnh cho Ngột Truật mang 2 vạn kỵ binh tinh nhuệ từ Lạc Dương đến cứu viện Thiểm Tây, Lâu Thất soái hơn vạn quân từ Hà Đông tiến đến Tuy Đức Quân (nay là Tuy Đức, Thiểm Tây) ngăn cản quân Tống đông tiến. Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) lệnh cho Lưu Tích, Lưu Kỹ, Ngô Giới, Triệu Triết và Tôn Ác dẫn quân Tống đến Phú Bình (nay là Phú Bình, Thiểm Tây) nghênh chiến quân Kim.
Cũng trong tháng 8 năm 1130, Nguyên soái tả giám quân nước Kim là Thát Lại vây khốn Sở châu nhà Tống, buộc Nhạc Phi phải dẫn kỵ binh đi trước, để thống chế Vương Quý dẫn quân chủ lực từ Giang Âm qua sông.[72] Không lâu sau, Sở châu thất thủ. Nhạc Phi và Vương Quý phải rút quân về Thái châu.
Tháng 9 năm 1130 quân Tống của Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) Lưu Tích, Lưu Kỹ, Ngô Giới, Triệu Triết và Tôn Ác bị quân Kim của Ngột Truật, Ngoa Lý Đóa, Lâu Thất đánh bại ở Phú Bình (nay là Phú Bình, Thiểm Tây).
Tháng 10 năm 1130, Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) nhằm khỏa lấp sai lầm trong chỉ huy của mình ở trận Phú Bình, kết tội mà biếm chức Lưu Tích, chém đầu Triệu Triết cùng bộ tướng của y là Trương Trung, Kiều Trạch, khiến cho lòng quân kinh sợ, tướng Mộ Dung Thao đầu hàng Tây Hạ (đời vua Tây Hạ Sùng Tông), tướng Trương Trung Ngạn, Lý Ngạn Kì đầu hàng quân Kim. Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) lùi về giữ Tần Châu (nay là Thiên Thủy, Cam Túc). Thiểm Tây chấn động.
Cũng trong tháng 10 năm 1130, vua Kim Thái Tông chính thức sắc phong Lưu Dự làm "Đại Tề Hoàng đế", chia Hoàng Hà phía nam thuộc quyền thống trị của Đại Tề (nhằm tạo ra một lá chắn giữa nhà Tống và nước Kim), lấy phủ Đại Danh[73] làm kinh đô, dùng niên hiệu Thiên Hội của nhà Kim.
Lúc này tại căn cứ Nghi Hưng của Nhạc gia quân, Lý thị sinh con Nhạc Phi thêm một đứa con trai, được Nhạc Phi đặt tên là Nhạc Lâm[7].
Mùa đông năm 1130, Thát Lại nước Kim dùng gian kế cử đại thần cũ của Bắc Tống là Tần Cối trở về nhà Tống làm gian tế trong việc nghị hòa[74]. Tần Cối cùng vợ là Vương thị được về nước, khai với vua Tống Cao Tông rằng mình giết giám ngục rồi cướp thuyền, theo đường biển mà trở về nam. Các đại thần trong triều tỏ ý nghi hoặc[75], nhưng bọn Phạm Tòng Doãn, Lý Hồi ra sức biện bạch, nói Tần Cối đáng tin dùng. Cối lại đề xuất với Cao Tông việc:
Vua Tống Cao Tông cũng tỏ ra tin tưởng Tần Cối, phong cho y làm Lễ Bộ thượng thư[75][76].
Tháng 11 năm 1130, được nước Kim đình đồng ý, vua Lưu Dự nước Đại Tề bèn đổi niên hiệu thành Phụ Xương. Cũng trong tháng 11 năm 1130, Thát Lại dẫn quân Kim đánh Thái châu nhà Tống. Nhạc Phi cùng Nhạc gia quân phải rút quân về bờ nam.[77]
Sau khi thu phục được Kiến Khang và cầm cự với quân Kim của Thát Lại, Nhạc Phi chuyển quân sang đánh các vùng như Giang Tây, Hồ Nam, Lưỡng Quảng (Quảng Đông và Quảng Tây) và Phúc Kiến, bình định diệt trừ các nhóm thảo khấu cũng như các cuộc khởi nghĩa nông dân, củng cố chính quyền Nam Tống.
Khi nào quân đội của Nhạc Phi không tham gia các chiến dịch quân sự để giành lại lãnh thổ nhà Tống đã mất ở phía bắc, ông luôn cho quân đội của mình trải qua quá trình huấn luyện khắc nghiệt. Ngoài việc chuyển quân và diễn tập vũ khí, khóa huấn luyện này còn bao gồm việc họ nhảy qua tường và bò qua hào trong trang phục chiến đấu đầy đủ. Cường độ huấn luyện cao đến mức những người lính thậm chí sẽ không được về thăm gia đình dù họ có đi ngang qua nhà họ trong khi đang hành quân và thậm chí còn được huấn luyện vào những ngày nghỉ.[15]
Năm 1131 Nhạc Phi dẫn Nhạc gia quân của mình đánh tan cuộc khởi nghĩa của Thích Phương. Thích Phương đến hàng Trương Tuấn (Trương Bá Anh) của nhà Tống. Vua Tống Cao Tông phong Trương Tuấn làm Giang Hoài chiêu thảo sứ, Trương Tuấn lại cho Nhạc Phi làm Phó Giang Hoài chiêu thảo sứ.
Sau đó, cùng năm 1131, Mã Tiến dưới quyền nghĩa quân Lý Thành dẫn quân đánh Quân châu và Giang châu nhà Tống. Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Nhạc Phi được vua Tống Cao Tông cử đi tiêu diệt.
Trương Tuấn (Trương Bá Anh) tiến thẳng tới Dự Chương, nói với binh sĩ:
Mấy hôm sau, Mã Tiến kéo quân hạ doanh lập trại ở Tây Sơn, thanh thế rất lớn. Trương Tuấn cho án binh bất động khoảng 10 hôm. Mã Tiến viết thư hẹn ngày giao chiến, chữ trong thư rất to. Trương Tuấn phúc đáp nhưng không hẹn rõ ngày khai chiến. Mã Tiến tưởng Trương Tuấn sợ mình nên chẳng đề phòng. Khi đó Nhạc Phi đã đưa quân vào thành, nguyện làm tiên phong. Trương Tuấn bèn lệnh Dương Nghi Trung đưa quân đến Sính Mễ, Nhạc Phi nghênh địch ở phía trước.
Nhạc Phi xông thẳng vào trại giặc, Mã Tiến bị bát ngờ phải chạy về Quân châu. Nhạc Phi lại đuổi theo Mã Tiến đến Đông Thành rồi dùng kế mai phục đánh bại Mã Tiến một trận nữa. Trương Tuấn và Dương Nghi Trung cũng tới tiếp ứng, Mã Tiến chạy sang Nam Đường. Lý Thành dẫn 20 vạn quân đến cứu, giao chiến với Trương Tuấn mà cũng bị thua to. Quân triều đình lấy lại Quân châu và Lâm Giang quân. Trương Tuấn báo việc này lên triều đình, vua Tống Cao Tông lệnh tiếp tục tiến binh.
Khi đó bọn giặc chiến cứ Hạp Hà, dựa vào địa hình hiểm trở. Trương Tuấn nhân đem tối tập kích, cướp trại giặc. Trương Tuấn lệnh Dương Nghi Trung vượt sông từ mặt tây, còn mình cùng Nhạc Phi từ mặt đông. Trong đêm, người ngặm tăm, ngựa tháo nhạc tất cả qua chống rồi sau một tiếng hô thì tiến vào trại địch. Bọn giặc thấy Trương Tuấn da đen thui nên gọi là Trương Thiết Sơn. Trương Tuấn và Nhạc Phi giành lại Giang châu, Hưng Quốc quân và nhiều vùng khác. Trương Tuấn và Nhạc Phi lại dẫn quân vượt sông đến huyện Hoàng Mai giao chiến với Lý Thành.
Nhạc Phi dựa vào điểm mạnh, điểm yếu của từng loại binh chủng mà đánh tan quân đội của Lý Thành đông gấp mấy lần Nhạc gia quân của ông. Lý Thành thua trận, vượt sông sang hàng chính quyền Đại Tề của vua Lưu Dự, còn Mã Tiến bị giết. Trương Tuấn (Trương Bá Anh) được vua Tống Cao Tông phong làm thái úy.
Cùng năm 1131, Ngột Truật tiếp tục dẫn quân Kim đánh lấy và vây hãm nhiều châu ở Hà Nam của nhà Tống. Các tướng Trương Tuấn (Trương Đức Viễn), Lưu Tử Vũ cùng Vương Thứ ở Hà Nam, Ngô Giới ở Thiểm Tây cùng nhau kháng Kim. Ngột Truật sau khi phá được sáu lộ Quan Lũng lại đánh tiếp các châu ở Thiểm và Hòa thượng Nguyên. Ngô Giới đóng quân ở Hòa thượng Nguyên, cùng em là Ngô Lân ra sức chống địch. Quân sĩ nhà Tống hăng hái xông trận, phá tan quân của Ngột Truật, Ngột Truật bí thế vừa chạy vừa rút kiếm cắt bỏ bộ râu để dễ thoát thân. Sau đó Ngột Truật giao toàn bộ các châu quân đã chiếm cho vua Lưu Dự của nước Đại Tề, từ đó Đại Tề nắm giữ cả Trung Nguyên[78].
Tháng 11 cùng năm 1131, triều đình nhà Tống hạ lệnh Vinh châu đoàn luyện sứ, tri Dĩnh châu là Tào Thành vốn phản phục bất định suất bộ tiến về Lâm An, mà Tào Thành cự không theo lệnh[79]. Tào Thành còn thu quân 10 vạn, ý đồ cướp phá vùng đông nam nhà Tống, còn thông đồng người Kim.
Tháng 1 năm 1132, triều đình nhà Tống phong Thân vệ đại phu, Kiến Châu Quan Sát Sứ, Thần Võ Phó quân Đô thống chế Nhạc Phi nhậm quyền tri châu Đàm Châu, quyền Kinh Hồ Đông lộ An Phủ sứ, Mã bộ quân Đô tổng quản[80][77] để đi trấn áp Tào Thành ở đất Hồ Tương[81]. Nhạc Phi đánh bại Tào Thành một trận lớn, bắt được nhiều tù binh, trong đó có phụ nữ. Tướng của Nhạc Phi là Hàn Thuận Phu mở tiệc, bỏ yên, cởi giáp, bắt phụ nữ của giặc hầu rượu. Bộ tướng của Tào Thành là Dương Tái Hưng đem người tập kích doanh trại của Nhạc Phi, chém tướng thứ năm của Nhạc Phi là Hàn Thuận Phu đứt cánh tay. Hàn Thuận Phu bị thương nặng mà chết. Sau đó, Dương Tái Hưng lại kịch chiến với Tiền quân thống chế Trương Hiến và Hậu quân thống chế Vương Kinh của Nhạc Phi, giết chết em Nhạc Phi là Nhạc Phiên (岳翻)[82].
Tháng 4 năm 1132, Tào Thành thua trận, Dương Tái Hưng bỏ chạy, rơi vào khe núi và bị Trương Hiến bắt sống. Trương Hiến muốn giết Dương Tái Hưng. Dương Tái Hưng muốn xin hàng Nhạc Phi, nói:
Dương Tái Hưng bị Trương Hiến trói dẫn đến gặp Nhạc Phi.[83]
Nhạc Phi gặp Dương Tái Hưng. Bất kể mối thù giết em, Nhạc Phi mở trói cho Dương Tái Hưng và nói:
Dương Tái Hưng lạy tạ và được Nhạc Phi lưu lại làm tướng[84].
Nghe tin Tào Thành chạy sang Liên châu, Nhạc Phi phái thống chế Trương Hiến, Vương Quý, Từ Khánh truy kích Tào Thành. Trương Hiến cùng chư tướng nhận lệnh vừa tiến quân vừa chiêu hàng, được hơn 2 vạn nghĩa quân. Tào Thành lại thua chạy, có Hác Chánh chạy ra Nguyên Châu, đánh tiếng báo thù cho Tào Thành, khiến bộ hạ đều chít vải trắng, quan quân gọi là Bạch cân tặc. Trương Hiến chỉ mất 1 hồi trống là bắt được Hác Chánh.[85][86] Trương Hiến lại đuổi Tào Thành đến Quảng Nam đông lộ. Nhạc Phi phái trung quân thống chế Vương Quý tiếp tục truy quét Tào Thành đến Kinh Hồ nam lộ.[87] Quân đội của Nhạc Phi bình định vùng Lĩnh Biểu.
Lúc này người vợ Lý thị của Nhạc Phi sinh cho ông thêm một người con trai, được Nhạc Phi đặt tên là Nhạc Chấn[7].
Cùng năm 1132 ở triều đình nhà Tống, Lã Di Hạo loại bỏ hết bè đảng của Tần Cối trong triều, khiến Tần Cối không còn thế lực. Hoàng Quy Niên theo phe Lã Di Hạo lại hặc tội phe chủ hòa của Tần Cối làm cản trở đại kế khôi phục quốc gia, nên Tần Cối bị vua Tống Cao Tông giáng làm Quan Văn Điện học sĩ, Đề cử Giang châu Thái Bình quân.
Lúc này tướng cướp đã quy hàng nhà Tống là Tang Trọng dâng thư xin vua Tống Cao Tông cho hợp tác với chư tướng mà khôi phục Trung Nguyên. Lã Di Hạo cũng lên tiếng chấp nhận việc này. Vua Tống Cao Tông nghe theo, cho Tang Trọng dẫn quân đi khôi phục các châu đang bị vua Lưu Dự của nước Đại Tề chiếm giữ. Tuy nhiên sau đó Tang Trọng bị Tri phủ Dĩnh châu là Hoắc Minh nghi ngờ và giết chết. Bộ tướng của Tang Trọng là Lý Hoành đuổi được Hoắc Minh vào Dĩnh châu. Quân nổi dậy của Lý Hoành nhanh chóng kiểm soát Tương Dương phủ và các châu Đặng, Tùy, Dĩnh, Trục, hội quân tiến về phủ Đức An của Trần Quy. Trận công hãm Đức An đó diễn ra từ tháng 6 âm lịch đến tháng 8 âm lịch năm 1132 với kết quả là Trần Quy dùng hỏa thương đánh đuổi được Lý Hoành. Sau đó Lý Hoành đem quân từ Thạch Dương tiến đánh vua Lưu Dự nước Đại Tề, phá Nhữ châu, đánh Dĩnh Thuận quân và phủ Dĩnh Xương. Lưu Dự viết thư cầu cứu người Kim. Ngột Truật lại được lệnh vua Kim Thái Tông đem quân đi cứu Lưu Dự. Tướng Tống là Ngô Giới ở đất Thục nghe tin, đem quân đến Hà Trì và gửi thư cho Quan Sư Cổ, nhờ Quan Sư Cổ đi thu phục các châu Hi, Củng. Tướng Kim là Triệu Li Hát đem quân đánh bại Ngô Giới, quân Tống phải rút lui. Nhân đó quân Kim chiếm được Dương Châu. Ngô Giới lui về Tây huyện, Lưu Tử Vũ rút về Tam Tuyền. Triệu Li Hát lại đem quân Kim đi đánh tiếp, làm cả Tứ Xuyên chấn động. Lưu Tử Vũ dùng kế mới đẩy lui được người Kim. Sau đó Lưu Tử Vũ cùng Ngô Giới lại liên tục nhân đêm tối đột kích Triệu Li Hát khiến Triệu Li Hát không dám nấn ná lâu, rồi phải lui. Tướng Tống là Vương Ngạn thu phục lại ba châu Kim, Quân và Phòng, chiếm lại ưu thế cho nhà Tống tại đất Thục.
Tháng 2 năm 1133, triều đình nhà Tống lệnh cho Nhạc Phi (khi đó Nhạc Phi đang giữ chức Trung Vệ đại phu, Vũ An quân thừa tuyên sứ, Thần Vũ phó quân đô thống chế[81]) bình định bọn Bành Hữu, Lý Mãn (đang chiếm cứ Cát Châu), và Trần Ngung, La Nhàn (đang chiếm cứ Kiền Châu), tổng cộng mười người cát cứ hai châu, đánh cướp các nơi, phản kháng triều đình nhà Tống.[88] Các quận Tuần, Mai, Quảng, Huệ, Anh, Thiều, Nam Hùng, Nam An, Kiến Xương, Đinh, Thiệu Vũ đều theo nghĩa quân chống lại nhà Tống[89].
Tháng 4 năm 1133, Nhạc Phi dẫn quân tới Cát Châu, phái thống lĩnh Vương Quý, Trương Hiến tiến binh, bắt sống bọn người Bành Hữu, Lý Mãn. Nhạc Phi thừa thắng tiến công Kiền Châu. Lợi dụng địa hình, Nhạc Phi phái quân cảm tử nhanh chóng tấn công lên đỉnh núi, khiến phản quân đại loạn bỏ đỉnh núi chạy tán loạn tứ phía. Nhạc Phi cho kỵ binh bao vây chặt bọn họ. Nhạc Phi lại chia binh tiến đánh mấy trăm tòa sơn trại của phản quân, mỗi ngày phá một trại, phản quân sợ hãi[90], các nơi sơn trại liên tiếp thất thủ[91]. Nhạc Phi sau đó còn thu phục lại các quận Tuần, Mai, Quảng, Huệ, Anh, Thiều, Nam Hùng, Nam An, Kiến Xương, Đinh, Thiệu Vũ cho nhà Tống.
Khi hành quân qua chùa Tiêu ở Thanh Nê thị huyện Tân Cam (năm 1957 đổi tên là Tân Cán), nay thuộc tỉnh Giang Tây, Nhạc Phi đã viết bài thơ Đề Thanh Nê thị Tiêu tự bích lên vách chùa Tiêu có nội dung như sau:
Đề Thanh Nê thị Tiêu tự bích
"Hùng khí đường đường quán đẩu ngưu,
Thệ tương trinh tiết báo quân cừu.
Trảm trừ ngoan ác hoàn xa giá,
Bất vấn đăng đàn vạn hộ hầu!"
(Nhạc Phi)
Tạm dịch:
Đề vách chùa Tiêu ở Thanh Nê thị
"Hùng khí vút lên tận sao Ngưu sao Đẩu,
Thề đem lòng tiết nghĩa báo thù cho vua.
Giết hết bọn giặc để đưa xe vua trở về,
Không màng đăng đàn bái tướng và phong vạn hộ hầu."
(Nhạc Phi)
Triều đình nhà Tống khi đó đã suy yếu, cuộc sống dân chúng đói khổ, nước Kim thường xuyên xâm lấn, nên người dân mới nổi lên, có những người là bất đắc dĩ. Phản quân Kiền Châu bấy giờ kêu gào cầu xin triều đình nhà Tống tha mạng, Nhạc Phi hạ lệnh cho Nhạc gia quân không được chém giết hàng binh, chấp nhận cho họ đầu hàng. Ban đầu Long Hựu thái hậu rất kinh sợ điều này, vua Tống Cao Tông mật lệnh cho Nhạc Phi sau khi chiếm được thành Kiền Châu thì giết hết dân chúng trong thành, thậm chí vua Tống Cao Tông còn lệnh cho Nhạc Phi giết hết những người dân trong các ngôi làng, các thị trấn từng theo phản quân để trị tội tạo phản. Theo Tống sử, Nhạc Phi xin vua Tống Cao Tông tha tội chết cho những người dân trong thành Kiền Châu, các ngôi làng, các thị trấn từng theo phản quân, chỉ hành quyết những kẻ kích động cho cuộc nổi loạn trong các nghĩa quân. Vua Tống Cao Tông không đồng ý.
Tháng 9 năm 1133, Nhạc Phi dâng biểu thỉnh công, mong triều đình thăng ba chức quan cho Vương Quý và đồng thời xin vua Tống Cao Tông tha mạng cho những người dân trong thành Kiền Châu, các ngôi làng, các thị trấn từng theo phản quân. Triều đình nhà Tống nhận thấy Vương Quý đã giữ chức Vũ Hiển đại phu, nên quan chức phải trao cho người thân.[92] Khi đó phó tướng, Thừa tiết lang Dương Tái Hưng cũng có công bình định Cát, Kiền nên cũng được nhận chiếu thư khen thưởng của vua Tống Cao Tông[93]. Trương Hiến đang ở chức Thần Vũ phó quân thống lĩnh quan, Vũ công lang, Các môn tuyên tán xá nhân, nhờ công lao này cũng được thăng làm Vũ lược đại phu, Cát Châu thứ sử.[94] [b]
Thấy vua Tống Cao Tông mặc kệ thỉnh cầu xin tha mạng cho dân chúng của Nhạc Phi, Nhạc Phi liền khẩn cầu thêm nhiều lần nữa, vua Tống Cao Tông mới đồng ý ban lệnh xá tội cho họ nhưng trong lòng bắt đầu không hài lòng về Nhạc Phi. Dân chúng trong thành Kiền Châu, các ngôi làng, các thị trấn từng theo phản quân rất cảm kích ân đức của Nhạc Phi, thậm chí họ còn vẽ chân dung Nhạc Phi để thờ cúng.
Để khen thưởng cho chiến công của Nhạc Phi, vua Tống Cao Tông vẫn cho người thêu bốn chữ lớn trên nền lá cờ "Tinh trung Nhạc Phi" (精忠岳飛, nghĩa là "Sự trung thành thuần khiết của Nhạc Phi") để ca ngợi lòng trung thành của Nhạc Phi với Hoàng đế và với muôn dân nhà Tống. Vua Tống Cao Tông lại thăng Nhạc Phi làm Tri sứ Giang Tây. Có người mở miệng khen Nhạc Phi tài giỏi mới được thăng chức, Nhạc Phi nói:
Khi nào được triều đình nhà Tống ban thưởng, Nhạc Phi đều chia cho tướng sĩ Nhạc gia quân của mình, không giữ riêng cho bản thân ông bất cứ thứ gì. Có người từng hỏi Nhạc Phi về cách dùng binh, Nhạc Phi nói:
Có người hỏi ông rằng:
Nhạc Phi đáp:
Lúc đó Nhạc Phi đã là tướng quân của một đội quân hùng hậu nhất tại vùng trung du sông Trường Giang[95], nhưng Nhạc Phi vẫn chưa hài lòng. Ông không quên khôi phục Trung Nguyên, đã nhiều lần dâng sớ yêu cầu vua Tống Cao Tông cho ông dẫn quân đi bắc phạt, nhưng vua Tống Cao Tông không chấp nhận (do khi đó vua Tống Cao Tông đang đợi tin tức từ cuộc bắc phạt vào nước Kim của quân nổi dậy Lý Hoành).
Nhạc Phi sau đó làm bài từ Mãn giang hồng (滿江紅, Manjiang Hong hay Máu đầy sông), thể hiện hùng tâm diệt Kim rửa hận cho đất nước, giành lại giang sơn cho trăm họ Đại Tống:
Mãn giang hồng
"Nộ phát xung quan,
Bằng lan xứ,
Tiêu tiêu vũ yết.
Đài vọng nhãn,
Ngưỡng thiên trường khiếu,
Tráng hoài khích liệt.
Tam thập công danh trần dữ thổ,
Bát thiên lý lộ vân hoà nguyệt.
Mạc đẳng nhàn, bạch liễu thiếu niên đầu,
Không bi thiết.
Tĩnh Khang sỉ,
Do vị tuyết.
Thần tử hận,
Hà thời diệt!
Giá trường xa,
Đạp phá Hạ Lan sơn khuyết.
Tráng chí cơ xan Hồ lỗ nhục,
Tiếu đàm khát ẩm Hung Nô huyết.
Đãi tòng đầu, thu thập cựu sơn hà,
Triều thiên khuyết."
(Nhạc Phi)
Tạm dịch:
Máu đầy sông
"Tóc dựng mái đầu,
Lan can đứng tựa,
Trận mưa vừa dứt.
Ngóng trời xa,
Uất hận kêu dài.
Hùng tâm khích liệt,
Ba mươi tuổi cát bụi công danh,
Tám ngàn dặm dầm sương dãi nguyệt.
Chớ lỏng lơi nữa kẻo bạc đầu,
Ích gì rên xiết.
Mối nhục Tĩnh Khang,
Chưa gội hết.
Hận thù này,
Bao giờ mới diệt.
Cưỡi cỗ binh xa,
Dẫm Hạ Lan nát bét.
Đói, vùng lên ăn thịt giặc Hồ,
Khát, cười chém Hung Nô uống máu.
Rồi đây dành lại cả giang san,
Về chầu cửa khuyết."
(Nhạc Phi)
Nhạc Phi là người thích đọc sách, viết thư pháp theo kiểu viết của Tô Đông Pha. Ông cũng rất thích kết giao với những học giả và giới tri thức. Các học giả luôn được chào đón trong trại của Nhạc Phi. Ông cho phép họ đến và kể những câu chuyện và hành động của những anh hùng trong quá khứ để củng cố quyết tâm của những tướng sĩ của ông ta. Bằng cách này, ông có thể dạy họ về những chiến binh mà ông đã xây dựng cuộc sống của chính mình sau đó. Ông cũng hy vọng rằng một trong những học giả này sẽ ghi lại những việc làm của chính ông để ông trở thành người ngang hàng với các thần tượng của mình. Người ta ghi lại rằng ông ấy nói rằng ông ấy muốn được coi là ngang hàng với Quan Vũ và những người nổi tiếng khác trong thời Tam Quốc.[15] Sau đó người vợ Lý thị sinh cho Nhạc Phi thêm một đứa con trai, được Nhạc Phi đặt tên là Nhạc Ai.[7]
Lúc này các cánh quân của Lý Hoành đã tấn công vào Đồng Quan, liên tục đánh bại quân Đại Tề. Tại Trung Nguyên, Lý Hoành trù tính khôi phục, đã tấn công vào Dĩnh Xương. Vua Lưu Dự lại sai sứ sang Kim cầu cứu Niêm Hãn[96]. Tuy nhiên bên phía Lý Hoành, quân lính tuy uy dũng nhưng thiếu kỉ luật, ham mê tửu sắc, để cho người Kim nắm được điểm yếu. Tướng Đại Tề là Lý Thành dẫn 20.000 quân Tề công đánh Quắc châu, tướng giữ thành Tạ Cao tự tử, quân triều đình nhà Tống phải lui về Tương Dương. Quân Đại Tề sau đó phản công vào tháng 11 năm 1133, 6 quận Tương Dương ở trung lưu Trường Giang là Tùy Châu (nay là huyện Tùy tỉnh Hồ Bắc), Đặng Châu (nay thuộc Nam Dương tỉnh Hà Nam), Dĩnh Châu (nay là huyện Chung Tường tỉnh Hồ Bắc), Tương Châu (nay thuộc huyện Tương Dương tỉnh Hồ Bắc), Đường Châu (nay là huyện Đường tỉnh Hà Nam) và phủ Tín Dương (nay là huyện Tín Dương tỉnh Hà Nam) đều rơi vào tay tướng Đại Tề là Lý Thành. Việc chiếm được Tương Dương trên bờ sông Hán Thủy mở lối cho quân Đại Tề và quân Kim tiến vào lưu vực trung tâm sông Dương Tử của nhà Tống, trực tiếp uy hiếp sự sinh tồn của nhà Tống. Đại Tề giành lại ưu thế trên chiến trường.
Đến cuối năm 1133, Ngột Truật lại dẫn quân Kim đánh vào Hòa thượng Nguyên của nhà Tống[97], dùng kế đi đường vòng, bất ngờ trong đêm tối trời mưa tuyết mà tấn công. Quân Tống không chống nổi, bị đánh tan tác, Hòa thượng Nguyên bị mất.
Năm 1134, vua Lưu Dự chính quyền Đại Tề dời đô từ phủ Đại Danh[98] tới Khai Phong.[99] Lưu Dự ra sức đào bới mộ phần, không chỉ khai quật lăng tẩm các hoàng đế Bắc Tống, ngay đến mồ mả tổ tiên của dân chúng cũng không buông tha, gây ra sự căm phẫn tột độ của nhân dân Nam Tống và những người dân sống dưới ách thống trị của nhà Tề. Lưu Dự nhiều lần xuống phía nam đánh Nam Tống, nhưng xuất binh bất lợi, không có cách nào tiêu diệt nổi nghĩa quân chống Kim ở lưu vực Hoàng Hà.
Khi đó Lý Thành của Đại Tề dã đánh chiếm 6 quận Tương Dương ở trung lưu Trường Giang là Tùy Châu (nay là huyện Tùy tỉnh Hồ Bắc), Đặng Châu (nay thuộc Nam Dương tỉnh Hà Nam), Dĩnh Châu (nay là huyện Chung Tường tỉnh Hồ Bắc), Tương Châu (nay thuộc huyện Tương Dương tỉnh Hồ Bắc), Đường Châu (nay là huyện Đường tỉnh Hà Nam) và phủ Tín Dương (nay là huyện Tín Dương tỉnh Hà Nam) vào tháng 11 năm 1133, trực tiếp uy hiếp sự sinh tồn của nhà Nam Tống. Trong lúc này Đại Tề còn liên kết với lũ cướp Dương Ma ở Động Đình Hồ để hợp quân cùng Lý Thành từ Giang Tây đánh xuống miền Triết Giang nhà Tống. Nhạc Phi được tin, tấu lên vua Tống Cao Tông xin lấy lại sáu quận ở Tương Dương, dẹp Lý Thành, bình Dương Ma rồi thẳng tới khôi phục Trung Nguyên.
Tháng 3 năm 1134 Ngột Truật dẫn quân Kim đánh tiếp Tiên Nhân Quan[100] của nhà Tống. Ngô Giới cùng Ngô Lân đem quân Tống chống trả, đánh tan quân Kim một trận lớn ở đây. Ngột Truật phải lui về Phượng Tường. Sau đó Ngô Giới còn thu phục lại được các châu Phụng, Tần và Lũng.
Cùng tháng 3 năm 1134, vua Tống Cao Tông lệnh cho Nhạc Phi (khi đó đang được giữ chức Trấn nam quân thừa tuyên sứ, Thần Vũ hậu quân thống chế, Giang Nam tây lộ Thư, Kỳ châu chế trí sứ kiêm Kinh Hồ nam lộ Ngạc, Nhạc châu chế trí sứ) xuất quân, phong Nhạc Phi làm Kinh Nam chế trí sứ, nhưng lại hạn chế ràng buộc ông chỉ được phép thu phục 6 quận Tương Dương, không cho phép đánh tiến lên phía Bắc. Tuy bị triều đình chế ngự nhưng đây rốt cuộc lại là một cơ hội để tận trung báo quốc của Nhạc Phi. Khi đó Quan trấn phủ sứ Thái châu, Tín châu là Ngưu Cao (một vị anh hùng từng tự chiêu tập binh mã đánh thắng quân Kim gần 20 trận) được cử làm bộ tướng dưới quyền Nhạc Phi. Có Ngưu Cao tham gia, Nhạc gia quân của Nhạc Phi như hổ mọc thêm cánh. Tháng 5 năm 1134, Nhạc Phi lại kiêm chế trí sứ hai châu Hoàng, Phục, Hán Dương quân, phủ Đức An. Trước khi xuất chinh, vua Tống Cao Tông ban riêng cho các tướng của Nhạc Phi là Vương Quý, Trương Hiến, Từ Khánh mỗi người một chiến bào thêu chỉ vàng, một chiếc đai lưng vàng.[101]
Nhạc Phi cùng Ngưu Cao, Vương Quý, Trương Hiến, Từ Khánh, Dương Tái Hưng dẫn Nhạc gia quân bắc tiến, mạnh mẽ đánh tan Dương Ma. Quân của Nhạc Phi kế đó đánh tan quân Kim ở Tương Châu (nay thuộc huyện Tương Dương tỉnh Hồ Bắc), thu phục Tương Châu, sau đó chia làm 2 đường tiến đánh phủ Tín Dương (nay là huyện Tín Dương tỉnh Hà Nam). Sau đó Nhạc Phi chia quân cho Trương Hiến và Từ Khánh tiến công Tùy Châu (nay là huyện Tùy tỉnh Hồ Bắc) và cho Vương Quý tấn công Đặng Châu (nay thuộc Nam Dương tỉnh Hà Nam). Ngưu Cao thì theo lệnh của Nhạc Phi đánh phủ Tín Dương. Ngưu Cao đụng độ với tướng Đại Tề là Lý Thành ở phủ Tín Dương. Ngưu Cao đánh bại Lý Thành, hạ được phủ Tín Dương.
Còn bản thân Nhạc Phi thì đích thân đi đánh Dĩnh Châu (nay là huyện Chung Tường tỉnh Hồ Bắc). Tướng giữ thành Dĩnh Châu là "Vạn nhân địch" Kinh Siêu cố gắng chống giữ, sau đó cổng thành Dĩnh Châu bị công hạ. Nhạc Phi thúc quân vào thành. Kinh Siêu cận chiến với Nhạc Phi. Nhạc Phi sức khỏe phi thường đã giết chết Kinh Siêu. Nhạc Phi thu hồi lại Dĩnh Châu[102].
Khi đó cánh quân của Trương Hiến và Từ Khánh đã nhận lệnh của Nhạc Phi đi giành lại Tùy Châu nhưng đánh nhiều ngày vẫn chưa hạ được Tùy Châu. Ngưu Cao lại xin Nhạc Phi đi giúp Trương Hiến và Từ Khánh, được Nhạc Phi đồng ý. Rồi Ngưu Cao chỉ mang 3 ngày lương đi đánh Tùy Châu. Ngưu Cao dùng kế dương đông kích tây cuối cùng hạ được Tùy Châu trong đúng 3 ngày. Tướng giữ thành Tùy Châu là Vương Tung không chiến bỏ trốn. Ngưu Cao xông vào thành Tùy Châu chiến đấu, bắt được tướng Vương Sùng của Đại Tề thì mang chém. [103][104].
Trước đó Vương Quý đã nhận lệnh Nhạc Phi đi đánh Đặng Châu nhưng bị liên quân Kim - Tề đón đánh bên ngoài Đặng Châu, bị ngăn lại giữa đường vẫn chưa đến được chân thành Đặng Châu. Tháng 7 năm 1134, Nhạc Phi phái Trương Hiến, Vương Vạn, Đổng Tiên đi giúp Vương Quý đánh Đặng Châu để đánh đuổi quân đội của Lý Thành ở đó. Trương Hiến, Vương Vạn, Đổng Tiên ngay sau đó cũng bị liên quân Kim - Tề đón đánh bên ngoài Đặng Châu, bị ngăn lại giữa đường y như Vương Quý nên họ hội quân với Vương Quý. Nhạc Phi nghe tin thì đích thân đến Đặng Châu trợ chiến. Lý Thành ở Đặng Châu nghe nói Nhạc Phi đích thân đến đánh Đặng Châu thì âm thầm chạy trốn khỏi Đặng Châu. Tướng Kim giữ thành Đặng Châu là Lưu Hợp Bột Cận và tướng Tề giữ thành Đặng Châu là Cao Trọng bày trận ngoài thành Đặng Châu 30 dặm đợi Nhạc Phi phá trận. Nhạc Phi phái Vương Quý, Trương Hiến hỗ trợ mình tấn công vào trận pháp của liên quân Kim - Tề này, dùng cung tên và hỏa lực bắn tan nát trận pháp của kẻ địch. Lưu Hợp Bột Cận bị giết, trận pháp của liên quân Kim - Tề bị Nhạc Phi phá tan ở ngoài thành Đặng Châu 30 dặm. Cao Trọng chạy về cố thủ Đặng Châu. Nhạc gia quân do Vương Vạn và Đổng Tiên chỉ huy thừa thắng thu phục Đặng Châu. Nhạc Phi bắt sống Cao Trọng[105][106][107][108]
Nhạc Phi sau đó dẫn Nhạc gia quân từ Ngạc Châu đi đánh Đường Châu (nay là huyện Đường tỉnh Hà Nam), nơi do tướng Đại Tề là Tiết Hanh rất dũng mãnh trấn giữ. Thấy Tiết Hanh cậy khỏe, Ngưu Cao dùng kế mai phục ở Hà Gia trại phía bắc Đường Châu. Tiết Hanh bị Ngưu Cao dụ vào ổ mai phục đánh tan tành. Nhạc gia quân nhanh chóng chiếm Đường Châu vào tháng 8 năm 1134.
Vua Tống Cao Tông nghe tin Nhạc Phi đã chiếm lại 6 quận Tương Dương khi chưa đầy 3 tháng thì mừng rỡ nói:
Thời gian đó, thủ lĩnh "Trung Nghĩa xã" (忠義社) ở núi Thái Hành là Lương Hưng cùng Triệu Vân, Lý Tiến tung hoành Hà Đông, thường xuyên đánh phá hậu phương nước Kim. Cùng năm 1134, nước Kim phái A Lý (阿里), Hồ Tát (胡撒) càn quét "Trung Nghĩa xã" (忠義社) ở núi Thái Hành, Lương Hưng đại bại, sau đó lại bị tướng Kim là Gia Luật Mã Ngũ (耶律馬五) đánh tan.
Vua Kim Thái Tông sai Ngột Truật, Ngoa Lý Đóa và Thát Lại điều 50.000 quân Kim cứu viện vua Lưu Dự nước Đại Tề. Cuối năm 1134, nước Kim và Đại Tề lại bắt đầu một cuộc tấn công mới xa hơn về phía đông vào nhà Tống, dọc theo sông Hoài. Lần đầu tiên, vua Tống Cao Tông ban bố một chiếu thư chính thức luận tội nước Đại Tề. Quân Kim và quân Đại Tề có một loạt chiến thắng ở lưu vực sông Hoài. Tin tức truyền đến Lâm An, vua Tống Cao Tông kinh hoàng, phong Triệu Đỉnh là Đô Đốc Xuyên Thiểm để chống giặc, nhưng sau lại đổi làm Thượng thư hữu bộc xạ, kiểm Tri khu mật viện sự. Sau đó vua Tống Cao Tông sai Hàn Thế Trung lui về Trấn Giang phòng thủ và sai Ngụy Lương Thần đi sứ cầu hòa với người Kim, còn bản thân vua Tống Cao Tông bỏ Lâm An chạy về Bình Giang. Hàn Thế Trung nhận mệnh nhưng không làm theo lệnh vua, ra quân tiến đánh Dương châu, liên tục thắng quân Kim ở Trấn Giang, Ác Khẩu, Cao Bưu.[109] Hàn Thế Trung lại đánh tan quân Kim ở bờ sông Hoài, dồn quân Kim xuống sông khiến quân Kim chết đuối khá nhiều.[109] Sau đó Hàn Thế Trung lại đánh thắng quân Kim của Ngột Truật hai trận lớn ở Trúc Thục và Đạt La thuộc Tứ châu, buộc Ngột Truật phải lui quân về bắc. Vua Tống Cao Tông vui mừng, hạ chiếu thưởng ngựa quý và gấm vóc cho Hàn Thế Trung và gia phong quan tước cho các tướng dưới quyền Hàn Thế Trung là Giải Nguyên và Thành Mân.[110]
Cũng vào cuối năm 1134 liên quân nước Kim và Đại Tề lại hợp quân tấn công Lư châu (nay là Hợp Phì) nhà Tống. Thấy Lư châu nguy cấp, vua Tống Cao Tông đích thân viết thánh chỉ lệnh cho Nhạc Phi dẫn quân đến cứu Lư châu. Nhạc Phi dẫn Nhạc gia quân tiến gấp về Lư châu. Ông giương lá cờ "Tinh trung Nhạc Phi" khiến tướng sĩ Nhạc gia quân ai ai cũng hăng hái giết địch, chỉ một trận đánh lớn là đã đánh tan liên quân Kim - Tề, khiến liên quân Kim - Tề phải tháo chạy về bắc. Lư châu được yên. Nhạc Phi nhân đó nêu cao khẩu hiệu "Nghênh Hồi Nhị Đế" (cứu hai vua Tống Huy Tông và Tống Khâm Tông về) rồi dẫn Nhạc gia quân bắc phạt nước Kim, chiếm vài châu quận của nước Kim. Những chiến công này đã cổ vũ mạnh mẽ quân dân nhà Tống chống Kim, kiên định thể hiện quyết tâm thu phục Trung Nguyên của Nhạc Phi. Nhưng do ảnh hưởng của Tần Cối đứng đầu của phe chủ hòa, vua Tống Cao Tông đã cho triệu hồi Nhạc Phi về Bình Giang gặp mình, thăng chức cho Nhạc Phi làm Thanh Viễn quân Tiết độ sứ. Nhờ công hạ được 2 thành trong chiến dịch Tương Dương, Ngưu Cao được Nhạc Phi tâu lên vua Tống Cao Tông xin phong cho Ngưu Cao làm An phủ sứ 4 châu Đặng, Tương Dương, Đường, Sính; sau đó vua Tống Cao Tông lại bổ nhiệm Ngưu Cao làm Trung hộ thống lĩnh thần vũ hộ quân.
Nhạc Phi thấy dân chúng ở 6 quận Tương Dương và Lư châu khổ cực thì sai người dâng tấu lên vua Tống Cao Tông rằng:
Vua Tống Cao Tông đồng ý và làm theo thỉnh cầu của Nhạc Phi.
Tháng 2 năm 1135 vua Kim Thái Tông mất, Hoàn Nhan Đản còn nhỏ kế vị, tức là vua Kim Hi Tông[111][112], nước Kim gặp tranh chấp nội bộ giữa Niêm Hãn với Ngột Truật nên không thể xuất chinh nhà Tống nữa, cho nhà Tống thêm thời gian tập hợp lực lượng. Vua Tống Cao Tông lúc này mới từ Bình Giang quay về Lâm An. Triều đình nhà Tống cho rằng vua Kim Hi Tông mới lên ngôi chắc muốn nghị hòa nên sai sứ đến nước Kim thăm hỏi.
Sau khi liên tục bị quân Kim đánh bại, thủ lĩnh "Trung Nghĩa xã" (忠義社) là Lương Hưng vẫn không nguôi chí đánh Kim, liền dẫn hơn trăm người vượt Hoàng Hà đầu hàng Nhạc Phi.[77]
Cùng năm 1135, Nhạc Phi lại nêu cao khẩu hiệu "Nghênh Hồi Nhị Đế", giương lá cờ "Tinh trung Nhạc Phi" lên rồi dẫn Nhạc gia quân bắc phạt Trung nguyên, Ngưu Cao khi đó thường cùng tác chiến dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Nhạc Phi. Thấy Nhạc Phi bắc phạt, quân Kim tấn công Hoài Tây nhà Tống. Ngưu Cao theo lệnh Nhạc Phi mang quân vượt sông chống cự quân Kim, còn Nhạc Phi dẫn Nhạc gia quân đi tiếp ứng. Quân Kim bại trận rút lui khỏi Hoài Tây. Quân Đại Tề tiến đánh Lư Châu[113] nhà Tống, nhưng thấy Ngưu Cao ra trận đều sợ hãi rút lui. Ngưu Cao truy kích quân địch trên 30 dặm, giết được khá nhiều quân Tề[114].
Nhạc Phi sai thủ lĩnh "Trung Nghĩa xã" (忠義社) là Lương Hưng ban bố ý của vua Tống Cao Tông, chiêu kết bọn hào kiệt ở Lưỡng hà (Hoài Hà và Hoàng Hà), các núi. Vi Thuyên, Tôn Mưu cầm quân giữ các gia trang, để chờ quân của Nhạc Phi sau này kéo đến mà tiếp ứng. Tháng 5 năm 1135, bộ tướng Vương Quý của Nhạc Phi được thăng chức từ Củng Vệ đại phu, Hòa châu phòng ngự sứ, lên Đệ châu phòng ngự sứ, Long Thần vệ tứ sương đô chỉ huy sứ.
Khi ấy Dương Ma (hoặc Dương Yêu) chiếm cứ Động Đình, quan quân nhà Tống chưa dẹp được. Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) cho rằng Động Đình ở thượng lưu của Kiến Khang, sợ Dương Ma thẳng tiến đến Lâm An hại vua Tống Cao Tông nên Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) xin vua đi dẹp. Vua Tống Cao Tông đồng ý, cử Nhạc Phi đi cùng Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) đánh dẹp Dương Ma. Sau khi giữ vững Lư Châu, Ngưu Cao lại theo Nhạc Phi đi đánh Dương Ma.
Khi ra chiến trường, quân lương là quan trọng nhất, nhà Tống lúc này quá suy yếu nên quân lương cho quân đội toàn là trưng dụng từ dân chúng. Mỗi lần trưng dụng quân lương như thế này, Nhạc Phi thường than rằng:
Tháng 6 năm 1135, Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) đích thân đi đốc chiến, Nhạc Phi cùng Nhạc gia quân tiến hành đánh dẹp cuộc khởi nghĩa của Dương Ma. Dựa vào việc Dương Ma không được lòng dân, Nhạc Phi cho quân bao vây các căn cứ của Dương Ma, vừa đánh vừa chiêu hàng các tướng dưới quyền Dương Ma. Cuối cùng các tướng của Dương Ma đều quy hàng Nhạc Phi, giúp cho Nhạc Phi đánh tan các đạo thủy quân của Dương Ma.
Sau đó nhờ nội gián bên trong hàng ngũ của Dương Ma, quân đội Nhạc Phi nhanh chóng đánh được vào căn cứ chính của Dương Ma. Ngưu Cao bắt sống được Dương Ma, triệt để loại bỏ mối họa bên trong cho nhà Tống. Sau khi bình định dược Dương Ma, Nhạc Phi lấy mấy vạn tráng đinh của Dương Ma thu vào Nhạc gia quân. Nhạc gia quân từ khoảng 3 vạn người phát triển tới khoảng 10 vạn người, lấy trung quân thống chế Vương Quý, tiền quân thống chế Trương Hiến, Từ Khánh, Ngưu Cao, Đổng Tiên làm trụ cột.
Khi đó Nhạc Phi chiêu tập dân chúng làm ruộng, lại thực hiện chế độ đồn điền quân đội (nhờ đó mà mỗi năm sau này nhà Tống chỉ trưng dụng một nửa số lượng lương thực từng trưng dụng của dân chúng trước đó).
Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) bèn tâu xin vua Tống Cao Tông lấy Nhạc Phi đóng ở Kinh, Tương để tính Trung Nguyên, còn Trương Tuấn từ Ngạc, Nhạc chuyển đến Hoài Đông, đại hội chư tướng, bàn việc tổ chức phòng ngự. Vua Tống Cao Tông thuận theo.
Cùng tháng 6 năm 1135, Thượng hoàng Tống Huy Tông qua đời ở Ngũ Quốc thành nước Kim. Lúc này ở triều đình nhà Tống, Tần Cối được vua Tống Cao Tông từ từ thăng chức trở lại.
Lúc này Nhạc Phi đổi tên đứa con trai út của mình từ Nhạc Ai sang Nhạc Đình[7]
Năm 1136, Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) hội chư tướng bàn bạc ở thượng du Trường Giang, muốn trị tội vua Đại Tề là Lưu Dự tiếm nghịch. Trong hội nghị, Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) chỉ khen một mình Nhạc Phi. Sau đó Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) lệnh cho Hàn Thế Trung từ Thừa [115] nhằm vào Hoài Dương[116], Lưu Quang Thế tiến đến đóng quân ở Hợp Phì, Trương Tuấn (Trương Bá Anh) tiến đến ở Hu Dị, lấy Dương Nghi Trung đi sau giúp Trương Tuấn (Trương Bá Anh); Nhạc Phi đến ở Tương Dương, nhòm ngó Trung Nguyên.
Việc được đóng quân ở Tương Dương để mưu việc khôi phục trung nguyên vốn là chí nguyện của Nhạc Phi. Nhạc Phi dời quân đóng ở Kinh Tây, được vua Tống Cao Tông đổi làm Vũ thắng Định quốc quân Tiết độ sứ kiêm Tuyên phủ phó sứ. Nhạc Phi mở quân doanh ở Tương Dương.
Nhạc gia quân đang đồn trú tại Tương Dương, 5 vạn binh của tướng Đại Tề là bọn Tây Kinh thống chế Quách Đức, Ngụy Nhữ Bật, Thi Phú, Nhâm An Trung xâm phạm Đặng Châu, Nhạc Phi sai Trương Hiến cùng Hác Chỉnh, Dương Tái Hưng đem 1 vạn binh nghênh chiến ở Nội Hưng. Giằng co 2 ngày, Trương Hiến vờ thua, dẫn dụ quân Tề vào ổ mai phục mà đánh bại, bắt được Quách Đức, Thi Phú, giành lấy hàng trăm thớt ngựa, thu hàng cả ngàn binh sĩ. Ngụy Nhữ Bật thu tàn quân Tề chạy về Lạc Dương.[117]
Tháng 7 năm 1136, Nhạc Phi ở Tương Dương được phong Kiểm giáo thiếu bảo, Vũ Thắng Định quốc quân Tiết Độ sứ, Hồ Bắc Kinh Tây lộ Tuyên phủ phó sứ, kiêm Doanh điền sứ suất quân bắc phạt nước Đại Tề. Dương Tái Hưng được lệnh của Nhạc Phi suất bộ binh đến Nghiệp Dương để thu phục Tây Kinh huyện Trường Thủy[118]. Dương Tái Hưng đến Nghiệp Dương giết đô thống và thống chế của Đại Tề, giết quân Đại Tề hơn năm trăm người, bắt giữ hơn trăm người. Tàn dư Đại Tề bỏ chạy. Ngày hôm sau, Dương Tái Hưng tái chiến với quân Đại Tề do Tôn Hồng Giản chỉ huy. Dương Tái Hưng phá tan 2000 quân Đại Tề, rồi dẫn binh chiếm lại Tây Kinh huyện Trường Thủy, đoạt lương hơn hai vạn thạch cung cấp cho quân dân, tu sửa thành trì Tây Kinh. Dương Tái Hưng lại đoạt ngựa vạn thớt, mấy chục vạn cỏ khô. Trung Nguyên đều hưởng ứng Nhạc gia quân. Dương Tái Hưng tiến về phía đông đánh chiếm Thái Châu (nay là Nhữ Nam, Hà Nam) của quân Đại Tề, lại đốt lương thảo của quân Đại Tề ở đó.[119]
Quân Tống sau đó dưới sự chủ trì của đại tướng Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) cùng các lộ quân của Nhạc Phi, vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc, Lưu Quang Thế, Trương Tuấn (Trương Bá Anh), Dương Nghi Trung cùng các lộ cất quân Bắc phạt vào nước Kim. Nhạc Phi xuất quân ở trấn Tương Dương, giương đông kích tây, lệnh cho thuộc tướng là Ngưu Cao giả vờ tiến quân lên phía Đông Bắc, đến Thái Châu, còn mình thì dẫn quân chủ lực tấn công phía Tây Bắc, đến Y Dương.
Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) vượt Trường Giang, phủ dụ khắp các đòn thú ở thượng du sông Hoài. Khi Trương Tuấn (Trương Bá Anh) đến Hu Dị, Nhạc Phi đưa quân vào Thái Châu[120]. Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) vào triều đình Lâm An, mời vua Tống Cao Tông đến Kiến Khang. Xa giá khởi hành, Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) đi trước đến thượng du Trường Giang, có tin báo vua Lưu Dự nước Đại Tề cùng cháu là Lưu Nghê hiệp với người Kim vào đánh nhà Tống, Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) tâu rằng đây chỉ là quân của vua Lưu Dự mà thôi. Bọn Trương Tuấn (Trương Bá Anh), Lưu Quang Thế tỏ ra hoang mang, Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) không cho lui quân, rồi mệnh cho Dương Nghi Trung đến đóng quân ở Hào Châu. Lưu Lân dẫn quân Tề bức Hợp Phì, Trương Tuấn (Trương Bá Anh) xin thêm quân, còn Lưu Quang Thế muốn lui quân, tể tướng Triệu Đỉnh muốn triệu quân đội Nhạc Phi về phía đông.
Vua Tống Cao Tông lệnh cho bọn Trương Tuấn (Trương Bá Anh), Lưu Quang Thế, Dương Nghi Trung về giữ Trường Giang. Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) tâu lên phản đối việc điều động này, cho rằng nếu các cánh quân vượt Trường Giang quay về thì vùng Hoài Nam sẽ mất. Vua Tống Cao Tông sau đó có chiếu thư nghe theo lời Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) vẫn để các cánh quân tác chiến như cũ. Dương Nghi Trung đến Hào Châu, Lưu Quang Thế đã bỏ Lư Châu chạy về phía nam, Hoài Tây chấn động. Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) nghe tin, vội đến Thái Thạch, lệnh cho chém đầu bất cứ ai dám vượt sông trở về. Lưu Quang Thế đành phải dừng quân lại, cùng Dương Nghi Trung đón quân Tề của Lưu Nghê và Lưu Lân. Lưu Nghê và Lưu Lân dẫn quân Tề tấn công Dương Nghi Trung, bị Dương Nghi Trung đánh cho đại bại ở Ngẫu Đường (thuộc An Huy ngày nay). Lưu Nghê và Lưu Lân đều nhổ trại bỏ trốn về bắc. Vua Tống Cao Tông viết thư khen ngợi, triệu Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) về mà úy lạo.
Lúc này vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc nhận lệnh của Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) đi đánh Hoài Dương[121] do vua Lưu Dự của nước Đại Tề trấn giữ. Vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc mang quân vượt sông Hoài, đến Phù Ly[122] dưới chân thành Hoài Dương của nước Kim thì bị quân Kim đến cứu viện bao vây. Vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc xung trận phá vây, tướng Kim là Nha Hợp Bột Cẩn bị bắt, viện binh Kim bị đánh tan. Quân Kim bỏ chạy, lộ quân Tống của vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc vây Hoài Dương của nước Kim 6 ngày nhưng cuối cùng không hạ được. Vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc đành phải rút lui về nam.
Trong khi đó Nhạc Phi và con trai là Nhạc Vân cùng các tướng dưới quyền như Dương Tái Hưng, Vương Quý, Từ Khánh, Trương Hiến, Vương Vạn, Đổng Tiên, Lý Sơn,... đang tiến đánh lên Tây Bắc, năm trận giao chiến với quân Kim thì Nhạc Phi đều đánh thắng cả năm, thu phục rất nhanh Y Dương, Lạc Dương, Thương Châu, Quắc Châu về cho nhà Tống. Với lá cờ "Tinh trung Nhạc Phi" bay phấp phới, Nhạc Phi cùng Nhạc gia quân hăng hái đánh chiếm thêm các vùng đất rộng lớn ở Dự Tây và Thiểm Nam của nước Kim. Nhạc Phi tiến vào một dãy bờ phía nam Hoàng Hà, thu phục cả một vùng đất rộng lớn về cho nhà Tống. Nhân dân khắp nơi đón chào Nhạc Phi, đua nhau tham gia vào quân đội của Nhạc Phi. Quân đội, hàng trăm đám nghĩa quân lớn nhỏ xin đến hưởng ứng Nhạc Phi.
Nhạc Phi liên tục dâng sớ xin vua Tống Cao Tông cho ông tiếp tục bắc phạt, khôi phục giang sơn cho nhà Tống. Trong tình thế hết sức thuận lợi này, phái chủ hoà trong triều đình Nam Tống mà đứng đầu là Tần Cối lại tỏ ra sợ hãi, liên tục gạt đi ý định bắc phạt của Nhạc Phi, bất chấp những chiến thắng vang dội của Nhạc Phi trên trận địa.
Cũng trong năm 1136 thân mẫu của Nhạc Phi là Diêu thị qua đời ở trại huấn luyện Nhạc gia quân tại Vũ Xương (khi đó toàn bộ gia quyến của Nhạc Phi đều ở đó), hưởng thọ 71 tuổi. Vợ Nhạc Phi là Lý thị sợ chồng biết tin sẽ đau buồn sinh bệnh, ảnh hưởng đến chiến sự nên cô không báo tin cho Nhạc Phi. Có thể đây cũng là ý nguyện của người mẹ Diêu thị.
Nhạc Phi khi đó là đại nguyên soái quyền cao chức trọng nhưng ông luôn sống rất chuẩn mực và nghiêm túc. Ông là người vẫn giữ được bản chất của một người anh hùng áo vải. Ông sống rất giản dị, tiết kiệm. Ông cũng là người rất nghiêm túc trong chuyện tình cảm. Tuy hai lần kết hôn nhưng ông không hề nạp thêm tiểu thiếp, kiên quyết 1 vợ, không bao giờ đi đến những nơi thanh lâu buông thả. Lúc đó có tướng Tống là Ngô Giới bỏ ra 2000 quan tiền để mua một mỹ nữ nhà có ăn học, dâng tặng cho Nhạc Phi[7]. Các tướng của Nhạc gia quân đều ủng hộ Nhạc Phi nạp cô ấy làm tiểu thiếp. Nhưng Nhạc Phi thẳng thừng từ chối. Ông nói rằng:
Nghe Nhạc Phi nói xong, mỹ nữ ấy chỉ cười. Nhạc Phi liền cảm nhận được cô gái này rất phóng khoáng, có thể quan hệ nam nữ với bất kỳ tướng sĩ nào trong doanh trại.[15] Kết quả, Nhạc Phi sai thuộc hạ đem mỹ nữ ấy trả về dù các thuộc hạ của ông có khuyên can, vì làm như thế sẽ làm tổn thương giao hảo giữa ông với Ngô Giới. Song ông nói:
Cuối cùng người mỹ nữ ấy cũng được trả về nhà của cô ấy và Nhạc Phi cũng cấm các con trai của ông sau này không được nạp thiếp khi đã có thê tử (về sau Ngô Giới biết chuyện lại càng kính trọng Nhạc Phi hơn)[7][15]
Khi đó ở nước Kim, do vua Kim Hi Tông còn nhỏ nên quyền hành trong tay Thát Lại. Thấy Nhạc Phi, vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc và Trương Tuấn (Trương Bá Anh) đã chiếm mất nhiều đất đai của nước Kim, Thát Lại muốn cắt Hà Nam cho nhà Tống để chấm dứt chiến tranh. Theo lời Thát Lại, vua Kim Hi Tông sai Trưởng Thông Cổ đi Giang Nam nghị hòa với vua Tống Cao Tông. Vua Tống Cao Tông và Tần Cối gặp sứ nước Kim thì mừng lắm, liền cho triệu hồi các lộ quân Bắc phạt của Nhạc Phi, vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc và Trương Tuấn (Trương Bá Anh) trở về nam. Một lần nữa lại khiến cho ý chí của Nhạc Phi khó thực hiện.
Đầu năm 1137, khi nghe sứ giả Hà Tiến từ nước Kim quay về kể lại, vua Tống Cao Tông mới biết tin Trịnh Thái hậu đã qua đời ở Ngũ Quốc thành nước Kim vào 7 năm trước[123] và Thượng hoàng Tống Huy Tông cũng đã qua đời ở Ngũ Quốc thành vào 2 năm trước thì đau lòng, bắt đầu lo cho mẹ là Vi Thái hậu cũng đang ở Ngũ Quốc thành nước Kim. Vua Tống Cao Tông ra lệnh cả nước để tang cho Thượng hoàng Tống Huy Tông và Trịnh Thái hậu. Vua Tống Cao Tông khi đó kiên quyết phải bắc phạt nước Kim để đem thi hài Thượng hoàng Tống Huy Tông trở về. Tuy nhiên trong ngày hôm đó vua Tống Cao Tông phong cho Tần Cối làm Xu mật sứ, ân điển như tể thần, phe chủ hòa mạnh trở lại.
Vua Tống Cao Tông sai Nhạc Phi đến Vũ Xương coi quân. Tướng Tống là Lưu Quang Thế sợ giặc ở Hoài Tây, tháng 3 năm 1137, Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) tâu xin vua Tống Cao Tông bãi chức của Lưu Quang Thế. Vua Tống Cao Tông định đem quân đội 50.000 quân của Lưu Quang Thế giao cho Nhạc Phi thống lĩnh. Khi Nhạc Phi sắp sửa đến nhận quân, Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) sai người đến trại của Nhạc Phi để gửi lời từ chối của Trương Tuấn (Trương Đức Viễn). Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) sau đó viết thư cho Nhạc Phi:
Nhạc Phi cũng viết thư cho Trương Tuấn (Trương Đức Viễn):
Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) lại viết thư cho Nhạc Phi:
Nhạc Phi lại viết thư cho Trương Tuấn (Trương Đức Viễn):
Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) viết tiếp thư cho Nhạc Phi:
Nhạc Phi viết tiếp thư cho Trương Tuấn (Trương Đức Viễn):
Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) bị phật, như vẫn viết tiếp thư cho Nhạc Phi:
Nhạc Phi vẫn viết tiếp thư cho Trương Tuấn (Trương Đức Viễn):
Rồi Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) vẫn không giao 50.000 quân Hoài Tây cho Nhạc Phi. Thay vào đó Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) giao lại quân đội của Lưu Quang Thế cho đốc phủ (tức là đặt dưới quyền quản hạt của Trương Tuấn), rồi lệnh cho Tham mưu Binh bộ thượng thư Lữ Chỉ đến Lư Châu chỉ huy. Nhưng Tần Cối cho rằng đốc phủ nắm binh có chỗ đáng ngờ, xin đặt chủ soái, triều đình lấy Vương Đức làm Đô thống chế, Lịch Quỳnh làm phó. Lịch Quỳnh không phục Vương Đức, 2 người tố cáo lẫn nhau với Ngự sử đài. Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) bèn mệnh cho Trương Tuấn (Trương Bá Anh) làm Tuyên phủ sứ, Dương Nghi Trung, Lưu Kỹ làm Chế trí phán quan để phủ dụ bọn họ.
Lúc này biết tin chồng đang tạm ngưng chinh chiến nên Lý thị mới sai người gửi thư báo cho Nhạc Phi biết chuyện thân mẫu Diêu thị của ông đã qua đời từ năm ngoái. Nhạc Phi hết sức đau buồn, liền gửi thư xin Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) cho Trương Hiến thay ông cai quản Nhạc gia quân, rồi ông về nhà ở Vũ Xương chịu tang mẹ. Trước đó, Nhạc Phi đã phản bác tất cả đề nghị về nhân sự ở Hoài Tây của Trương Tuấn (Trương Đức Viễn), khiến Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) tức giận. Đến nay, Nhạc Phi muốn Trương Hiến coi thay việc quân, nhưng Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) không đồng ý. Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) tâu xin vua Tống Cao Tông lấy Trương Tông Nguyên làm Tuyên phủ phán quan, giám quân của Nhạc gia quân.[124]
Tháng 4 âm lịch năm 1137, vua Tống Cao Tông lại sai Vương Luân sang nước Kim bàn việc nghị hòa, đón thi hài của Thượng hoàng Tống Huy Tông, Trịnh Thái hậu cùng mẹ của vua Tống Cao Tông là Vi Thái hậu về nước. Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) sau đó khuyên vua Tống Cao Tông nên nhân lúc nước Kim nghĩ rằng nhà Tống muốn nghị hòa, phòng bị của nước Kim tất nhiên lỏng lẻo, bất ngờ xuất quân đi bắc phạt vào nước Kim sẽ đại thắng. Vua Tống Cao Tông nghe theo Trương Tuấn (Trương Đức Viễn), lệnh cho quân đội âm thầm chuẩn bị bắc phạt.
Trước đó, hai chỉ huy quân Tống ở Hoài Tây là Vương Đức và Lịch Quỳnh mâu thuẫn nhau, tố cáo lẫn nhau với Ngự sử đài. Trương Tuấn (Trương Bá Anh), Dương Nghi Trung, Lưu Kỹ được Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) phái đến phủ dụ hai người họ. Nhưng khi bọn Trương Tuấn (Trương Bá Anh) chưa đến, tháng 8 năm 1137, Lịch Quỳnh đã làm phản, bắt Lữ Chỉ quy hàng vua Lưu Dự của Đại Tề. Lữ Chỉ không theo nên bị Lịch Quỳnh giết chết. Lịch Quỳnh sau đó 25.000 quân dưới quyền đi quy hàng Đại Tề. Quân Hoài Tây do Vương Đức chỉ huy chỉ còn 25.000 quân. Vì chuyện này mà vua Tống Cao Tông phải từ bỏ chiến dịch bắc phạt mà Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) đã đề nghị.
Tháng 9 âm lịch năm 1137 Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) nhận tội sắp xếp không thỏa đáng vụ 50.000 quân Hoài Tây này mà xin chịu bãi chức, vua Tống Cao Tông hỏi Tần Cối có thay Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) được không? Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) đáp:
Vua Tống Cao Tông bèn dùng Triệu Đỉnh. Tần Cối vì thế căm ghét Trương Tuấn (Trương Đức Viễn), khiến Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) bị điều đến Vĩnh Châu.
Thời gian sau Nhạc Phi lại khởi phục. Nhạc Phi khiêng linh cữu thân mẫu Diêu thị về Lư Sơn, dâng biểu nhiều lần xin chung tang 3 năm nhưng vua Tống Cao Tông không cho. Nhạc Phi bị vua ép phải quay lại coi việc quân ở Nhạc gia quân. Nhạc Phi sau đó chôn Diêu thị ở Cửu Giang rồi quay lại Nhạc gia quân. Thấy Nhạc Phi trở lại, Trương Tông Nguyên phải giao lại binh quyền Nhạc gia quân cho ông. Vua Tống Cao Tông lại sai Nhạc Phi làm Tuyên phủ vùng Hà Đông, Tiết chế lộ Hà Bắc.
Lúc ấy, quân Đại Tề dồn binh dòm ngó Đường Châu của Nhạc gia quân. Với lá cờ "Tinh trung Nhạc Phi" bay phấp phới, Nhạc Phi lệnh cho Vương Quý, Đổng Tiên dẫn Nhạc gia quân đi công phá quân Tề. Vương Quý và Đổng Tiên đánh tan quân Tề, đốt doanh trại của quân Tề, rồi tiến quân lên bắc chiếm vài quận huyện của nước Đại Tề cùng năm 1137. Nhạc Phi nhân thế tâu vua Tống Cao Tông xin thừa thắng chiếm luôn đất Sái (còn gọi là Thái) để lấy Trung nguyên. Vua Tống Cao Tông không chịu, triệu quân đội Nhạc gia quân của Nhạc Phi về. Nhạc Phi lại buồn bực phải lui quân về nam.
Nhạc Phi trở về yết kiến vua Tống Cao Tông ở Lâm An. Vua Tống Cao Tông hỏi Nhạc Phi:
Nhạc Phi thưa:
Vua Tống Cao Tông khen phải.
Nhạc Phi lại dâng sớ bàn về việc quân Kim lập Lưu Dự làm vua Tề, có ý dùng người Tống đánh người Tống. Nhạc Phi lại trình bày sách lược thu phục Trung nguyên. Vua Tống Cao Tông nói:
Vua Tống Cao Tông nói tiếp:
Nhạc Phi vừa mưu khôi phục Trung nguyên thì gặp lúc Tần Cối được vua Tống Cao Tông tin dùng chủ hoà. Vì vậy, vua Tống Cao Tông không theo kế của Nhạc Phi nữa, triệu Nhạc Phi dời quân về đóng ở Giang Châu.
Mùa thu năm 1137, Nhạc Phi dẫn Nhạc gia quân đi thị sát các tuyến phòng thủ biên giới nhà Tống nhằm củng cố vững chắc hơn cho các tuyến phòng thủ biên giới này, đề phòng liên quân Kim - Tề nam hạ tấn công. Nhạc Phi gửi báo cáo lên vua Tống Cao Tông về những việc mà ông đã làm nhằm củng cố các tuyến phòng thủ biên giới của nhà Tống. Vua Tống Cao Tông đã viết một đạo thánh chỉ để đáp lại báo cáo của Nhạc Phi, ca ngợi và khuyến khích lòng trung thành kiên định của Nhạc Phi với nhà Tống.
Nhạc Phi biết vua Lưu Dự liên kết với nước Kim mà Ngột Truật nước Kim lại ghét Lưu Dự, có thể ly gián hai bên để làm kinh động tinh thần quân địch. Gặp khi trung quân bắt được một tên gián điệp của Ngột Truật, Nhạc Phi giả vờ quở tên ấy:
Tên gián điệp muốn khỏi chết nên giả vờ nhận lời sẽ đem thư khác đến cho Lưu Dự. Nhạc Phi lại viết thơ cho Lưu Dự, nói việc cùng hợp nhau mưu giết Ngột Truật. Nhạc Phi lại nói với tên gián điệp ấy:
Nhạc Phi lại sai tên ấy đến Tề hỏi ngày cử binh. Tên ấy trở về, đem thơ dâng cho Ngột Truật. Ngột Truật cả sợ, dâng thơ ấy cho vua Kim Hi Tông. Sau đó Ngột Truật tiêu diệt phe cánh của Niêm Hãn (người ủng hộ vua Lưu Dự của nước Đại Tề) khiến Niêm Hãn phẫn uất mà qua đời trong năm 1137.
Cuối năm 1137, nước Kim (đời vua Kim Hi Tông) nghi ngờ vua Lưu Dự nước Đại Tề có âm mưu bí mật với Nhạc Phi chống lại mình. Vua Kim Hi Tông giáng phong vua Lưu Dự làm Thục vương đồng thời phế bỏ nước Đại Tề, đem cả nhà Lưu Dự dời sang phủ Lâm Hoàng, Thượng Kinh.[125] Từ đây nước Kim trực tiếp làm chủ Trung Nguyên[126]. Hai tướng của Lưu Dự là Lý Thành và Lịch Quỳnh (hai phản tướng của nhà Tống ngày trước) trở thành hai tướng của nước Kim.
Khi nghe tin vua Lưu Dự của Đại Tề bị người Kim phế bỏ, Nhạc Phi xin triều đình nhà Tống tăng quân, muốn nhân lúc nước Kim bỏ Lưu Dự mà xuất kỳ bất ý, thừa cơ bắc phạt để khôi phục Trung Nguyên, nhưng không được triều đình nhà Tống chấp nhận.
Mùa xuân năm 1138, Nhạc Phi phụng mệnh vua Tống Cao Tông dẫn bản bộ Nhạc gia quân quay về lưu thủ Ngạc Châu (nay là thành phố Vũ Hán - tỉnh Hồ Bắc). Nhạc Phi viết bài thơ Mãn giang hồng - Đăng Hoàng Hạc lâu hữu cảm để tác động đến quan lại trong triều đình:
Mãn giang hồng - Đăng Hoàng Hạc lâu hữu cảm
"Dao vọng Trung Nguyên,
Hoang yên ngoại,
Hứa đa thành quách.
Tưởng đương niên,
Hoa già liễu hộ,
Phượng lâu long các.
Vạn Tuế sơn tiền châu thuý nhiễu,
Bồng Hồ điện lý sênh ca tác.
Đáo như kim,
Thiết kỵ mãn giao kỳ,
Phong trần ác.
Dân an tại?
Điền câu hác.
Binh an tại?
Cao phong ngạc!
Thán giang sơn y cựu,
Thiên thôn liêu lạc.
Hà nhật thỉnh anh đề nhuệ lữ!
Nhất tiên trực độ thanh Hà Lạc?
Khước quy lai,
Tái tục Hán Dương du,
Kỵ hoàng hạc."
(Nhạc Phi)
Tạm dịch:
Máu đầy sông - Cảm xúc khi lên lầu Hoàng Hạc
"Xa ngắm Trung Nguyên,
Bên ngoài lớp khói hoang vu,
Rất nhiều thành quách.
Nhớ lại năm xưa,
Hoa che liễu rủ,
(Chốn) lầu phượng gác rồng.
Trước núi Vạn Tuế, giăng màu biếc, màu ngọc,
Trong điện Bồng Hồ, vang tiếng sênh, tiếng hát.
Tới hôm nay,
Quân thiết kỵ tràn đầy khắp nội,
Gió bụi mịt mù.
Dân ở đâu?
Lấp ngòi hang.
Quân ở đâu?
(Đem thân) làm trơn giáo mác.
Than thở nước non vẫn nguyên vẻ cũ,
Nghìn làng xơ xác.
Bao giờ mới nhận được cờ lệnh chỉ huy quân tinh nhuệ,
Vung roi vượt sông quét sạch Hà, Lạc!
Lại quay về,
Tiếp tục cuộc rong chơi ở Hán Dương,
Cưỡi chim hạc vàng."
(Nhạc Phi)
Sau đó, con trai trưởng của Nhạc Phi là Nhạc Vân cưới vợ. Gia quyến của Nhạc Phi vừa mất đi người mẹ Diêu thị của Nhạc Phi vào năm ngoái thì nay Nhạc Phi và Lý thị lại có con dâu cùng chăm lo cho Nhạc gia.
Hàn Thế Trung cũng cho rằng nước Kim vừa xoá bỏ chính quyền Đại Tề của Lưu Dự là cơ hội tốt để bắc phạt thu phục Trung nguyên, nhưng Tể tướng Tần Cối - người có cùng quan điểm với vua Tống Cao Tông - điều quân của Hàn Thế Trung từ Giang Bắc về Giang Nam, ngăn cản vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc tác chiến với quân Kim. Hàn Thế Trung nhiều lần kiến nghị để quân ở lại bố phòng như không được triều đình nhà Tống cho phép. Hàn Thế Trung đã đích thân về Lâm An kiến nghị lên vua Tống Cao Tông. Vua Tống Cao Tông tuy biểu dương Hàn Thế Trung nhưng không làm theo.[127]
Cùng năm 1138, vua Tống Cao Tông cho rằng Lâm An được bao quanh bởi các rào cản tự nhiên như là hồ nước và đồng lúa, khiến kỵ binh nước Kim khó lòng chọc thủng hệ thống công sự tại đây[128], cộng thêm việc Lâm An nằm sát biển cũng giúp hoạt động tháo lui khỏi Lâm An trở nên dễ dàng hơn[129]. Sau đó vua Tống Cao Tông bất chấp các đề xuất của bá quan về việc nên lấy Kiến Khang làm kinh đô, tuyên bố Lâm An chính thức là kinh đô mới của nhà Tống vì Lâm An an toàn hơn Kiến Khang[130].
Vua Tống Cao Tông (lúc này đã từ Kiến Khang về lại Lâm An) nhớ đến mẹ của mình là Vi Thái hậu còn ở Ngũ Quốc thành nước Kim, nên muốn đón về, bèn sai Vương Luân đi sứ nước Kim để cầu xin Thát Lại cho đưa hài cốt của Thượng hoàng Tống Huy Tông, Trịnh thái hậu cùng Vi Thái hậu về nước thì vua Tống Cao Tông sẽ nhường luôn đất Hà Nam cho nước Kim. Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) nghe tin hết sức can ngăn nhưng vua Tống Cao Tông không nghe. Nhạc Phi và Hàn Thế Trung cùng đông đảo bá quan dâng thư phản đối hòa nghị, chỉ trích kịch liệt các đề nghị hòa bình nhưng vua Tống Cao Tông lúc này bị Tần Cối gièm pha nên luôn muốn chủ hòa. Thêm vào đó, Nhạc và Hàn Thế Trung đều có ý bắc tiến để đón 2 vua cũ là Tống Huy Tông và Tống Khâm Tông trở về, vua Tống Cao Tông sợ mất ngôi báu nên một mực không nghe theo kiến nghị của Nhạc Phi và Hàn Thế Trung. Bấy giờ Thát Lại nước Kim đã đồng ý trả lại hài cốt thượng hoàng Tống Huy Tông, thái hậu, trả lại đất Hà Nam và Thiểm Tây cho nhà Tống.
Nhạc Phi nghe tin nước Kim muốn trả Hà Nam cho nhà Tống nên ông đích thân nhập cung gặp vua Tống Cao Tông và nói:
Rồi Nhạc Phi nói tiếp:
Lời nói của Nhạc Phi có ý xâm phạm đến phe chủ hòa của Tần Cối, khiến Tần Cối giận dữ.
Cuối năm 1138, sứ giả nước Kim đến Lâm An nhà Tống đưa ra điều kiện nghị hòa là vua Tống Cao Tông phải bỏ áo hoàng đế, mặc áo đại thần, quỳ về phương bắc tiếp nhận chiếu chỉ của vua Kim Hi Tông. Cả triều đình nhà Tống chấn động. Hàn Thế Trung cực lực phản đối, nhiều lần dâng biểu và đích thân đến gặp vua Tống Cao Tông can ngăn nhưng vẫn không được chấp nhận. Hàn Thế Trung sai thủ hạ đón đường bắt sứ giả nước Kim, nhưng mưu bị lộ nên sứ giả nước Kim đi đường khác thoát về.[127]
Năm 1139, vua Tống Cao Tông sai Sĩ Niệu và Trương Đảo đến Củng Lạc (đã bị nước Kim chiếm) thăm nom lăng tẩm các đời tiên đế nhà Tống thì thấy người Kim đã phá hoại sơn lăng không còn gì. Trương Đảo về nước tâu lên vua Tống Cao Tông, lời lẽ đầy thống hận. Tần Cối ghét lắm, bèn giáng Trương Đảo làm Tri phủ Thành Đô. Còn Triệu Đỉnh do việc lập tự của vua Tống Cao Tông mà bị Tần Cối gièm pha khiến bị bãi chức từ trước. Lại có Hồ Thuyên dâng sớ xin chém ba tên gian tặc là Vương Luân, Tần Cối, Tôn Cận. Tần Cối hận thù, bèn đày Hồ Thuyên ra Chiêu Châu. Vương Thứ sáu lần dâng sớ phản đối nghị hòa, hỏi Tần Cối rằng cái chí khí muốn quyết chiến với quân Kim đến cùng của Tần Cối trước khi xảy ra sự kiện Tĩnh Khang đâu biến mất rồi? Tần Cối liền đày Vương Thứ ra Đàm châu. Lý Cương ở Phúc châu, Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) ở Vĩnh Châu, Nhạc Phi ở Ngạc Châu và Hàn Thế Trung ở Hoài Đông cũng tán đồng ý kiến trên nhưng chẳng ăn thua. Trần Cương Trung cũng không đồng ý nghị hòa, bị Tần Cối đày ra huyện An Viễn, Cam châu, một nơi ma thiêng nước độc; ít lâu sau Trần Cương Trung chết ở đây. Hơn 20 đại thần gồm Trương Thọ, Yến Đôn, Ngụy Cang, Lý Di Tôn, Lâu Chiếu... dâng sớ phản đối hòa nghị cũng chẳng ăn thua. Xu mật viện biên tu quan Triệu Ung cũng tán đồng với Hồ Thuyên, người này có uy tín lớn nên Tần Cối không dám bắt tội. Tần Cối lại bổ nhiệm Long Câu Như Uyên làm Ngự sử trung thừa để hạch tội những người chống đối.
Sau đó, Kim sứ là Trương Thông Cổ, Tiêu Triết theo Vương Luân về nam để làm lễ nhận quốc thư nghị hòa. Vua Tống Cao Tông không muốn quỳ lạy nhận thư vua Kim Hi Tông như Kim sứ yêu cầu. Tần Cối lại bảo Long Câu Như Uyên nghĩ ra được một kế nói trong ba năm tang chế (dù Thượng hoàng Tống Huy Tông đã mất vào năm 1135, nhưng năm 1137 nhà Tống mới biết nên nhà Tống lấy năm 1137 là năm mất của Thượng hoàng Tống Huy Tông) hoàng đế nhà Tống không tiếp khách, không bàn luận. Rồi Tần Cối lấy thân phận nhiếp trùng tể mà nhận thư vua Kim Hi Tông. Tần Cối sai Lễ bộ thị lang kiêm Trực học sĩ viện Tăng Khai thảo thư phúc đáp nước Kim, coi nhà Tống như một nước phiên thuộc của nước Kim. Tăng Khai từ chối, bị Tần Cối bãi chức. Tần Cối nhận thư vua Kim Hi Tông rồi đưa vào trong cung dâng vua Tống Cao Tông. Các điều khoản nghị hòa giữa Tống - Kim như sau:
Hòa nghị thành công, nhà Tống được làm chủ lại các vùng Thiểm Tây và Hà Nam, trong đó có Biện Kinh được vài tháng trước khi quân Kim nam hạ lần nữa.
Nhạc Phi và đông đảo tướng lĩnh nhà Tống kiên quyết phản đối. Nhạc Phi tâu với vua Tống Cao Tông rằng:
Đồng thời, Nhạc Phi tiếp tục dâng biểu lên vua Tống Cao Tông nêu kế lớn khôi phục Trung Nguyên nhưng không được vua Tống Cao Tông chấp nhận. Nhạc Phi sau đó viết bài thơ Tiểu trùng sơn có nội dung như sau:
Tiểu trùng sơn
"Tạc dạ hàn cung bất trú minh.
Kinh hồi thiên lý mộng,
Dĩ tam canh.
Khởi lai độc tự nhiễu giai hành,
Nhân tiễu tiễu,
Liêm ngoại nguyệt lung minh.
Bạch thủ vị công danh.
Cựu sơn tùng trúc lão,
Trở quy trình.
Dục tương tâm sự phó dao tranh.
Tri âm thiểu,
Huyền đoạn hữu thuỳ thinh."
(Nhạc Phi)
Tạm dịch:
Núi nhẹ cân
"Dế lạnh nỉ non suốt tối qua,
Dặm ngàn cơn mộng tỉnh,
Đã canh ba.
Một mình lững thững trước hiên nhà,
Người lặng lẽ,
Ngoài liếp ánh trăng nhoà.
Danh nợ luỵ thân già,
Núi xưa tùng trúc cũ,
Ngặt đường xa.
Đàn tranh mượn gửi nỗi niềm ta,
Tri âm vắng,
Ai mảng lúc tơ lìa."
(Nhạc Phi)
Tháng 6 âm lịch năm 1139 bạn của Nhạc Phi là Tứ Xuyên tuyên phủ sứ Ngô Giới vì đau buồn việc vua Tống Cao Tông xưng thần với vua Kim Hi Tông mà qua đời ở đất Thục.
Tuy nhiên lúc này trong cung nước Kim liên tiếp phát sinh biến loạn. Ngột Truật bắt mãn với việc cắt nhượng Hà Nam và Thiểm Tây cho nhà Tống của phái chủ hòa trong nước Kim. Phái chủ hòa của Thát Lại nhanh chóng bị Ngột Truật tiêu diệt . Thát Lại cũng bị giết chết cùng năm 1139 với tội danh "cấu kết với nhà Tống, đòi phân chia đất". Vua Kim Hi Tông muốn gây chiến tiếp với nhà Tống. Sứ thần Vương Luân được vua Tống Cao Tông sai đến bị nước Kim bắt giam ở Hà Gian.
Tháng 1 năm 1140, cựu tể tướng nhà Tống là Lý Cương vì đau buồn việc vua Tống Cao Tông xưng thần với vua Kim Hi Tông nên qua đời ở Phúc Châu.
Sau khi giết chết Thát Lại, vua Kim Hi Tông nghe theo Ngột Truật chủ trương đánh Tống thu hồi những đất đai bị mất vào tay Nhạc Phi vào 3 năm trước. Người Kim nhanh chóng xé bỏ hòa ước với nhà Tống, không cho Vi Thái hậu đưa quan tài Thượng hoàng Tống Huy Tông và Trịnh thái hậu về nam.
Tháng 5 năm 1140, quân Kim 9 vạn do Ngột Truật và Tản Li Hát chỉ huy lại ồ ạt xâm chiếm xuống phía Nam, chia hai đường đi đánh chiếm lại Thiểm Tây và Hà Nam. Ngột Truật lệnh cho tướng Tản Li Hạt ra Hà Trung[131] rồi tiến đến Thiểm Tây.
Trong khi đó các tướng bên Tống là Nhạc Phi (khi đó được vua Tống Cao Tông phong chức Thiếu bảo, Chiêu thảo sứ lộ Hà Nam, Thiểm tây và Bắc lộ Hà Đông) và vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc chia nhau đóng giữ các nơi hiểm yếu ở Hà Nam. Ngột Truật sai Khổng Ngạn Chu đi đánh vùng Biện châu và phía tây Trịnh châu, sai Vương Bá Long đi đánh Trần châu,[132] sai Lý Thành đánh Lạc Dương, còn tự bản thân Ngột Truật đi đánh Bạc châu[133] và phủ Thuận Dương.[134] Quân Kim xuất chiến chỉ trong 1 tháng đã chiếm lại được Hà Nam cùng với Tung châu và Nhữ châu. Thiểm Tây cũng rơi vào tay quân Kim. Ngột Truật phái quân Kim đi công phá, vây hãm đất Củng, Bạc (nay thuộc An Huy) của nhà Tống, đe dọa Hoài Nam. Tướng Lưu Kỹ của nhà Tống phải cấp báo vua Tống Cao Tông. Nhạc Phi (khi đó được vua Tống Cao Tông phong chức Chiêu thảo sứ các lộ Hà Nam và Hà Bắc), vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc, Lưu Quang Thế và Trương Tuấn (Trương Bá Anh) lại phụng mệnh vua Tống Cao Tông đi tiếp viện cho Lưu Kỹ. Trong đó Nhạc Phi được lệnh đi cứu Thuận Xương[135] đang bị quân Kim bao vây.
Nhạc Phi phụng chỉ tiếp viện, lại sai Trương Hiến (张宪), Diêu Chính (姚政) dẫn quân đi trước để đối phó với tình hình. Vua Tống Cao Tông đã ban hành một sắc lệnh nói rằng triều đình đã chuẩn bị kháng Kim và Nhạc Phi đã sắp đến cứu Thuận Xương. Nhạc Phi sau đó đã điều Vương Quý (王貴), Ngưu Cao (牛皋), Đổng Tiên (董先), Dương Tái Hưng (杨再兴), Mạnh Bang Kiệt (孟邦杰) và Lý Bảo (李宝) cùng một số người khác đến Tây Kinh (Lạc Dương) và cũng như các nơi trọng điểm như Nhữ Châu, Trịnh Châu, Dĩnh Xương, Trần Châu, Tào Châu, Quang Châu và Thái Châu. Nhạc Phi còn lệnh cho bọn họ rằng nếu những nơi đó đã bị quân Kim đánh chiếm thì họ được quyền xuất binh đánh chiếm lại. Tiếp theo, Nhạc Phi ra lệnh cho Lương Hưng (梁兴) vượt Hoàng Hà, tập hợp những người dân trung thành với vua Tống Cao Tông và tấn công Bắc Châu huyện (北州县) của nước Kim. Quân đội của Nhạc Phi cũng di chuyển về phía đông để hỗ trợ cho Lưu Kỹ ở Thuận Xương và tiến vào Trung Nguyên.[136]
Quân Kim nghe tin Nhạc Phi đến giải vây Thuận Xương thì kéo đến tiếp chiến với Nhạc Phi. Hai bên Nhạc Phi và quân Kim đụng độ ở Kinh Tây. Tướng Ngưu Cao bên Nhạc Phi đánh tan quân Kim và thu phục huyện Lỗ Sơn. Ngột Truật lại dẫn 10 vạn quân Kim đánh Thuận Xương, nơi Lưu Kỹ nhà Tống đang đóng giữ. Lộ quân Tống của vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc trấn giữ Sở châu, quân Kim không dám đến.[137] Lộ quân Tống của Ngô Lân và Ngô Thế Tương cầm chân được quân Kim của Tản Li Hát ở Lũng Thục.
Tháng 6 năm 1140, 10 vạn quân Kim của Ngột Truật bị "Bát tự quân" với 5000 quân Tống của Lưu Kỹ đánh bại ở Thuận Xương[138]. Ngột Truật phải chạy về Biện Kinh. Chiến thắng Thuận Xương (顺昌) dấy lên xu thế thắng lợi của các lộ quân đội nhà Tống của Nhạc Phi, vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc, Lưu Quang Thế, Ngô Lân, Dương Nghi Trung và Trương Tuấn (Trương Bá Anh) trên khắp các chiến trường. Vua Tống Cao Tông vui mừng, phong Lưu Kỹ làm Võ Thái quân tiết độ sứ kiêm Duyên Hoài chế trí sứ[139], sau đó hạ lệnh cho vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc, Lưu Kỹ, Lưu Quang Thế và Trương Tuấn (Trương Bá Anh) chỉ được đánh lui quân Kim khỏi Thiểm Tây và Hà Nam chứ không được bắc phạt vào lãnh thổ nước Kim[136]. Riêng với một người thích dẫn quân bắc phạt như Nhạc Phi, vua Tống Cao Tông phái Lý Nhược Hư (李若虚) đến truyền thánh chỉ lệnh Nhạc Phi phải rút quân về.[136]
Nhạc Phi được tin Lưu Kỹ thắng trận, cho rằng đây là cơ hội không thể bỏ qua để bắc phạt nước Kim, phớt lờ lệnh rút quân của vua Tống Cao Tông, tự ý sai quân giải phóng Lưỡng Hoài vào tháng 6 năm 1140, chuẩn bị tiến tới khôi phục Trung Nguyên. Nhạc Phi xem qua "Xuất sư biểu" của Gia Cát Lượng năm xưa, muốn noi gương bắc phạt của Gia Cát Lượng, rồi ông viết ra bài thơ Tống Tử Nham Trương tiên sinh bắc phạt có nội dung như sau:
Tống Tử Nham Trương tiên sinh bắc phạt
"Hiệu lệnh phong đình tấn,
Thiên thanh động bắc tu.
Trường khu độ Hà Lạc,
Trực đảo hướng Yên U.
Mã đạp Yên Chi huyết,
Kỳ kiêu Khả Hãn đầu.
Quy lai báo minh chủ,
Khôi phục cựu Thần Châu."
(Nhạc Phi)
Tạm dịch:
Tiễn ông Trương Tử Nham đi đánh phương bắc
"Hiệu lệnh như bão chớp,
Oai trời dậy bắc khu.
Đuổi dài qua Hà Lạc,
Đánh thẳng tới Yên U.
Yên Chi, ngựa đẫm máu,
Khả Hãn, cờ bêu đầu.
Trở về tâu thánh chúa,
Lấy lại đất Thần Châu."
(Nhạc Phi)
Khi đó Lương Hưng đã thống lĩnh quân kỵ lén vượt qua Hoàng Hà quấy phá hậu phương quân Kim, gia nhập với nghĩa quân ở Hà Đông và Hà Bắc đánh chiếm Bắc Châu huyện (北州县) cùng vài châu quận khác của nước Kim, đồng thời khuấy động các cuộc nổi dậy của nông dân phía bắc Hoàng Hà chống lại nước Kim. Còn bản thân Nhạc Phi thì dẫn quân chủ lực Nhạc gia quân do các tướng Nhạc Vân, Ngưu Cao, Dương Tái Hưng, Vương Quý, Từ Khánh, Trương Hiến, Vương Tuấn, Diêu Chính, Vương Vạn, Đổng Tiên, Lý Sơn, Mạnh Bang Kiệt, Lý Bảo... chỉ huy trực chỉ Trung Nguyên. Dưới lá cờ "Tinh trung Nhạc Phi" (lá cờ mà vua Tống Cao Tông từng ban tặng cho Nhạc Phi vào 7 năm trước), Nhạc gia quân liên tiếp thu phục lại Yển Thành (nay thuộc tỉnh Hà Nam), Nhữ Châu, Trịnh Châu, Tây Kinh (nay là Lạc Dương)... từ tay quân Kim.
Trương Hiến và Ngưu Cao nhận lệnh Nhạc Phi đi tấn công tướng Kim là Hàn Thường ở phủ Dĩnh Xương, đánh bại Hàn Thường và chiếm được Dĩnh Xương. Vài ngày sau, Trương Hiến và Ngưu Cao đánh tan quân Kim của Hàn Thường ở Trần Châu, chiếm Trần Châu, thừa thắng chiếm thêm phủ Hoài Ninh[140] của nước Kim.[141][142]. Sau trận đó, Ngưu Cao được vua Tống Cao Tông phong làm Trấn định phủ lộ mã bộ Phó thống tổng quản, sau chuyển sang làm Ninh Quốc quân thừa tuyên sứ.
Đại quân của Nhạc Phi tiến đến đóng ở Dĩnh Xương (nay là Hứa Xương, Trung Quốc). Các tướng của Nhạc gia quân chia đường ra đánh vào nước Kim. Nhạc Phi tự đem 500 kỵ binh, cùng Nhạc Vân và ba cha con Dương Tái Hưng đóng bản doanh ở Yển Thành. Binh thế của Nhạc gia quân rất tinh nhuệ. Nhạc gia quân do các tướng Vương Quý, Ngưu Cao, Đổng Tiên, Mạnh Bang Kiệt và Lý Bảo chỉ huy lần lượt đánh chiếm lại Tào Châu, Quang Châu và Thái Châu từ nước Kim. Thấy Nhạc Phi thắng trận liên tục, Tần Cối rất lo lắng. Tướng Tống chỉ huy quân Hoài Tây là Vương Đức cũng đánh thắng quân Kim, chiếm lại Túc châu và Bạc châu khiến Tần Cối lo lắng Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) sẽ được vua Tống Cao Tông dùng lại (vì 3 năm trước Trương Tuấn này tiến cử Vương Đức nắm quyền quân Hoài Tây khiến Lịch Quỳnh tạo phản nên tự từ chức). Tần Cối liền gièm pha với vua Tống Cao Tông tiếp tục để Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) ở nơi lưu đày là Vĩnh châu. Rồi Tần Cối lại ngầm sai Vương Thứ Ông vu cáo cựu tể tướng Triệu Đỉnh, khiến Triệu Đỉnh bị đày đến Triều châu.
Ngột Truật nghe tin mất đất liên tục nên cả sợ, hội Long Hổ đại vương lại để thương nghị, cho rằng các lộ quân Tống khác thì dễ đánh, chỉ riêng có lộ quân Tống của Nhạc Phi là khó chống cự. Ngột Truật mưu đem tất cả quân Kim dồn lại chỉ để đánh Nhạc Phi, vì y biết rằng Nhạc gia quân đang phân tán khắp nơi nên tại bộ chỉ huy ở Yển Thành của Nhạc Phi chắc chắn chỉ còn rất ít quân phòng thủ. Vua Tống Cao Tông nghe tin cả sợ, ban chiếu bảo Nhạc Phi nên thận trọng tự cố thủ. Nhạc Phi nói:
Ngày 8 tháng 7 âm lịch (tức là ngày 21 tháng 8 dương lịch) năm 1140, Ngột Truật biết được Nhạc Phi cùng 500 kỵ binh[143] đóng quân ở Yển Thành thì dẫn đại quân 30 vạn bộ binh và 15.000 kỵ Kim[144] đánh chiếm Trịnh Chấu và Lạc Dương, rồi đến hạ trại trước thành Yển Thành.
Biết được đây là tháng ẩm ướt ở Trung Nguyên, kỵ binh nước Kim sẽ thể hiện tốc độ và kỹ năng của họ, điều này sẽ khiến Nhạc gia quân khó bề giành thắng lợi,[145][146] Ngột Truật tỏ ra chủ quan. Còn Nhạc Phi cũng biết được việc này nên ông có đối sách riêng.
Ban ngày Nhạc Phi xuất binh ra khỏi Yển Thành khiêu chiến Ngột Truật. Ngột Truật giận, hợp binh của Hoàn Nhan Tông Hiền (完顏宗賢), Long Hổ đại vương, Cái Thiên đại vương và Hàn Thường tiến bức Yển Thành. Nhạc Phi sai con là Nhạc Vân lãnh hai đội binh tinh nhuệ của Nhạc gia quân là Bối Ngôi (背嵬) và Du Dịch (游奕) đánh thẳng vào trận địa quân Kim.[147] Nhạc Phi lại dặn Nhạc Vân rằng:
Nhạc Vân dẫn quân Tống xông ra ngoài Yển Thành kịch chiến với quân Kim của Ngột Truật. Hai bên đánh nhau ác liệt, thây quân Kim chết đầy đồng. Đến khi màn đêm buôn xuống, quân Kim tạm lui.
Ngột Truật bị thua liền dùng đội quân "Thiết Phù Đồ" nước Kim trang bị thiết giáp cực nặng để tấn công. "Thiết Phù Đồ" là đội ky binh tinh nhuệ của người Kim, cứ mỗi nhóm 3 người ngựa lại được dùng dây da nối lại với nhau. Trang bị khôi giáp cực nặng nên lực lượng kỵ binh này thường được dùng để tấn công trực diện. Đi kèm hai bên "Thiết Phù Đồ" là 2 đội khinh kỵ, gọi là "Quải Tử Mã" (拐子马, ngựa bên sườn). Quân lính nhà Tống không thể chống nổi.
Hôm sau, Ngột Truật tự mình dẫn một vạn năm ngàn kỵ binh thuộc loại "Thiết Phù Đồ" và "Quải Tử Mã" này đến Yển Thành quyết chiến. Nhạc Phi đã nắm được điểm yếu của hai loại kỵ binh Kim này[148] thì hạ lệnh cho bộ binh dùng “Ma Trát Đao” (麻扎刀) và "Đề Đao" (提刀) khi xông ra trận, đợi đến khi ngựa của quân Kim phi lại gần thì quỳ xuống, đừng có ngước lên nhìn quân Kim, chỉ chém vào chân ngựa của quân Kim, "Thiết Phù Đồ" và “Quải Tử Mã” dính liền nhau, một con ngựa té thì hai con kia không thể chạy được[149]. Quả nhiên ngựa của quân Kim bị ngã xuống thì quân Tống hăng hái đánh tràn đến giết được vô số quân "Thiết Phù Đồ" và “Quải Tử Mã” của nước Kim.
Ngột Truật đau xót nói:
Ngột Truật càng tăng quân số đến đánh Nhạc gia quân. Bộ tướng của Nhạc Phi là Vương Cương dùng 50 kỵ binh để quan sát thế quân Kim, gặp quân Kim thì hăng hái xông lên, chém giết tướng Kim. Lúc ấy, Nhạc Phi đang xem xét tình hình ở mặt trận, trông xa xa thấy bụi vàng bay mù trời thì đích thân đem 40 kỵ binh xông vào chiến trận, phá tan quân Kim.
Cuộc chiến đang hăng, Dương Tái Hưng trong chiến đấu có ý đồ bắt sống Ngột Truật. Dương Tái Hưng liền một ngựa xông trận, bị quân Kim trùng điệp vây quanh, thân bị mấy chục vết thương, lực chiến chém giết mấy trăm người, phá vây mà ra[150]. Hai bên giao chiến từ chiều đến khi trời tối. "Thiết Phù Đồ" và “Quải Tử Mã” nhanh chóng bị quân “Ma trác đao” của Nhạc Vân, Dương Tái Hưng và Vương Cương tiêu diệt gần hết. Thấy quân Kim thất thế, Ngột Truật buộc phải rút lui.
Sau cuộc chiến Yển Thành này, Ngột Truật đem 12 vạn quân Kim vây Lâm Dĩnh, ý đồ tiếp tục cùng Nhạc Phi quyết chiến. Dương Tái Hưng suất 300 kỵ binh đến cầu Tiểu Thương trinh sát thì bị 12 vạn quân Kim chủ lực của Ngột Truật bao vây một cách bất ngờ. Dương Tái Hưng cùng các binh sĩ và hai con trai dốc sức chiến đấu, giết được hơn 2000 quân Kim, riêng Dương Tái Hưng được cho là đích thân tiêu diệt được hơn 100 lính Kim, trong đó có 8 tướng Kim (có một tướng Kim là Vạn hộ trưởng Tán Bát Bột Đổng bị Dương Tái Hưng đâm chết). Sau do quân Kim quá đông, tập trung bắn tên vào Dương Tái Hưng. Khi bị trúng tên, Dương Tái Hưng bình thản dùng chủy thủ cắt bỏ phần tên ở ngoài và tiếp tục chiến đấu. Dương Tái Hưng cùng các binh sĩ tìm cách phá vòng vây, về đến Hà Trung thì chiến mã kiệt sức. Ngay lúc đó 4 vạn quân Kim của Ngột Truật lại tiến tới. Thấy không thể thoát vây, Dương Tái Hưng cùng 300 binh sĩ tử chiến khi giao tranh với quân Kim. Dương Tái Hưng bị dàn mưa tên của quân Kim giết chết. Quân Kim bắt được thi thể Dương Tái Hưng liền đem thiêu, tương truyền là thu được hơn 2 đấu đầu mũi tên sắt trong thi thể Dương Tái Hưng[151]. Phần tro của Dương Tái Hưng được chôn cất tại Đại Quyên động (nay thuộc huyện Lâm Dĩnh). Người đời ngưỡng mộ sự can đảm và tấm lòng trung nghĩa của Dương Tái Hưng, nên gọi mộ phần của Dương Tái Hưng là "Trung mộ".
Sau đó Trương Hiến dẫn Nhạc gia quân từ Trần Châu xông đến nghênh chiến với 4 vạn quân Kim của Ngột Truật ở Lâm Dĩnh. Quân Tống của Trương Hiến đánh bại và giết chết 8000 quân Kim của Ngột Truật. Ngột Truật phải lui quân. Bộ tướng của Trương Hiến là Từ Khánh, Lý Sơn, Vương Tuấn lại đánh bại 6000 quân Kim ở đông bắc Lâm Dĩnh, bắt trăm thớt ngựa, đuổi dài 15 dặm, khiến Trung Nguyên chấn động.[152] Sau đó Trương Hiến, Từ Khánh, Vương Tuấn và Lý Sơn dẫn quân vào Yển Thành chi viện cho 200 kỵ binh còn lại của cha con Nhạc Phi, Nhạc Vân trong thành.
Vài ngày sau Nhạc Phi, Nhạc Vân, Trương Hiến, Từ Khánh, Vương Tuấn và Lý Sơn lại dùng “Ma Trát Đao” (麻扎刀) và "Đề Đao" (提刀) đại phá đội kỵ binh tinh nhuệ 30 vạn quân "Thiết Phù Đồ" và "Quải Tử Mã" nước Kim do Ngột Truật, Hoàn Nhan Tông Hiền (完顏宗賢) và Hàn Thường chỉ huy tại Yển Thành. Ngột Truật phải cho rút quân khỏi Yển Thành. Vừa lúc thắng trận Yển Thành lần thứ hai, Nhạc Phi nói với con là Nhạc Vân:
Nhạc Vân vâng lệnh của Nhạc Phi dẫn 800 kỵ binh Bối Ngôi cùng với bộ binh hỗ trợ lên đường đến Dĩnh Xương ứng cứu cho Vương Quý đang trấn giữ ở đó.
Sau cuộc Nhạc Phi sai người về triều đình ở Lâm An dâng tấu lên vua Tống Cao Tông, trong tấu có nội dung rằng:
Vốn kinh sợ trước quân đội "Thiết Phù Đồ" và "Quải Tử Mã" của nước Kim, nay vua Tống Cao Tông nhận tấu thắng trận Yển Thành của Nhạc Phi thì vua nghi ngờ Nhạc Phi báo tin sai. Sau khi nhận được một số báo cáo của những tướng lĩnh của các lộ quân khác xác nhận chiến thắng tại Yển Thành, vua Tống Cao Tông tiến hành ban thưởng cho các tướng và binh lính của mình. Vua Tống Cao Tông ban hành một thánh chỉ có nội dung như sau:
Quả nhiên không ngoài dự đoán của Nhạc Phi, 14 ngày sau khi thua trận Yển Thành lần 2, Ngột Truật dẫn quân đánh Dĩnh Xương[c] - nơi thuộc tướng của Nhạc Phi là Vương Quý đang trấn giữ. Nhạc Vân khi đó đã dẫn 800 kỵ binh Bối Ngôi cùng với bộ binh hỗ trợ đến ứng cứu cho Vương Quý.
Lúc này vẫn còn là tháng ẩm ướt ở Trung Nguyên, kỵ binh nước Kim vẫn sẽ thể hiện tốc độ và kỹ năng của họ, điều này tiếp tục khiến cho Nhạc gia quân khó bề giành thắng lợi.[145][146] Tuy nhiên Nhạc Vân đã được Nhạc Phi chỉ cho cách phá quân Kim trong tháng ẩm ướt này.
Hai bên Nhạc Vân, Vương Quý và Ngột Truật nhanh chóng triển khai quyết chiến. Ngột Truật tiếp tục dùng đội quân "Thiết Phù Đồ" và "Quải Tử Mã" nước Kim tấn công. Nhạc Vân tiếp tục cho quân Tống dùng "Ma Trát Đao" và "Đề Đao" xông đến chém chân ngựa của đội quân "Thiết Phù Đồ" và "Quải Tử Mã". Quân Kim lại nhanh chóng tan vỡ. Nhạc Vân giết chết con rể của Ngột Truật là Hạ Kim Ngô, lại giết chết phó thống quân Kim là Chiêm Hãn cùng Sách Bộ Cẩn. Nhạc gia quân giành thắng lợi khiến toàn bộ đội quân "Thiết Phù Đồ" và "Quải Tử Mã" nước Kim của Ngột Truật bị xóa sổ. Ngột Truật phải một mình một ngựa bỏ chạy khỏi Dĩnh Xương.
Nhạc Phi lệnh cho quân đội dưới sự chỉ huy của Vương Quý, Đổng Tiên đi tái chiếm lại Trịnh Châu và Lạc Dương, gặt hái được vô số thắng lợi. Nhạc Phi và Nhạc gia quân của ông lại tiến đánh quân Kim ở Hướng Biện Đô (向汴都).[158] Quân Kim đại bại rút lui. Nhạc Phi cùng Nhạc gia quân bắt được 200 con ngựa và giết được vô số quân Kim.[159][147]
Sau đó các cánh quân của Ngưu Cao và Vương Quý, Đổng Tiên cùng với quân chủ lực của Nhạc Phi tiến tới tận Chu Tiên trấn (20 km về phía tây nam của huyện Khai Phong, tỉnh Hà Nam ngày nay, nơi ở ngày xưa của Chu Hợi - người từng giúp Tín Lăng quân giết Tẩn Bỉ để cướp binh phù nước Ngụy đi cứu nước Triệu đang bị quân Tần bao vây vào năm 257 TCN), cách Biện Kinh 45 dặm. Dân chúng người Tống khắp nơi hân hoan phấn khởi, nhiệt liệt hưởng ứng khi nghe tin Nhạc Phi đại thắng. Nhiều người dùng xe chở lương đến uý lạo Nhạc gia quân, có người còn bưng bát hương ra đón Nhạc Phi. Trước cảnh tượng này, Nhạc Phi phấn khích hét lớn:
Vua Tống Cao Tông nhận được tin báo thì tỏ ra hân hoan và thốt lên:
Nhạc Phi cùng 10 vạn quân Kim của Ngột Truật đối luỹ bày trận ở Chu Tiên trấn. Sau đó hai bên dàn quân mặt đối mặt với nhau. Nhạc Phi sai các tướng mạnh là Ngưu Cao, Trương Hiến, Vương Quý, Nhạc Vân, Từ Khánh, Đổng Tiên dẫn 500 quân cân vệ thân tín, chỉ 1 trận là phá tan 10 vạn quân chủ lực của nước Kim. Quân Kim tổn thất nặng, theo Tống sử ghi lại, trong trận này Nhạc gia quân đã bắt được hơn 200 con ngựa và chém được vô số quân Kim.[163][147] Phó thống quân Kim là Niêm Hãn Bột Cận bị trọng thương. Ngột Truật buộc phải rút lui về Biện Kinh. Sau trận này, binh lính người Kim khiếp đảm ngơ ngác, không còn dũng khí và khả năng tái chiến. Trước tình hình hiện tại, họ than khóc rằng:
Sau đó Nhạc Phi tìm lại được mộ phần của Dương Tái Hưng ở Đại Quyên động (nay thuộc huyện Lâm Dĩnh). Nhạc Phi đã khóc nức nở trước cái chết của Dương Tái Hưng.
Vào 5 năm trước, Nhạc Phi từng sai thủ lĩnh "Trung Nghĩa xã" (忠義社) là Lương Hưng ban bố ý của vua Tống Cao Tông, chiêu kết bọn hào kiệt ở Lưỡng hà (Hoài Hà và Hoàng Hà), các núi. Vi Thuyên, Tôn Mưu cầm quân giữ các gia trang, để chờ quân của Nhạc Phi kéo đến mà tiếp ứng. Nay Nhạc Phi đã bắc phạt vào sâu trong lãnh thổ nước Kim, bọn Lý Thông, Hồ Thanh, Lý Bảo, Lý Hưng, Trương Ân, Tôn Kỳ đều dẫn quân gia nhập Nhạc gia quân. Vì vậy, cử động của quân Kim, các nơi núi sông hiểm trở, Nhạc Phi đều được bọn họ cho biết sự thực. Nghĩa quân của "Trung Nghĩa xã" ở các vùng Từ, Tượng, Khai, Đức, Trạch, Lộ, Tấn, Giáng, Phần, Ải châu của nước Kim đều ước hẹn kỳ hạn khởi binh cùng hội hợp với quân Tống của Nhạc Phi. Các trung thần, nghĩa sĩ người Tống sống ở nước Kim cũng thu hồi không ít thành trì cho nhà Tống. Các lá cờ đều thêu chữ “Nhạc” làm hiệu.
Khi đó lộ quân Tống của Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Vương Đức đánh bại quân Kim của Lịch Quỳnh (Lịch Quỳnh từng là tướng nhà Tống, cùng Vương Đức dưới quyền Lưu Quang Thế, 3 năm trước vì vụ quân Hoài Tây mà phản nhà Tống theo Lưu Dự, sau khi Lưu Dự bị nước Kim phế bỏ thì lại đi theo nước Kim) ở Bạc Châu. Phụ lão trong thành Bạc Châu đem hương hoa nghênh đón Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Vương Đức. Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Vương Đức sau đó lại đánh bại quân Ki, giành lại Hào Châu. Lộ quân Tống của Lưu Quang Thế cũng đến Hào Châu hội với lộ quân Tống của Trương Tuấn (Trương Bá Anh).
Lộ quân Tống của Lưu Kỹ và Dương Nghi Trung phá tan quân Kim ở huyện Thái Khang. Lộ quân Tống của Ngô Lân và Ngô Thế Tương giành thắng lợi trước quân Kim của Tản Li Hát ở Lũng Thục. Còn lộ quân Tống của vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc cũng đánh bại quân Kim, giành lại Ngư Châu.
Nhạc Phi thừa thắng trận, kéo quân muốn thu phục Lưỡng Hà (Hoàng Hà và Hoài Hà), giành lại Trung Nguyên. Các lộ quân Tống của vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc, Ngô Lân, Ngô Thế Tương, Dương Nghi Trung, Lưu Kỹ, Lưu Quang Thế, Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Vương Đức cũng vừa đánh tan quân Kim ở những nơi khác rồi chuẩn bị hội quân với Nhạc Phi, cùng nhau bắc phạt, mở ra cục diện sáng sủa chưa từng thấy đối với quân Tống trong chiến tranh Kim – Tống.
Ngột Truật cho quân rút về Biện Kinh không dám nghênh chiến. Quân Tống của Nhạc Phi, vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc, Lưu Kỹ, Lưu Quang Thế, Ngô Lân, Dương Nghi Trung và Trương Tuấn (Trương Bá Anh) lại tràn đầy khí thế, sẵn sàng bắc tiến muốn thu phục Biện Kinh, khôi phục giang sơn nhà Tống, tiêu diệt nước Kim.
Nhạc Phi lại sai người vượt sông Hoàng Hà lệnh cho thủ lĩnh "Trung Nghĩa xã" (忠義社) là Lương Hưng đang quấy rối phía bắc Hoàng Hà đi liên hệ các nghĩa quân núi Thái Hành, phối hợp với tàn dư "Trung Nghĩa xã" (忠義社) ở đó là Triệu Vân, Lý Tiến, Ngưu Hiển, Trương Dục, chiêu tập thêm dân chúng gia nhập nghĩa quân. Nghĩa quân của Lương Hưng khi đó lên đến 40 vạn người (quân đội đông gấp 4 lần Nhạc gia quân của Nhạc Phi), tiếp tục tiến hành đánh phá một số châu huyện phía bắc Hoàng Hà của nước Kim, đánh chiếm các yếu điểm Viên Khúc, Thấm Thủy của nước Kim. Sau đó Lương Hưng lại chỉ huy nghĩa quân 40 vạn người đánh hạ Hoài Châu, Vệ Châu và núi Thái Hàng từ tay quân Kim, lập công lớn giúp Nhạc Phi truy bắt Ngột Truật.[77] Nhạc Phi liền phái quân đến trấn giữ Hoài Châu, Vệ Châu và núi Thái Hàng. Sau đó Nhạc Phi dẫn Nhạc gia quân tiến tới sát Biện Kinh của Ngột Truật chỉ còn cách 40 dặm.
Ngột Truật muốn kiểm điểm quân sĩ quân sĩ để chống lại Nhạc Phi nhưng vùng Hà Bắc không một người nào nghe theo (khi đó ai ai cũng nghe theo Lương Hưng và Nhạc Phi). Ngột Truật bèn than rằng:
Tướng soái của quân Kim là Ô Lăng Tư Mưu vốn có tiếng là dũng mãnh và nghiêm khắc mà không thể chế ngự được thuộc hạ. Có kẻ bàn rằng:
Bọn Thống chế của quân Kim là Vương Trấn, thống lĩnh Thôi Khánh, tướng quân Lý Khải, Thôi Hổ, Diệp Vượng đều dẫn quân sĩ đến hàng Nhạc Phi. Cho đến bọn quân sĩ cấm vệ của Long Hổ đại vương và bộ hạ của Thiên hộ Cao Dũng của nước Kim cũng lén nhận tín bài của Nhạc Phi, rồi từ phương bắc đến đầu hàng Nhạc Phi.
Mùa hạ cùng năm 1140, Nhạc Phi đưa 10 vạn quân đến đánh Đông Bình nước Kim. Đông Bình có 5000 quân Kim thảng thốt ra chống lại. Khi ấy dâu, chá đang tươi tốt, tướng Kim là Bôn Đổ (người từng dẫn quân Kim lên thuyền truy kích vua Tống Cao Tông ra ngoài biển vào 10 năm trước) sai thuộc hạ giăng nhiều cờ xí ở trong rừng làm nghi binh, còn Bôn Đổ tự đưa tinh binh ra trước trận. Giằng co vài ngày thì quân Tống của Nhạc Phi rút lui, Bôn Đổ thúc quân đuổi theo, đến Thanh Khẩu, quân Tống của Nhạc Phi lên thuyền ngược dòng mà đi. Bấy giờ trời mưa suốt cả ngày đêm không nghỉ, quân Kim đóng trại ở ven sông, đến nửa đêm, Bôn Đổ thúc giục mọi người đi lên phía bắc. Chư tướng can ngăn:
Bôn Đổ nổi giận, nổi trống đốc thúc, hạ lệnh rằng:
Rồi quân Kim của Bôn Đổ nhổ trại mà đi, được 20 dặm mới dừng lại. Đêm ấy, quân Tống của Nhạc Phi đến cướp trại, không được gì nên bỏ đi. Chư tướng Kim vào chúc mừng Bôn Đổ, hỏi tại sao. Bôn Đổ đáp:
Mọi người đều khen hay. Nhạc Phi sau đó dẫn quân Tống bao vây Bi Châu nước Kim rất gấp. Trong thành Bi Châu có hơn ngàn quân Kim, tướng Kim giữ thành sợ, sai người cầu cứu Bôn Đổ ở Đông Bình. Bôn Đổ nói:
Tướng Kim giữ thành Bi Châu làm theo lời này, quả nhiên Nhạc Phi sai quân đào đường ngầm theo lối ấy tiến vào bên trong thành Bi Châu. Biết trong thành có phòng bị, nên Nhạc Phi cho rút quân ra khỏi thành Bi Châu. Bôn Đổ dẫn quân Kim đến cứu Bi Châu, quân Tống của Nhạc Phi rút lui.
Lúc này con đường tiếp tế lương thực của Nhạc Phi đã bị quân Kim cắt đứt và ông thiếu quân tiếp viện từ các nơi do các lộ quân Tống khác của vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc, Ngô Lân, Ngô Thế Tương, Dương Nghi Trung, Lưu Kỹ, Lưu Quang Thế, Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Vương Đức vẫn chưa đến hội quân với Nhạc gia quân của ông dưới chân thành Biện Kinh. Quân Kim dọc theo các con đường từ Hà Bắc và Sơn Đông ùa ùa nam tiến tấn công Nhạc gia quân của ông. Tuy nhiên, Nhạc gia quân vẫn đánh tan được các đạo quân Kim này.
Biết tin Nhạc gia quân bị quân Kim cắt đứt con đường tiếp tế lương thực, nhân dân nhà Tống ở các thành trì, châu quận mà đã được Nhạc Phi tái chiếm từ người Kim đều mang lương thực đến giúp đỡ cho Nhạc gia quân. Thủ lĩnh "Trung Nghĩa xã" là Lương Hưng ở phía bắc Hoàng Hà cũng phái người vận chuyển lương thảo xuống phía nam hỗ trợ Nhạc gia quân của Nhạc Phi.
Thấy người Kim có dấu hiệu sẽ rút hết toàn bộ quân đội khỏi Hà Nam để về phía bắc Hoàng Hà, Nhạc Phi liền chuẩn bị các phương án để vượt Hoàng Hà lên bắc nhằm truy kích quân Kim. Cùng lúc đó, Nhạc Phi cũng phái 1 toán quân tiến về phía nam đánh tan quân Kim đang chặn đường tiếp tế lương thực của mình. Toán quân này sau đó về đến triều đình nhà Tống để xin mệnh lệnh từ vua Tống Cao Tông cho phép họ ngay lập tức dẫn toàn quân tiến lên phía bắc với tốc độ tối đa.
Vào 12 năm trước, vua Tống Cao Tông từng phái Vũ Văn Hư Trung sang nước Kim để làm gián điệp, tìm cách cứu hai vua Tống Huy Tông và Tống Khâm Tông về, đồng thời báo cáo mọi thông tin của nước Kim cho nhà Tống biết. Nay Nhạc Phi bắc phạt có sai người đi liên hệ với Vũ Văn Hư Trung (hiện đang làm Quốc sư ở nước Kim), nhờ Vũ Văn Hư Trung chuẩn bị làm binh biến tiêu diệt vua Kim Hi Tông ở kinh đô nước Kim để Ngột Truật phải bỏ Biện Kinh chạy về bắc, rồi Nhạc Phi sẽ chặn đánh giữa đường tiêu diệt Ngột Truật. Vũ Văn Hư Trung nghe theo Nhạc Phi, chuẩn bị ngày giờ khởi sự.
Khi đó Ngột Truật thường dẫn quân Kim ra khỏi thành Biện Kinh chống đỡ Nhạc gia quân của Nhạc Phi. Nhưng mấy lần Ngột Truật đều thất bại cả, phải rút lại vào thành. Đương thế vui mừng, Nhạc Phi viết bài thơ Trì châu Thuý Vi đình có nội dung như sau:
Trì châu Thuý Vi đình
"Kinh niên trần thổ mãn chinh y,
Đặc đặc tầm phương thướng Thuý Vi.
Hảo thuỷ hảo sơn khan bất túc,
Mã đề thôi sấn nguyệt minh quy."
(Nhạc Phi)
Tạm dịch:
Đình Thuý Vi ở Trì châu
"Liền năm áo chiến bụi đường pha,
Núi Thuý tìm lên để thưởng hoa.
Nước biếc non xanh nhìn chẳng đủ,
Ngựa về vó giục ánh trăng xa."
(Nhạc Phi)
Tướng quân Hàn Thường của quân Kim muốn đem 50.000 quân về phụ giúp Nhạc Phi khôi phục giang sơn nhà Tống. Nhạc Phi cả mừng nói với các tướng:
Ngột Truật khi đó bị Nhạc Phi đánh đến không còn sức giao chiến, hoảng loạn muốn bỏ thành Biện Kinh. Nghĩ rồi, Ngột Truật bỏ Biện Kinh mà chạy, có một thư sinh người Hán chạy theo nắm cương ngựa Ngột Truật và nói:
Ngột Truật nói:
Tên thư sinh ấy đáp:
Ngột Truật hiểu ý, tiếp tục ở lại Biện Kinh cố thủ.
Những hành động bộc phát và công trạng của Nhạc Phi vô tình trở thành cái gai trong mắt những kẻ gần gũi với vua Tống Cao Tông. Tần Cối lo ngại rằng để Nhạc Phi tự do hành động đồng nghĩa rằng một ngày nào đó, Nhạc Phi có thể quay về kinh thành Lâm An “tính sổ” với mình. Vua Tống Cao Tông cũng là người luôn ủng hộ việc giàn xếp một hiệp ước hòa bình với nước Kim và luôn muốn tìm cách kiềm chế tinh thần quyết chiến của quân Tống. Những chuyến viễn chinh của Nhạc Phi cũng như các tướng lĩnh khác là một trở ngại to lớn đối với các cuộc đàm phán hòa bình[168] (thêm một lý do nữa là ngày xưa vua Tống Thái Tổ từng là đại tướng của nhà Hậu Chu, nhờ làm binh biến Trần Kiều nên mới lập ra được nhà Tống, điều đó khiến cho tất cả các đời vua Tống đều thi hành chính sách "trọng văn khinh võ" vì lo sợ một ngày nào đó nhà Tống cũng sẽ bị một vị đại tướng làm binh biến thay đổi triều đại). Một lần nữa triều đình nhà Tống lại đem thắng lợi của Nhạc Phi làm vốn xin hoà với người Kim. Khi đó Nhạc Phi đã đả thông con đường tiếp tế lương thực từ triều đình đến tiền tuyền Biện Kinh cho Nhạc gia quân, tuy nhiên vua Tống Cao Tông và Tần Cối lại không cho người nào vận lương tiếp tế cho Nhạc Phi nữa. Nhạc gia quân nhanh chóng lâm vào hoàn cảnh thiếu lương thực.
Nhạc Phi dự định bỏ qua Biện Kinh, cho quân vượt qua sông Hoàng Hà lên Hà Bắc để cướp lương thực của quân Kim thì Tần Cối lại muốn cắt vùng phía Bắc sông Hoài cho nước Kim, xin vua Tống Cao Tông gọi Nhạc Phi ban sư hồi triều. Vua Tống Cao Tông hạ thánh chỉ cho Nhạc Phi có nội dung rằng:
Nhạc Phi gửi thư tâu vua Tống Cao Tông:
Tần Cối biết chí Nhạc Phi cương quyết, nhất định không rút quân nên đã bí mật lệnh cho các lộ quân Tống của vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc, Ngô Lân, Ngô Thế Tương, Dương Nghi Trung, Lưu Kỹ, Lưu Quang Thế, Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Vương Đức đồng loạt rút lui[170][171], để lại một mình Nhạc Phi cùng Nhạc gia quân của ông vượt sông Hoàng Hà tiến sâu vào Hà Bắc của nước Kim.
Đầu năm 1141, lộ quân Tống của Trương Tuấn, Lưu Quang Thế và Vương Đức đã rời Bạc Châu, rút về nam theo Hoài Nam Đông lộ. Lộ quân Tống của Dương Nghi Trung và Lưu Kỹ thì rút về phía nam sông Trường Giang. Lộ quân Tống của vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc rút về Hoài Đông. Còn lộ quân Tống của Ngô Lân và Ngô Thế Tương rút khỏi Lũng Thục về nam.
Các lộ quân Tống khác đều rút lui cộng với việc triều đình nhà Tống không tiếp tế lương thực cho Nhạc gia quân nữa, Nhạc gia quân đã thực sự bị cô lập không còn sự trợ giúp trên đất Kim. Tuy vậy, Nhạc Phi vẫn kiên quyết không rút quân, muốn truy bắt Ngột Truật đến cùng. Tần Cối nói với vua Tống Cao Tông rằng một mình Nhạc Phi không thể dẫn một toán quân cô độc mà ở lâu nơi đất quân địch được, xin vua Tống Cao Tông ra lệnh buộc Nhạc Phi phải ban sư hồi triều. Vua Tống Cao Tông lại sai sứ triệu Nhạc Phi về lại Chu Tiên trấn dưới quyền của 1 vị tướng quân,[172] Nhạc Phi không muốn về và còn đáp lại chiếu chỉ vua bằng những lời trung nghĩa, xuất phát từ tâm can. Vua Tống Cao Tông trong một ngày phát liên tiếp 12 đạo kim bài thúc giục Nhạc Phi về Ngạc Châu nhanh, nếu còn không chịu về thì ông bị trục xuất ra khỏi nhà Tống[77]. Nhạc Phi bị ép vào thế khó nên đã tức giận và rơi nước mắt. Nhạc Phi quay mặt về phía Đông lạy, rồi ngửa mặt than:
Lần ra quân này, không những khiến cho giấc mộng tận trung báo quốc, thu thập lại giang sơn cũ của Nhạc Phi trở nên hão huyền mà lại còn gặp phải vận rủi. Lòng yêu nước buộc Nhạc Phi phải làm theo lệnh vua. Kết quả, Nhạc Phi đang trên đường bắc phạt nước Kim thì bị ép phải thu quân về. Không còn cách khác, Nhạc Phi đành nuốt nước mắt, tháo lá cờ "Tinh trung Nhạc Phi" xuống mà về nam. Nhạc Vân, Trương Hiến, Ngưu Cao, Vương Quý, Từ Khánh, Vương Tuấn, Diêu Chính, Vương Vạn, Đổng Tiên, Lý Sơn, Mạnh Bang Kiệt, Lý Bảo,... cũng theo Nhạc Phi trở về nam.[174][175] Nhân dân nhà Tống ở các thành trì, châu quận mà đã được Nhạc Phi tái chiếm từ tay người Kim cũng đi theo Nhạc gia quân quay về nam.
Nhạc Phi quay về Ngạc Châu để phòng thủ, bao nhiêu châu huyện đã khôi phục được cho nhà Tống đều bị mất hết về tay quân Kim. Lương Hưng cùng nghĩa quân "Trung Nghĩa xã" ở núi Thái Hàng cũng phải dừng hành động kháng Kim và dẫn nhau vượt sông Hoàng Hà về nam, đi theo Nhạc gia quân về đất Nam Tống. Hàn Thường và 50.000 quân dưới quyền cũng không cần phải phản lại nước Kim để đi theo Nhạc Phi nữa. Quốc sư Vũ Văn Hư Trung ở kinh đô nước Kim cũng phải dừng kế hoạch làm binh tiêu diệt vua Kim Hi Tông.
Vua Kim Hi Tông sai sứ đến động viên Ngột Truật. Sau đó quân Kim của Ngột Truật tiến thẳng xuống phía nam sông Hoài, áp sát biên giới nhà Tống. Ngột Truật lại dẫn quân Kim đánh vài trận nhỏ với quân Tống, chiếm được 3 huyện Cương, Thạch và Đức của nhà Tống. Cảm thấy Ngột Truật sẽ nhân lúc Nhạc Phi và Nhạc gia quân đang lui quân về nam mà dẫn quân Kim truy kích từ phía sau, Lưu Kỹ liền dẫn quân Tống chặn đánh quân Kim của Ngột Truật giữa đường. Ngột Truật bị đánh bại phải rút lui về bắc. Sau trận đó, Lưu Kỹ được cho là đã hỗ trợ Nhạc Phi cùng Nhạc gia quân bình an rút về nam.[176]
Khi Nhạc Phi dẫn Nhạc gia quân về đến kinh đô Lâm An thì ông hết lòng muốn trả binh quyền[168]. Tuy nhiên vua Tống Cao Tông lại không cho phép ông bỏ binh quyền, bởi vua nghi ngại người Kim sẽ lại nam tiến lần nữa.
Trong khoảng thời gian đầu năm 1141, có thám mã nhà Tống báo tin rằng quân Kim do Ngột Truật chỉ huy đã chia đường vượt qua sông Hoài, đánh Hợp Phì, Lịch Dương của nhà Tống. Tướng Tống là Diệp Mộng yêu cầu chi viện.
Nhạc Phi xin vua Tống Cao Tông hợp binh các tướng lại để phá địch. Vua Tống Cao Tông do dự chưa quyết. Ngột Truật, Hàn Thường cùng Long Hổ đại vương dẫn đại quân Kim tiến chiếm Lư Châu (nay là Hợp Phì) nhà Tống. Vua Tống Cao Tông nghe tin thì kinh hãi, liền sai người đi thúc giục Nhạc Phi dẫn Nhạc gia quân hội với quân đội của vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc ở Hoài Tây để cùng đi cứu viện.
Nhạc Phi dự liệu rằng quân Kim đang dốc toàn lực đánh về phương Nam tức là sào huyệt nhất định bị bỏ trống, nếu ông dong ruổi đến vùng Biện Kinh, Lạc Dương mà đánh bọc hậu, quân Kim phải bỏ chạy, khi đó ông có thể ngồi yên mà xem quân Kim thua. Lúc ấy, Nhạc Phi đang bị cảm hàn, ôm bệnh mà vẫn coi việc quân. Nhạc Phi dẫn Nhạc gia quân cùng quân đội của vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc đến đánh Lư châu.
Khi đó Trương Tuấn (Trương Bá Anh) dẫn quân Tống vượt sông, lấy Vương Đức làm tiên phong ra đánh quân Kim. Quân Kim bị đẩy lui về Chiêu Quân. Ba hôm sau Trương Tuấn (Trương Bá Anh) lại đánh bại tướng Kim Là Hàn Thường ở Hàm Sơn, sau đó lấy lại huyện Sào, Chiêu quan. Sau đó các tướng Tông là Trương Tuấn (Trương Bá Anh), Dương Nghi Trung, Vương Đức, Điền Sư Trung, Trương Tử Cái và Lưu Kỹ lại phá quân Kim của Ngột Truật ở Chá Cao[177]. Sau vài ngày, mọi người bàn nhau lui quân, thì Hào Châu [f] cáo cấp. Lưu Kỹ cùng Trương Tuấn (Trương Bá Anh), Dương Nghi Trung dẫn quân Tống đi cứu viện, đến Hoàng Liên Phụ, cách Hào Châu 60 dặm thì nghe tin thành nam đã thất thủ trước quân Kim. Lưu Kỹ, Trương Tuấn (Trương Bá Anh), Dương Nghi Trung vừa lập doanh trại theo thế chân vạc thì có tin báo quân Kim đã lui. Vì bất đồng cá nhân, Trương Tuấn (Trương Bá Anh) ghìm chân Lưu Kỹ, lệnh cho Dương Nghi Trung và Vương Đức đem 6 vạn bộ kỵ Thần Dũng đi thẳng đến Hào Châu truy kích quân Kim. Ngột Truật bỏ Lư Châu lui chạy lên phía bắc, điều một cánh quân Kim nhỏ tấn công Hào Châu, bố trí chủ lực mai phục gần đó. Trương Tuấn (Trương Bá Anh) ngỡ là Ngột Truật dốc quân tấn công Hào Châu nên vội điều động toàn quân đến cứu. Hai cánh quân Tống của Dương Nghi Trung và Vương Đức đi trước đều bị quân Kim mai phục tiêu diệt hoàn toàn, chỉ còn 2 tướng chạy thoát trở về. Khi trời sáng, quân đội của Lưu Kỹ đến Ngẫu Đường[g], thì quân đội của Dương Nghi Trung đã vào Trừ Châu, quân đội của Trương Tuấn (Trương Bá Anh) đã vào Tuyên Hóa. Tuy nhiên Lưu Kỹ và Trương Tuấn (Trương Bá Anh) sinh bất hòa, quân đội hai người chém giết lẫn nhau trong đêm. Sáng hôm sau hai bên ngừng chém giết nhưng Lưu Kỹ và Trương Tuấn (Trương Bá Anh) có màn đấu khẩu với nhau rất nặng lời[178].
Khi đó quân Kim của Ngột Truật, Hàn Thường ở Lư Châu (nay là Hợp Phì) nghe tin các lộ quân Tống của Nhạc Phi và vợ chồng Hàn Thế Trung- Lương Hồng Ngọc cùng đến thì kinh sợ, chưa chiến đã bỏ chạy về bắc. Hàn Thế Trung và Lương Hồng Ngọc mang quân vượt sông Hoài đánh quân Kim, không phân thắng bại. Cuối cùng cả Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc và quân Kim đều lui binh. Các cánh quân Tống của Lưu Kỹ, Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Dương Nghi Trung cũng rút lui về nam.
Nhưng Nhạc gia quân của Nhạc Phi lại thừa thế bắc phạt nước Kim. Nhạc Phi giương lá cờ "Tinh trung Nhạc Phi" lên rồi dẫn Nhạc gia quân đi đánh chiếm vài châu quận ở Hà Nam của nước Kim. Sau đó Nhạc Phi chia quân 2 đường định tiến về Lạc Dương và Biện Kinh.
Lúc bấy giờ, hoà nghị Tống - Kim đã đến chỗ quyết định. Tần Cối lo Nhạc Phi không đồng chí hướng với y nên y mật tấu xin vua Tống Cao Tông cho triệu hồi Nhạc Phi lui quân về. Kỳ này Nhạc Phi và Nhạc gia quân nhanh chóng lui quân về nam vì ông đã quá chán nản với cái nhà Tống này.
Trương Tuấn (Trương Bá Anh), Dương Nghi Trung về triều, thường nói rằng Nhạc Phi không đến cứu viện, còn Lưu Kỹ chiến đấu bất lực nên quân Tống mới thua quân Kim ở Hào Châu. Sau đó Trương Tuấn (Trương Bá Anh) đổ hết mọi trách nhiệm lên đầu Lưu Kỹ, kể tội không ứng cứu khiến hai cánh quân Tống của Dương Nghi Trung và Vương Đức bị quân Kim tiêu diệt hoàn toàn ở Hào Châu. Tần Cối dựa vào lời ấy, bèn tâu vua Tống Cao Tông bãi chức Tuyên phủ phán quan của Lưu Kỹ, rồi lệnh cho Lưu Kỹ làm Tri Kinh Nam phủ[h]. Nhạc Phi xin vua Tống Cao Tông cho Lưu Kỹ tiếp tục nắm binh quyền nhưng triều đình nhà Tống không nghe.[178][177]
Tháng 4 năm 1141, học theo việc chung rượu giả binh quyền (mượn rượu tước binh quyền) của vua Tống Thái Tổ, vua Tống Cao Tông mượn cớ luận công, ban thưởng cho chiến dịch bắt phạt nước Kim vào năm ngoái và thắng lợi quân Kim ở trận Chá Cao trong năm nay để mở tiệc mừng công. Trong bữa tiệc đó, vua Tống Cao Tông phong cho Hàn Thế Trung, Trương Tuấn (Trương Bá Anh) làm Khu mật sứ Lâm An, Nhạc Phi làm Khu mật phó sứ, Dương Nghi Trung làm Khai phủ nghi đồng tam ti và được vua đổi tên thành Dương Tồn Trung[179], Lưu Quang Thế làm Vạn Thọ quân sứ, sau đổi làm Dương Quốc công, nhưng thực ra sự bố trí ấy là kế của Tần Cối nhằm tước bỏ binh quyền của chư tướng (biến các chư tướng từ quan võ thành quan văn), làm suy yếu năng lực quốc phòng của nhà Tống[180]. Đồng thời vua Tống Cao Tông còn dở bỏ 3 tuyên phủ ti từng được thiết lập để tác chiến với quân Kim.
Nhạc Phi và Hàn Thế Trung biết rằng họ không trực tiếp tham chiến ở trận Chá Cao nắm 1141 nhưng vua Tống Cao Tông vẫn ghi công cho họ sẽ khiến người khác bất phục. Hai người họ cố từ chối nhận thưởng chiến công trong trận Chá Cao nhưng vua Tống Cao Tông và Tần Cối vẫn ép họ phải nhận thưởng. Thấy binh quyền đã bị lấy đi hết, Nhạc Phi và Hàn Thế Trung đành chấp nhận nhận thưởng chiến công trong trận Chá Cao từ vua Tống Cao Tông để bù đắp lại.
Việc Nhạc Phi và Hàn Thế Trung không tham chiến ở trận đại thắng quân Kim do Ngột Truật chỉ huy ở Chá Cao năm 1141 mà vua Tống Cao Tông vẫn ghi công lao trận đó cho hai người họ đã khiến cho Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Dương Tồn Trung không hài lòng. Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Dương Tồn Trung bắt đầu ganh ghét với Nhạc Phi và Hàn Thế Trung.
Tần Cối sau khi đã đoạt binh quyền của các chư tướng, liền sai sứ sang nghị hoà với nước Kim. Sau đó Tần Cối lại tìm cách hại các tướng này, ban đầu là lợi dụng Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Nhạc Phi để hại Hàn Thế Trung, sau đó sẽ dùng Trương Tuấn (Trương Bá Anh) hại Nhạc Phi.
Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Tần Cối mưu phân tán lực lượng quân đội của Hàn Thế Trung ra rồi ám hại Hàn Thế Trung.
Tháng 5 năm 1141 Trương Tuấn (Trương Bá Anh) cùng Nhạc Phi đi thị sát quân đội của Hàn Thế Trung ở Sở Châu. Trương Tuấn (Trương Bá Anh) định bàn mưu của Tần Cối bày ra với Nhạc Phi để hại Hàn Thế Trung nhưng Nhạc Phi không đồng tình. Nhạc Phi phê phán Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và đem việc báo lại cho Hàn Thế Trung biết.
Hàn Thế Trung đến gặp vua Tống Cao Tông tố cáo, do đó ý định của Tần Cối và Trương Tuấn (Trương Bá Anh) không thực hiện được. Tần Cối tức lồng lên, muốn trả thù Nhạc Phi cho bằng được.
Hai bên Tống - Kim đã ngưng chiến, vua Tống Cao Tông lại phái Ngụy Lương Thần đi sứ nước Kim để cầu hòa. Hàn Thế Trung vẫn cực lực phản đối, nhiều lần dâng biểu can. Tần Cối sai thủ hạ kích động gièm pha vu cáo Hàn Thế Trung. Hàn Thế Trung bị vua Tống Cao Tông giáng từ Khu mật sứ Lâm An xuống làm Phong Tuyền quán sứ, bù lại tấn phong cho Hàn Thế Trung danh hiệu Phúc Quốc công để an ủi.
Người Kim vốn ôm hận Nhạc Phi sâu sắc, họ liên kết với Tần Cối, bắt triều đình nhà Tống phải giết hại Nhạc Phi để làm điều kiện hoà nghị. Trong thư Ngột Truật gửi Tần Cối có nói rõ:
Tần Cối cho rằng nếu Nhạc Phi không chết sẽ làm cản trở hoà nghị Tống - Kim, mà Tần Cối cũng bị vạ lây. Và Tần Cối mật mưu giết Nhạc Phi. Nhưng theo một số sử gia, có lẽ người Kim không có ra điều kiện phải giết Nhạc Phi mới cho nghị hòa, nhưng Tần Cối tự bịa ra câu chuyện Ngột Truật ép phải giết Nhạc Phi này để buộc vua Tống Cao Tông ra tay với Nhạc Phi. Thậm chí nếu người Kim có đòi nhà Tống phải giết tướng mới cho nghị hòa thì người đó không hẳn là Nhạc Phi, bởi Ngột Truật từng bị rất nhiều tướng Tống đánh bại, nhưng Nhạc Phi lại bị Tần Cối và vua Tống Cao Tông chọn là phải chết[182].
Khi đó Tần Cối biết được Trương Tuấn (Trương Bá Anh) ghen tỵ với công lao của Nhạc Phi, vì trước kia Nhạc Phi là thủ hạ của Trương Tuấn, nay thì hai người đã gần như ngang hàng, cộng thêm vấn đề chiến công ở trận Chá Cao năm 1141 vừa xảy ra khiến Trương Tuấn càng căm ghét Nhạc Phi hơn nữa. Tần Cối liền lợi dụng điểm này lôi kéo Trương Tuấn (Trương Bá Anh) về phe mình. Tần Cối cử thuyết khách dùng mồi nhử vàng bạc và hứa thăng chức cao cho Trương Tuấn (Trương Bá Anh). Trương Tuấn (Trương Bá Anh) đồng ý cùng Tần Cối hại Nhạc Phi.
Nhạc Phi không biết rằng các tướng lĩnh bên cạnh mình dần dần đều bị Tần Cối mua chuộc. Người thì vin vào chuyện Nhạc Phi thất học để về phe Tần Cối, người thì phải tự rút lui khỏi Nhạc gia quân để bảo toàn tính mạng. Triều đình nhà Tống bắt đầu giải trừ binh quyền của Nhạc Phi, phân tán Nhạc gia quân, đổi phiên hiệu thành Ngạc châu trú trát ngự tiền chư quân, tạm thời giao cho Vũ An quân thừa tuyên sứ, ngự tiền trung quân thống thế, quyền đô thống chế Vương Quý tiết chế. Thủ lĩnh Trung Nghĩa xả theo Nhạc gia quân là Lương Hưng bị giáng làm Thân vệ đại phu. Nhạc gia quân quân kỷ nghiêm minh, Vương Quý từng vi phạm, mấy lần suýt bị Nhạc Phi xử tử. Tần Cối biết điều đó, sai tướng Trương Tuấn (Trương Bá Anh) đi bắt giữ Vương Quý, dùng gậy đánh đập, ép Vương Quý tố cáo Nhạc Phi mưu phản.
Vương Quý không nghe theo, nói:
Trương Tuấn (Trương Bá Anh) không cam lòng, bèn lấy việc nhà của Vương Quý ra đe dọa, buộc Vương Quý phải khuất phục. Cuối cùng Trương Tuấn đưa bản khẩu cung của Vương Quý tố cáo Nhạc Phi mưu phản cho Tần Cối[183] Tần Cối giam Nhạc Phi vào ngục với tội danh bất trung, giao cho Trương Tuấn (Trương Bá Anh) tra xét. Trương Tuấn dùng đại hình tra khảo Nhạc Phi. Nhạc Phi không nhận tội. Trương Tuấn (Trương Bá Anh) phải đưa một bản khẩu cung giả cho Tần Cối nhưng do chứng cớ chưa rõ ràng nên không thể xét tội. Việc này kéo dài đến tận cuối năm 1141.
Mặt khác, thuộc cấp của Trương Hiến là Vương Tuấn do tham nhũng mà bị cách chức. Vương Tuấn cũng nghe theo lệnh Tần Cối vu cáo Trương Hiến mưu đồ nổi loạn ở Tương Dương để giành lại binh quyền cho Nhạc Phi.[184] Trương Tuấn sau đó ép Vương Quý đi bắt giữ Trương Hiến.[77][183][185][186] Trương Hiến còn chưa đến, Trương Tuấn (Trương Bá Anh) đã sắp sẵn hình cụ để đợi. Trương Hiến hết mực kêu oan, Trương Tuấn (Trương Bá Anh) đập bàn nói:
Trương Hiến vẫn một mực không chịu khai khống. Trương Tuấn (Trương Bá Anh) bèn cho dùng hình cực kì tàn khốc với Trương Hiến. Trương Hiến bị tra khảo, cả mình không còn chỗ nào lành lặn, mà vẫn không khuất phục. Vì thế Trương Tuấn tự tay ngụy tạo khẩu cung của Trương Hiến giao cho Tần Cối, rồi giao Trương Hiến cho Đại Lý tự.[187] Con trai Nhạc Phi là Nhạc Vân cũng nhanh chóng bị bắt giam vào ngục.
Tần Cối không ngừng tấu với vua Tống Cao Tông rằng Nhạc Phi đã xúc phạm tới gia pháp tổ tông của nhà Tống. Thấy danh tiếng của Nhạc Phi vượt qua mình, Tần Cối căm tức lắm, lại tâu lên vua Tống Cao Tông rằng:
Tháng 7 năm 1141, Tần Cối biết tên Gián nghị đại phu Mặc Kỳ Tiết có hiềm oán với Nhạc Phi bèn nói ý ấy với Mặc Kỳ Tiết rồi sai tên này vu cáo Nhạc Phi. Tần Cối lại sai quan Trung thừa là Hà Đào, Thị Ngự sử là La Nhữ Tập cùng dâng sớ vu cáo Nhạc Phi.
Tất cả ngự trát và thủ chiếu (thư từ và chiếu chỉ do chính tay vua Tống viết) mà vua Tống Cao Tông từng ban tặng cho Nhạc Phi, tổng cộng 88 phần văn kiện đều bị vua Tống Cao Tông sai người đến nhà của Nhạc Phi ở Vũ Xương tịch thu đem về. Lá cờ "Tinh trung Nhạc Phi" (精忠岳飛, nghĩa là "Sự trung thành thuần khiết của Nhạc Phi") ở trong doanh trại cũ của Nhạc gia quân ở Ngạc Châu cũng bị vua Tống Cao Tông sai người đến thu về.
Tháng 10 dương lịch năm 1141 vua Tống Cao Tông nhà Tống và vua Kim Hi Tông nước Kim gửi các sứ giả qua lại và tiến hành các cuộc đàm phán cho một hòa ước giữa hai nước Tống - Kim.
Tháng 10 âm lịch (tức là tháng 11 dương lịch) năm 1141, cha con Nhạc Phi và Nhạc Vân bị bắt vào Đại Lý tự.[188]. Nhạc Phi đến, cười nói:
Ban đầu, Tần Cối sai Hà Đào hỏi khẩu cung Nhạc Phi. Nhạc Phi cởi áo, đưa lưng cho Hà Đào xem trên lưng có xâm bốn chữ lớn “Tận trung báo quốc” ăn sâu vào da thịt. Hà Đào biết Nhạc Phi bị oan nên báo cáo sự thực với Tần Cối. Tần Cối biết Hà Đào đồng tình với Nhạc Phi thì đổi Đại thần Chu Tam Úy đi ép cung Nhạc Phi thay cho Hà Đào. Thấu hiểu nỗi oan của Nhạc Phi nên Chu Tam Úy sau đó cũng treo mũ từ quan. Tần Cối lại sai Mặc Kỳ Tiết làm giám ngục để ép cung Nhạc Phi. Mặc Kỳ Tiết có hiềm khích với Nhạc Phi từ trước nên ông ta gia hình Nhạc Phi, Nhạc Vân và Trương Hiến rất mạnh nhưng trước sau 3 người đều không nhận tội.
Tháng 11 năm 1141, vua Kim Hi Tông gửi phái đoàn sứ giả đến kinh đô Lâm An nhà Tống đưa ra điều kiện giảng hòa. Kết quả là Tống - Kim đã bàn bạc ra những điều khoản chính yếu cho một hiệp ước giữa hai bên[189][190] (sử gọi đây là "Hiệp ước Thiệu Hưng"[191]).
Vụ án của Nhạc Phi khi đó đã kéo dài suốt 2 tháng, thẩm vấn không có kết quả gì. Việc để lâu ngày, nhiều đại thần lên tiếng phản bác và cầu xin tha cho Nhạc Phi. Có quan lại mạnh dạn dâng sớ minh oan cho Nhạc Phi nhưng lập tức bị Tần Cối hãm hại. Cuối cùng thì làm một bản khẩu cung giả nữa được Mặc Kỳ Tiết giao cho Tần Cối với nội dung Nhạc Phi báo tin sai cho vua Tống Cao Tông về việc ông có tham chiến cùng Trương Tuấn (Trương Bá Anh) trong trận thắng quân Kim ở Chá Cao trong năm 1141 (ý nói Nhạc Phi cướp công của Trương Tuấn), ở chiến trường Hoài Tây thì ông lại cố tình trì hoãn, không chịu dẫn quân đi ứng cứu dẫn tới việc quân Tống của Trương Tuấn (Trương Bá Anh) bị quân Kim đánh bại ở Hào Châu trong năm 1141 (ý nói Nhạc Phi khiến Trương Tuấn thua trận), tội đáng phải chém[188]. Nhưng do chứng cớ chưa rõ ràng, không có ai chịu làm chứng cho khẩu cung giả của Mặc Kỳ Tiết ngụy tạo nên vẫn không thể xét tội Nhạc Phi. Việc để lâu ngày, nhiều đại thần, tướng sĩ, dân chúng đều lên tiếng phản bác và cầu xin triều đình nhà Tống tha cho Nhạc Phi.
Sau đó Tần Cối bãi chức Phạm Đồng, một người tuy ủng hộ nghị hòa với nước Kim nhưng không được lòng của Tần Cối. Có thuyết nói do Phạm Đồng khuyên Tần Cối thả Nhạc Phi nên mới bị cách chức. Sau đó Tần Cối lại lưu đày Hồ Thuyên đang ở Chiêu châu đến Tân châu vì Hồ Thuyên dâng sớ xin tha cho Nhạc Phi. Vương Thứ đang bị Tần Cối lưu đày ở Đàm Châu cũng lên tiếng xin tha cho Nhạc Phi, Tần Cối liền lưu đày Vương Thứ sang Đạo châu. Tần Cối lại lệnh nếu vua Tống Cao Tông có đại xá thì Hồ Thuyên, Vương Thứ và Triệu Đỉnh (đang bị Tần Cối lưu đày ở Triều châu) cũng không được đại xá.
Khi đó "Thư mưu phản" gửi Trương Hiến của Nhạc Vân không hề được đưa ra, Hàn Thế Trung đích thân hỏi thẳng Tần Cối rằng Nhạc Phi phạm tội gì, Tần Cối đáp:
Ai ai nghe thế cũng bất bình. Hàn Thế Trung tức giận nói:
Tần Cối im bặt, không nói được lời nào.
Tương truyền thời bấy giờ, Tần Cối không quyết định được phải làm thế nào với Nhạc Phi, vì thế Tần Cối đã tới chùa Linh Ẩn cầu xin quẻ và gặp Phong Ba hòa thượng (hòa thượng "Gió Bão"). Vừa thấy Tần Cối, Phong Ba hòa thượng đã cười ầm lên, hỏi Tần Cối:
Tần Cối không hiểu sao. Phong Ba hòa thượng đáp:
Tần Cối hỏi:
Phong Ba hòa thượng nghiêm mặt nói:
Tần Cối táng tận lương tâm vẫn giả làm ngơ. Phong Ba hòa thượng cười lớn:
Sau đó Phong Ba hòa thượng phẫn nộ, lấy cây chổi cùn quét lia lịa vào mặt Tần Cối, quét xong nghênh ngang bỏ đi, bỗng chốc mất hút bóng dáng. Tần Cối bị quét đến hồn xiêu phách lạc, nhếch nhác bỏ đi. Đây chính là điển tích nổi tiếng "Phong tăng tảo Tần".
Ban đầu Đại Lý tự phán quyết Nhạc Phi với tội danh phản quốc thì đáng chém, Trương Hiến đáng thắt cổ, còn Nhạc Vân không phải chết, nhưng vua Tống Cao Tông lại giáng chiếu cho Mặc Kỳ Tiết (万俟卨) ban chết cho Nhạc Phi, xử chém Trương Hiến và Nhạc Vân.[193] Dương Tồn Trung (Dương Nghi Trung) được lệnh làm quan giám trảm Trương Hiến và Nhạc Vân. Lý Nhược Phác (李若樸) và Hà Ngạn Du (何彥猷) ở Đại Lý tự cố dâng sớ nói Nhạc Phi không đáng phải chết nhưng vua Tống Cao Tông không nghe. Mặc Kỳ Tiết nhanh chóng thảo ra văn kiện “Hình bộ đại tư lý tự trạng” có nội dung định tội Nhạc Phi, Nhạc Vân và Trương Hiến đúng với yêu cầu trong chiếu chỉ của vua Tống Cao Tông, rồi gửi vua phê duyệt. Vua Tống Cao Tông lập tức phê duyệt để văn kiện đó có hiệu lực ngay lập tức.
Một hôm, Mặc Kỳ Tiết vào Đại Lý tự đưa giấy cho Nhạc Phi, yêu cầu viết khẩu cung theo ý của Mặc Kỳ Tiết. Nhạc Phi cầm bút, viết luôn 8 chữ:
Dịch nghĩa:
Tám chữ đó đã thể hiện rõ nhất sự bất mãn và sự kháng nghị cuối cùng của ông đối với vua Tống Cao Tông và Tần Cối. Mặc Kỳ Tiết tức lắm, liền báo cáo với Tần Cối.
Tháng 12 âm lịch, năm 1141 (tức là đầu năm 1142) nghe tin Lưu Doãn Thăng ở Kiến Khang thay mặt trăm họ kêu oan cho Nhạc Phi, Tần Cối cùng phe cánh của ông cảm thấy bối rối, không biết bây giờ có nên tiếp tục xử vụ trọng án của Nhạc Phi hay nên thả Nhạc Phi ra.
Một hôm, Tần Cối từ triều đình về nhà, ngồi uống rượu với vợ là Vương thị ngoài hiên. Tần Cối cầm 1 quả cam, vì tâm thần bất định nên cứ dùng ngón tay vạch lăng nhăng trên vỏ cam. Vương thị biết tâm sự của chồng, liền khuyên Tần Cối nên hạ thủ ngay với Nhạc Phi để tránh sinh lắm chuyện. Tần Cối nghe theo.
Cảm thấy sự việc còn để lâu sẽ bất lợi, ngày 29 tháng 12 âm lịch, năm 1141 (tức là ngày 28 tháng 1 dương lịch năm 1142), khi khắp nơi ở Nam Tống đều chuẩn bị đón Tết, Nhạc Phi bị Tần Cối (mượn lệnh vua Tống Cao Tông) vờ mời đi tắm rồi bị đưa đến phòng hành hình thuộc Đại lý tự Lâm An. Khi đó trên người Nhạc Phi vẫn đeo miếng ngọc bội (theo sử gia Vương Tăng Du, đây chính là miếng ngọc bội, kỉ vật do người vợ Lý thị đã tặng Nhạc Phi, là bằng chứng về sự tôn trọng, cũng như tình cảm vô cùng sâu đậm mà ông luôn dành cho người vợ Lý thị hiền lương của mình[7]). Tên đao phủ dùng búa lớn giáng mạnh vào 2 bên sườn làm cho Nhạc Phi bị gãy hết xương sườn, nội tạng đều vỡ nát. Nhạc Phi bị thổ huyết nhưng chưa chết. Tần Cối bỏ thuốc độc vào chén rượu và sai người giữ chặt Nhạc Phi lại, sai tên đao phủ đổ rượu từ chén rượu độc đó vào miệng Nhạc Phi. Nhạc Phi bị ép uống xong chén rượu độc rồi nhưng vẫn còn chưa chết hẳn. Tần Cối bực quá, lệnh cho tên đao phủ đem Nhạc Phi đi treo cổ ở đình Phong Ba ("Phong Ba" nghĩa là "Gió Bão", tức là đình "Gió Bão") thuộc Đại lý tự Lâm An, khi đó Nhạc Phi mới thực sự chết hẳn[194][195][196]. Năm đó Nhạc Phi hưởng dương 39 tuổi.[197]
Thuộc tướng của Nhạc Phi là Trương Hiến và con trai Nhạc Phi là Nhạc Vân bị Dương Tồn Trung (theo lệnh của Tần Cối) cho chém ngang lưng trước, sau đó cả 2 mới bị chém đầu thị chúng ở ngõ Quan Hạng thuộc chợ Lâm An cùng ngày[198][199][200][196] bất chấp Trương Hiến và Nhạc Vân đã từng lập rất nhiều chiến công chống Kim. Nhạc Vân năm đó mới 23 tuổi.
Tần Cối lập tức báo cáo với vua Tống Cao Tông rằng Nhạc Phi đã chết trong tù,[201] có nghĩa là Tần Cối đã xử tử Nhạc Phi và con trai Nhạc Vân của ông nhưng lại báo cáo với vua rằng cả hai đều chết trong tù vì bệnh. Việc Tần Cối giết Nhạc Phi cũng là để răn đe các tướng Tống của các lộ quân khác như Hàn Thế Trung, Lưu Kỹ, Ngô Lân, Ngô Thế Tương và Lưu Quang Thế, khiến cho những vị tướng này phải sợ Tần Cối, phải dẹp bỏ hoàn toàn tư tưởng bắc phạt nước Kim. Người dân Nam Tống nghe tin Nhạc Phi, Nhạc Vân và Trương Hiến bị giết thì ai ai cũng tiếc thương cho cái chết của vị anh hùng Nhạc Phi và khinh miệt Tần Cối.
Sau khi Nhạc Phi bị giết, thi thể của Nhạc Phi bị quăng đi. Cảm phục trước nghĩa khí của ông, buổi tối của hôm Nhạc Phi bị giết, trong ngục tù Đại Lý tự, người cai ngục tên Ngỗi Thuận (隗順), đã không quản hiểm nguy tru di cửu tộc, nhanh chóng đi tìm thi thể Nhạc Phi và kết quả là đã tìm được thi thể của ông. Không biết dùng cách gì, Ngỗi Thuận đã cõng di thể của Nhạc Phi ra khỏi thành Lâm An, đưa đến khu mộ phía sau núi, chôn thi thể Nhạc Phi bên đền Cửu Khúc Tùng (九曲叢祠, "Cửu Khúc Tùng từ") bên ngoài cổng thành Tiền Đường.[202] Ngỗi Thuận lấy miếng ngọc bội mà Nhạc Phi đang đeo trên thi thể (miếng ngọc do người vợ Lý thị của Nhạc Phi từng tặng cho Nhạc Phi, Nhạc Phi luôn đeo bên mình cho đến khi chết[7]) làm vật bồi táng, lại đặt lên quan tài của Nhạc Phi một chiếc ống chì có khắc chữ "Đại Lý tự" để làm ký hiệu, rồi hạ táng quan tài, lắp đất lại. Để không gây chú ý cho mọi người, Ngỗi Thuận lúc đó không đắp đất cao, chỉ trồng hai cây quýt trước mộ Nhạc Phi. [203]
Nghe tin Nhạc Phi bị hại, con gái của Nhạc Phi là Nhạc thị 13 tuổi xông vào hoàng cung để hỏi cho ra lẽ. Do bị quân lính ngăn lại và không người nào nghe lời cô nói. Nhạc thị tay cầm bình bạc (ngân bình, 银瓶) nhảy xuống giếng tự tử. Từ đó dân gian gọi cô là Nhạc Ngân Bình (岳银瓶).
Gia sản của Nhạc Phi, Trương Hiến bị tịch biên. Gia quyến của Nhạc Phi (trong đó người vợ Lý thị của Nhạc Phi, vợ của Nhạc Vân, các con của Nhạc Vân và 4 người con trai còn nhỏ tuổi còn lại của Nhạc Phi là Nhạc Lôi 16 tuổi, Nhạc Lâm 12 tuổi, Nhạc Chấn 10 tuổi và Nhạc Đình 9 tuổi) và gia quyến của Trương Hiến (gồm vợ, con trai và con gái của Trương Hiến) bị đày đến Lĩnh Nam Quảng Đông và Phúc Kiến. Khi khởi hành thì không cho phép hai gia đình cùng lên đường (để tránh họ hợp sức nhau giết quan quân áp giải rồi bỏ trốn). Một số đại thần gần gũi với Nhạc Phi hoặc là thuộc tướng của Nhạc Phi như Vu Bằng, Từ Khánh, Vương Vạn, Đổng Tiên, Lý Sơn, Lý Bảo, Diêu Chính, Mạnh Bang Kiệt... bị cách chức hoặc bị giết.
Mặc Kỳ Tiết còn vu hãm Đại lý tự Thiếu khanh là Tiết Nhân Phụ (薛仁輔), Đại lý tự thừa Lý Nhược Phác (李若樸), Hà Ngạn Du (何彥猷), Quận vương Triệu Sĩ Niểu (趙士㒟) vì nói tốt cho Nhạc Phi.[204] Tiếp đó, Mặc Kỳ Tiết lại cùng Tần Cối tiếp tục vu hại các quan viên chủ chiến, người đứng đầu là Tham tri chính sự Lý Quang bị lưu đày đến chết.[205] Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) bây giờ đang bị cách chức, ở lại Trường Sa, cũng bị Mặc Kỳ Tiết vu hãm, may nhờ Ngô Bỉnh Tín làm chứng mà thoát nạn.
Sau khi biết tin Nhạc Phi bị Tần Cối hại chết, nhiều người sợ vây cánh của Tần Cối nên không dám nói, riêng Hàn Thế Trung phẫn nộ đến gặp Tần Cối chất vấn rằng:
Tần Cối trả lời:
Hàn Thế Trung nói:
Ba chữ "không cần có" (莫須有, "mạc tu hữu") từ đó gắn liền với tên Nhạc Phi và đi vào tiếng Trung để chỉ những lời buộc tội ngụy tạo, vô căn cứ, về sau người ta gọi là Tam tự ngục 三字獄 (sau vụ án Nhạc Phi, Hàn Thế Trung vẫn hay gặp mặt Tần Cối nhưng khi ra vào chỉ ra hiệu tay, không nói một lời nào để tỏ sự khinh miệt với Tần Cối[206]).
Tương truyền rằng nhà thơ Lục Du từ nhỏ nuôi chí làm tướng đi theo Nhạc Phi bắc phạt nước Kim. Khi nghe tin Nhạc Phi bị Tần Cối hại chết vào năm 1142, Lục Du năm đó 17 tuổi, đã cưỡi ngựa một mình rời Thọ Xuân (nay là huyện Thọ, tỉnh An Huy) để đến kinh đô Lâm An ám sát Tần Cối báo thù cho Nhạc Phi. Nhưng cha của Lục Du là Lục Tể (cũng là một nhân sĩ yêu nước) cưỡi ngựa theo ngăn Lục Du lại. Lục Du nổi nóng rút kiếm muốn chém cả cha mình. Lục Tể thấy vậy cũng rút kiếm đánh văng thanh kiếm của Lục Du. Sau đó Lục Tể kiên trì khuyên can Lục Du rằng gian thần đang khuynh đảo triều chính, không dễ tiêu diệt, sau này đừng ra làm tướng cho triều đình. Cuối cùng Lục Du phải cùng Lục Tể quay về Thọ Xuân, bỏ chí làm tướng mà đi theo hướng văn chương (sau này Lục Du thi đỗ ra làm quan văn, trở thành nhà thơ nổi tiếng thời Nam Tống nhưng vẫn kiên định bắc phạt nước Kim, đi theo Trương Tuấn tự Đức Viễn bắc phạt vào năm 1163 và đi theo Hàn Thác Trụ bắc phạt vào năm 1205).
Có giai thoại kể rằng, Ngột Truật từng muốn chiêu hàng Nhạc Phi qua phụng sự cho nước Kim nhưng bị Nhạc Phi thẳng thừng từ chối. Tần Cối cũng vin vào lý do đó để tố cáo Nhạc Phi mưu phản. Sau đó khi nghe tin Nhạc Phi bị hại, Ngột Truật cũng bày tỏ sự tiếc thương với địch thủ của mình.
Lúc Hoàng Đạo Nhân đi sứ ở nước Kim, nghe tin Nhạc Phi mất thì về tâu với vua Tống Cao Tông tâu rằng:
Các tướng nước Kim dù căm thù Nhạc Phi, nhưng khi nhắc đến Nhạc Phi, trên dưới nước Kim cũng thể hiện sự ngưỡng mộ. Sử sách nước Kim ghi rõ ràng những lần họ bị Nhạc Phi đánh bại (không phải như sử sách nhà Tống khi đó, mọi chiến công của Nhạc Phi đều bị Tần Cối cướp lấy, hoặc bị xóa bỏ hết).
Ngột Truật nhân thời cơ Nhạc Phi đã chết bèn xin vua Kim Hi Tông đi đánh Tống. Vua Kim Hi Tông chấp thuận, Ngột Truật lại mang quân nam tiến. Quân Kim tiến đến bờ sông Hoài, không vội giao tranh mà tạm đóng binh lại, cốt gây sức ép cho vua Tống Cao Tông phải chấp nhận rút hẳn về Hoài Nam, lấy sông Hoài làm ranh giới Tống - Kim. Vua Tống Cao Tông chấp nhận đề nghị của phía Ngột Truật nước Kim, triệt thoái hết lực lượng nhà Tống về bờ nam sông Hoài. Ngột Truật mới rút quân.
Tần Cối được lệnh vua Tống Cao Tông đi thương lượng với người Kim. Hai bên ký vào hiệp ước Thiệu Hưng[207] gồm các khoản chính[208]:
Sau khi hiệp ước được ký kết, tháng 2 âm lịch năm 1142, vua Tống Cao Tông sai Hà Chú và Tào Huân cùng sứ Kim là Tiêu Nghị sang Kim dâng thệ biểu. Nội dung của tờ biểu xưng thần với vua Kim Hi Tông, nộp cống cho vua Kim[191] Vua Kim Hi Tông xem thư xong vẫn chưa muốn trả lại thái hậu. Hà Chú năn nỉ mấy lần thì bên nước Kim mới đồng ý cho mẹ của vua Tống Cao Tông là Vi Thái hậu đưa thi hài của Thượng hoàng Tống Huy Tông và Trịnh Thái hậu và về nước. Ngột Truật lại đòi thêm cả Hòa Thượng Nguyên (nơi Ngột Truật từng bị tướng Tống là Ngô Giới đánh cho đại bại vào 11 năm trước), Phương Sơn Nguyên, lấy Đại Tản quan làm giới hạn, triều đình nhà Tống nghe theo.[191] Sau đó, người Kim sai sứ cầm miện, cổn và chế sắc sang nhà Tống để phong vua Tống Cao Tông là Tống đế.
Tháng 10 năm 1142 vua Tống Cao Tông phải mặc quan phục, hướng mặt về phương bắc mà bái lạy tạ ơn vua Kim Hi Tông[209]. Sau hiệp ước này, đất đai triều Tống chỉ còn 15 lộ: Chiết Đông, Chiết Tây, Hoài Bắc, Hoài Nam, Giang Đông, Giang Tây, Hồ Nam, Hồ Bắc, Tây Thục, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Nam Lộ; riêng lộ Kinh Tây chỉ còn phủ Tương Dương, lộ Thiểm Tây chỉ còn bốn châu Giới, Thành, Hòa, Phượng; còn toàn bộ các vùng Sơn Đông, Hà Bắc, Hà Nam... đều rơi vào tay người Kim. Biên giới Kim - Tống lúc này hoàn toàn xác định theo Tần Lĩnh-Hoài Hà. Sau khi ký kết hiệp ước Thiệu Hưng, vua Tống Cao Tông cho bãi binh quyền của các tướng lĩnh từng giao tranh với người Kim trước đây. Tần Cối từ đó mặc sức lộng quyền, khuynh đảo triều chính.
Trước tình hình này, Hàn Thế Trung phẫn uất, không vui. Vợ của Hàn Thế Trung là Lương Hồng Ngọc can rằng:
Sau đó hai vợ chồng Hàn Thế Trung và Lương Hồng Ngọc đóng cửa tạ khách, xa lánh việc quân[210]. Khi đáp lại lòng biết ơn của vua Tống Cao Tông vì cuộc hòa đàm thành công, Tần Cối đã nói với vua Tống Cao Tông rằng:
Bản nguyên văn của hiệp ước Thiệu Hưng không còn tồn tại trong các ghi chép ở Trung Quốc, một dấu hiệu rõ ràng minh chứng cho nỗi ô nhục mà nó từng mang lại cho triều đình nhà Tống. Nội dung khái quát được khôi phục từ tiểu sử của một người Kim. Sau khi hoạt động kí kết xong xuôi, người Kim rút lui về phương bắc và hoạt động giao thương giữa hai đế quốc nhà Tống và nước Kim lại tiếp tục được diễn ra.[212] Tình trạng thù địch giữa hai đế quốc tạm dừng.[189]
Vi thái hậu về nhà Tống có kể lại rằng cựu hoàng Tống Khâm Tông từng xin cho được về khiến vua Tống Cao Tông không vui. Tần Cối nhân đó khuyên vua Tống Cao Tông đừng bao giờ đón cựu hoàng Tống Khâm Tông về nữa để giữ ngôi hoàng đế thật vững chắc.
Do Nhạc Phi bị cáo buộc tội tạo phản nhà Tống, các tướng dưới trướng Nhạc Phi cũng bị liên lụy. Bao nhiêu công trạng của Dương Tái Hưng đã tử chiến vào năm 1140 rơi vào quên lãng hết (con cái của Dương Tái Hưng sau này cũng không rõ tông tích). Bạn của Nhạc Phi là Hàn Thế Trung nhanh chóng bị Tần Cối tước binh quyền cùng năm 1142. Lưu Quang Thế biết giữ mình, không bị Tần Cối thù ghét nhưng cũng qua đời cùng năm 1142[213]. Tần Cối lại bãi chức của Tăng Khai, Lý Di Tốn. Cuối năm 1142, Mặc Kỳ Tiết ỷ mình "có công" giết Nhạc Phi và triệt hạ phe chủ chiên nên chủ động tranh quyền với Tần Cối, bị Tần Cối trục xuất. Trước đó Tần Cối thấy Trương Tuấn (Trương Bá Anh) hiệp trợ hòa nghị nên trao binh quyền cho, nhưng thấy một năm rồi mà Trương Tuấn (Trương Bá Anh) không trả binh quyền, nên Tần Cối đã giáng chức của Trương Tuấn (Trương Bá Anh). Nhưng sau đó Tần Cối lại xin vua Tống Cao Tông phong Trương Tuấn (Trương Bá Anh) làm Thanh Hà quận vương, xem là "đền công" giết Nhạc Phi.
Ở kinh thành Lâm An, có người bán bánh rong, trong lúc ế khách lấy bột ra nặn 2 chiếc bánh hình người, một hình đàn ông là Tần Cối, một hình đàn bà là Vương thị vợ Tần Cối. Nặn xong, 2 cái bánh bị ném vào chảo mỡ sôi sùng sục. Người này rán chiếc bánh như đang hành hình hai kẻ bán nước hại dân để thỏa lòng căm tức. Bánh này được người này gọi là “Du gia quỷ” hay “Dầu chá kuảy” hàm ý mong cho cặp vợ chồng kẻ phản nghịch bị nấu trong chảo dầu ở địa ngục. Âm “Kuảy” có nghĩa là quỷ mà cũng trùng âm là “Cối” tức dầu chiên Tần Cối. Dân chúng nhà Tống đi ngang qua, thấy lạ bèn đặt làm vài chiếc. Một đồn mười, mười đồn trăm, món bánh này ngày một lan rộng. Ngày nào cũng có người đến xếp hàng để chờ rán và ăn ngay tại chỗ. Thời ấy người ta ăn cháo quẩy không phải vì ngon mà là muốn nhai kẻ thù trong miệng, nghe tiếng bánh quẩy rán dòn vỡ trong miệng mà tưởng là xương của tên Tể tướng Tần Cối, một kẻ Hán gian, bán nước vỡ vụn dưới hàm răng. Nhân dân nhà Tống muốn nguyền rủa hai vợ chồng Tần Cối và Vương thị đều đến ăn bánh này.[214][203]
Chuyện đến tai Tần Cối. Tần Cối liền cho quân lính đến bắt cửa hàng bán bánh nọ. Nhưng do binh lính cũng đồng tình với lòng dân nên họ cố tình trùng trình đánh động để người bán bánh trốn thoát. Họ trốn khỏi kinh thành và tiếp tục bán bánh kiếm ăn. Nhưng do ở trong tình thế bị săn đuổi, phải cảnh giác ngó trước ngó sau, nên họ không còn đủ thời gian nặn bánh thành hình người như trước nữa mà chỉ còn vê hai thỏi bột dài rồi quấn vào nhau, giả làm 2 vợ chồng Tần Cối.
Thấy bánh dễ làm, lại ăn ngon, món đó được lan truyền rộng rãi khắp nước Nam Tống. Tên của món bánh đó là “Du Gia Quỷ” tức là Con Quỷ bị chan (gia) dầu (Du) lên người, cũng có nơi gọi là “du thiêu quỷ” , “dầu thiêu quỷ” … đều có nghĩa là con quỷ bị chiên trong vạc dầu (món bánh này sau này phổ biến sang tận Việt Nam và “Du Gia Quỷ” được đọc thành “Dầu Cháo Quẩy”, có người gọi tắt là “cháo quẩy” hay ngắn gọn là “quẩy”).
Năm 1144, Ngự sử trung thừa Lý Văn Hội , Hữu Gián nghị đại phu Chiêm Đại Phương tố cáo Mặc Kỳ Tiết tham tiền mưu lợi làm hại đến nhà Tống. Mặc Kỳ Tiết thấy thế bèn xin từ quan, nhưng vua Tống Cao Tông không đồng ý, muốn cho Mặc Kỳ Tiết đi địa phương khác trấn giữ. Tần Cối vô cùng tức giận, phái Cấp sự trung Dương Nguyện liệt kê tội trạng của Mặc Kỳ Tiết, khiến Mặc Kỳ Tiết bị bãi chức, bị giam lỏng ở Quy Châu , đến khi đặc xá thì chuyển đến Nguyên Châu.[204] Chu Thắng Phi do có hiềm khích với Tần Cối nên liên tục bị Tần Cối chèn ép, phải đến ở trong một ngôi chùa tại Hồ châu rồi mất cùng năm 1144.
Trước đó viên cai ngục Ngỗi Thuận đã chôn thi thể Nhạc Phi ở bên đền Cửu Khúc Tùng, không đắp đất cao và để hai cây quýt trước mộ làm ký hiệu. Đến lúc này, Ngỗi Thuận dựng bia đá trước mộ của Nhạc Phi. Trên bia đá có viết 4 chữ “Giả nghi nhân mộ” (nghĩa là "Mộ người phụ nữ") để che mắt mọi người, đồng thời cũng là dấu hiệu để nhận biết. Ngỗi Thuận luôn tin rằng Nhạc Phi sẽ có ngày được minh oan, được lấy lại sự công bằng, do đó Ngỗi Thuận mới dám liều chết chôn cất thi thể của Nhạc Phi như vậy. Trời giúp nghĩa sĩ, hành động của Ngỗi Thuận không bị vua Tống Cao Tông và Tần Cối phát hiện[203] (nghĩa cử của Ngỗi Thuận trong những năm Thiệu Hưng nhà Tống dưới sự thống trị khủng bố, đã được giữ kín tròn 21 năm[203]).
Vương Quý "có công tố cáo" Nhạc Phi nên được Tần Cối thăng chức Thị vệ thân quân Bộ quân ti phó đô chỉ huy sử, Thiêm sai Phúc Kiến lộ mã bộ quân phó tổng quản nhưng bị buộc phải rời khỏi quân đội. Vương Tuấn được Tần Cối thăng chức quan sát sứ. Năm 1145, Vương Quý bị xóa hai chữ "Thiêm sai", vẫn giữ quan tước như cũ. Người đương thời thấy các tướng Nhạc gia quân đều bị giáng chức, chỉ có Vương Quý, Vương Tuấn thăng quan, đều đoán được rằng hai người đã phản bội, tham gia vu cáo, hãm hại Nhạc Phi.
Năm 1146 ở nước Kim (đời vua Kim Hi Tông), Vũ Văn Hư Trung (người từng được vua Tống Cao Tông phái sang nước Kim làm gián điệp từ 18 năm trước) bí mật âm mưu làm chính biến để cứu vua Tống Khâm Tông (Triệu Hoàn) trở về nhà Tống. Sự việc thất bại, người Kim hận nhà Tống, muốn đưa quân đánh Tống. Vua Tống Cao Tông nghe tin sợ hãi, nghe theo Tần Cối, mang cả nhà Vũ Văn Hư Trung dâng cho nước Kim. Kết cục Vũ Văn Hư Trung và cả nhà của mình bị vua Kim Hi Tông giết chết. Trong năm 1146, có tuệ tinh xuất hiện ở phương đông, Khang Trác dâng sớ cho đó là điều bình thường, Tần Cối hài lòng phong làm quan kinh thành, rồi khuyên vua Tống Cao Tông xuống chiếu đại xá. Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) - lúc này đang là Hòa quốc công, dâng biểu nói rằng đó là sự cảnh báo của đất trời, khuyên vua Tống Cao Tông dùng người hiền, bỏ kẻ ác. Tần Cối bèn giật dây cho trung thừa Hà Nhược tố cáo Trương Tuấn (Trương Đức Viễn), khiến Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) phải bị đày đến Liên châu[215].
Khi đó một thuộc tướng cũ của Nhạc Phi là Ngưu Cao thường tỏ ý phỉ báng Tần Cối và phe chủ hòa trong triều đình nhà Tống. Điều này khiến Tần Cối và phe chủ hòa trong triều đình nhà Tống ai nấy đều căm ghét Ngưu Cao. Năm 1147, theo lệnh của Tần Cối, Ngưu Cao được Điền Sự Trung mời đến dự tiệc, rồi Ngưu Cao bị trúng độc. Ngưu Cao vừa phẫn nộ vừa buồn bã nói:
Đến hôm sau thì Ngưu Cao qua đời[216]. Trước đó Triệu Đỉnh đã bị Tần Cối lưu đày ra Triều châu từ năm 1140, rồi Triệu Đỉnh cùng Lý Văn Hội, Lâu Chiếu, Hồng Hạo, Mặc Kỳ Tiết,... bị Tần Cối đày ra Cát Dương quân nhưng cũng không thoát. Tần Cối dặn quan lại ở Cát Dương quân phải tìm cách hành hạ Triệu Đỉnh. Cùng năm 1147, Triệu Đỉnh bệnh nặng biết mình không còn đường thoát đã tự nhịn ăn mà mất, người dân khắp nhà Tống nghe tin không ai không thương xót.
Năm 1148 Ngột Truật qua đời ở nước Kim (đời vua Kim Hi Tông)[217], nhà Tống (đời vua Tống Cao Tông) có thể thừa cơ hội này để bắc phạt diệt Kim nhưng không có hành động nào diễn ra vì Tần Cối đang thao túng nhà Tống. Cùng năm 1148 thủ lĩnh "Trung Nghĩa xã" là Lương Hưng (thuộc tướng cũ của Nhạc Phi) qua đời[77]. Tháng 1 năm 1150 vua Kim Hi Tông bị Hoàn Nhan Lượng làm binh biến giết chết[218][219], rồi Hoàn Nhan Lượng tự lên ngôi vua nước Kim, nước Kim lâm vào rối loạn, nhà Tống (đời vua Tống Cao Tông) vẫn bàng quang trước tình hình nước Kim.
Gần 7 năm trước viên cai ngục Ngỗi Thuận đã lén chôn cất thi thể của Nhạc Phi ở bên đền Cửu Khúc Tùng, dựng bia đá viết 4 chữ “Giả nghi nhân mộ” (nghĩa là "Mộ người phụ nữ") và để hai cây quýt trước mộ làm ký hiệu[203]. Nhưng Ngỗi Thuận đã không đợi được ngày Nhạc Phi được minh oan. Trước khi chết, Ngỗi Thuận dặn con trai đến nói:
Rồi Ngỗi Thuận nói tiếp:
Ngỗi Thuận cuối cùng căn dặn con:
Nói xong, Ngỗi Thuận trút hơi thở cuối cùng và qua đời. Người con trai của Ngỗi Thuận nhớ lời cha tiếp tục giữ bí mật[203].
Năm 1149, vua Tống Cao Tông lệnh cho người xây tượng của Tần Cối để thờ. Tần Cối còn ra lệnh cấm nhân dân nhà Tống ở khắp cả nước sáng tác dã sử, cấm các tư gia viết sách, đặc biệt là những dã sử, sách nói về Nhạc Phi và Nhạc gia quân, người nào tố cáo những việc làm đó sẽ có thưởng.
Năm 1150 trên đường từ nhà đi thượng triều, Tần Cối gặp Thi Toàn, hiệu là Điện tiền tiểu hiệu đang đẩy xe đồ ra chắn kiệu của Tần Cối định hành thích. Vệ sĩ của Tần Cối xúm vào đánh, bắt được Thi Toàn. Tần Cối cho tra khảo tại chỗ thì bị Thi Toàn chửi là kẻ gian thần bán nước, bất trung. Tần Cối sai giam Thi Toàn vào Đại lý tự, hôm sau đem chém bêu đầu Thi Toàn ở cổng thành. Từ đó về sau, mỗi lần ra đường, Tần Cối đều đem theo 50 cao thủ thân tín hộ vệ, lại rải thêm lính giả làm dân thường, đứng lẫn với cư dân 2 bên đường để gia tăng phòng bị.[220]
Lúc trước Tần Cối đưa Lý Quang tham chính để ủng hộ nghị hòa, sau thấy Lý Quang tỏ ý chống đối, Tần Cối liền giáng chức, đày Lý Quang ra Đằng Châu. Năm 1151 Tần Cối lại tố cáo con của Lý Quang là Lý Mạnh Kiên ghi chép sách có nội dung phỉ báng triều đình rồi cho lưu đày Lý Mạnh Kiên ra Hạp châu, có đại xá cũng không được xá. Cùng năm 1151, bạn cũ của Nhạc Phi là Hàn Thế Trung qua đời. Trước lúc lâm chung, Hàn Thế Trung vẫn không quên chuyện Nhạc Phi bị Tần Cối hại chết[221]. Vợ Hàn Thế Trung là Lương Hồng Ngọc một mình nuôi con.
Tháng 6 âm lịch năm 1152, có Vương Tuần dâng sớ tố cáo Tần Cối cũng bị Tần Cối đày ra Đằng Châu. Thấy Vương Địch cầu xin cho Lý Quang đang bị Tần Cối lưu đày ở Đằng Châu, Tần Cối cho lưu đày Vương Địch ra Thần châu. Biết Phương Trù có thư từ qua lại với Hồ Thuyên đang bị Tần Cối lưu đày ở Tân châu, Tần Cối bãi chức quan của Phương Trù rồi đày Phương Trù ra Vĩnh châu.
Năm 1153, hai năm sau khi Hàn Thế Trung mất, vợ của Hàn Thế Trung là Lương Hồng Ngọc cũng mất. Tháng 8 năm 1153, thuộc hạ cũ của Nhạc Phi từng vu cáo Nhạc Phi là Vương Quý chết vì bệnh[222].
Năm 1154 người từng vu cáo Nhạc Phi là Trương Tuấn (Trương Bá Anh) qua đời, khi đó Tần Cối vẫn còn sống và nắm đại quyền nhà Tống (đời vua Tống Cao Tông).
Năm 1155, Tần Cối tiếp tục dự định vu cáo Uông Triệu Tích và Triệu Lệnh Kim, rồi lưu đày họ ra Định châu. Con Triệu Đỉnh (Triệu Đỉnh đã mất ở nơi lưu đày là Cát Dương quân vào 8 năm trước) là Triệu Phần đến đưa tiễn Uông Triệu Tích và Triệu Lệnh Kim, Tần Cối nhân đó sai Thị ngự sử Từ Gia dâng tấu buộc tội Triệu Phần, Triệu Lệnh Kim âm mưu tạo phản, rồi giao Triệu Phần cho Đại lý tự thẩm vấn. Tần Cối lại dặn giám ngục phải ép cung cho Triệu Phần khai khống cho những người đang bị lưu đày là Trương Tuấn (Trương Đức Viễn), Hồ Dần, Hồ Thuyên, Lý Quang... cả thảy 53 người âm mưu tạo phản để giết hết đi, nhưng việc chưa thành thì Tần Cối bị mọc mụn độc trên cột sống, ngã bệnh vào tháng 6 năm 1155.
Tuy rằng sau này Nhạc Phi được khôi phục danh dự, nhưng đó là câu chuyện 20 năm sau khi ông đã qua đời, là vua Tống Hiếu Tông chủ động cho phép khôi phục danh dự cho Nhạc Phi. Tuy nhiên qua khảo sát tư liệu lịch sử cho thấy, khoảng thời gian này lâu hơn nhiều so với dự kiến thông thường, và cũng là nhờ vào sự cố gắng của con cháu Nhạc Phi[223].
Năm xưa Nhạc Phi bị xử tử với tội danh “mưu phản”, “tạo phản”, vì vậy trong triều đình và dân gian khi đó chỉ cần bàn luận đến văn thư của Nhạc Phi thì người ta đều gọi ông là “phản thần”. Đến cuối đời thì Tần Cối sinh khác ý muốn thay đổi triều đại. Vua Tống Cao Tông dần nhận ra Tần Cối là gian thần nhưng vẫn e ngại mới phải truy phong cho Tần Cối tước Kiến Khang vương (建康王).
Tháng 6 năm 1155, khi nghe tin Tần Cối bị bệnh nặng do mọc mụn độc trên cột sống, vua Tống Cao Tông đến phủ Tần Cối thăm bệnh. Lúc đó Tần Cối không còn nói được nữa, nhưng đầu óc vẫn tỉnh táo, nên bật khóc. Vua Tống Cao Tông về cung và sai Thẩm Hư Trung thảo chiếu lệnh cho cha con Tần Cối và Tần Hi được trí sĩ, gia phong Tần Cối làm Kiến Khang vương (建康王), con là Tần Hi làm Thiếu sư, cháu là Tần Viên, Tần Kham, Tần Quân được đề cử làm Giang Tô Thái Bình Hưng Quốc cung. Bọn phe đảng của Tần Cối là Lâm Nhất Phi, Trịnh Nam, Từ Phảng, Trương Phù tấu xin cho Tần Hi làm Tể tướng thay cho Tần Cối, nhưng vua Tống Cao Tông nghe theo lời khuyên của Triệu Viện nên đã từ chối việc phong cho Tần Hi làm Tể tướng. Đêm đó Tần Cối chết, vua Tống Cao Tông phong thụy cho Tần Cối là "Trung Hiến vương" ("忠獻王", nghĩa là "vương tận trung tận hiến").
Sau khi Tần Cối chết vào tháng 6 năm 1155, thi thể của Tần Cối được chôn ở Mục Ngưu Đình, trấn Mục Long ngoại ô phía tây nam Kiến Khang (nay là Nam Kinh). Trên mộ có dựng 1 cái bia, nhưng trên bia không có chữ, nghe nói vì không ai muốn viết văn bia cho Tần Cối. Tần Cối chết đi mà phe đảng trong triều vẫn còn rất nhiều. Mặc dù vua Tống Cao Tông tìm cách loại bỏ nhưng vẫn không trừ dứt được.
Vì muốn duy trì hiệp ước Thiệu Hưng đã ký kết với nước Kim vào năm 1142, vua Tống Cao Tông ra quyết định bổ nhiệm lại thân tín lúc còn sống của Tần Cối là Mặc Kỳ Tiết (người từng bị Tần Cối lưu đày) làm tướng quốc, lại trọng dụng phe cánh của Tần Cối là đám người Thang Tư Thoái (người từng không nhận 1000 lạng vàng của Tần Cối), Ngụy Lương Thần,… [223] Mặc Kỳ Tiết tiếp tục đi theo chủ trương cầu hòa với nước Kim của Tần Cối, khiến nhiều người thất vọng. Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) nói thẳng, bị Mặc Kỳ Tiết buộc tội lưu đày.[204] Có người đề nghị khôi phục lại quan tước cho Nhạc Phi, Mặc Kỳ Tiết lấy cớ sợ mất lòng nước Kim mà bác bỏ.[195]
Tuy vậy mâu thuẫn giữa Tống – Kim vẫn ngày một sâu đậm, không lâu sau Mặc Kỳ Tiết bệnh chết vào năm 1157, phe cánh của Tần Cối từng người một thất thế. Vào tháng 6 năm Thiệu Hưng thứ 31 (năm 1161), hoàng đế Hoàn Nhan Lượng của nước Kim hủy bỏ hiệp ước, thân chinh dẫn quân Kim đi chinh phạt nhà Tống, lại đốt lên ngọn lửa chiến tranh diệt nhà Nam Tống. Tướng Kim từng chế ngự được Nhạc Phi ở Đông Bình và Bi Châu 21 năm trước là Bôn Đổ cũng tham chiến. Triều đình nhà Nam Tống chấn động, văn võ bá quan lần lượt trình tấu chương lên vua Tống Cao Tông, yêu cầu rửa sạch nỗi oan cho Nhạc Phi, phơi bày tội ác của Tần Cối. Lời kêu gọi nhân dân Nam Tống đứng lên chống Kim không ngừng vang lên. Thái học sinh là Trịnh Hoằng Đồ cũng dâng sớ tâu vua Tống Cao Tông về việc Nhạc Phi bị oan. Vua Tống Cao Tông bị tình thế ép buộc nên đành phải hạ chiếu chỉ:
Từ đó hậu thế của Nhạc Phi và Trương Hiến được miễn trừ quản thúc giám sát, lấy lại tự do sau 20 năm bị lưu đày[223].
Lúc trước Nhạc Phi có 5 người con trai là Nhạc Vân, Nhạc Lôi, Nhạc Lâm, Nhạc Chấn và Nhạc Đình và 1 người con gái là Nhạc thị (còn gọi là Nhạc Ngân Bình). Riêng người con đầu là Nhạc Vân bị giết cùng Nhạc Phi vào năm 1142, con gái Nhạc Ngân Bình nhảy xuống giếng tự tử cùng năm 1142, còn 4 người kia nhỏ tuổi vào thời điểm đó nên được tha và bị lưu đày. Tần Cối từng ngầm ra lệnh truy sát con cháu nhà họ Nhạc, hai người con thứ tư, thứ năm của Nhạc Phi là Nhạc Chấn và Nhạc Đình đổi thành họ Ngạc rồi trốn khỏi nơi lưu đày là Lĩnh Nam, chạy sang Nhiếp Gia Loan ở huyện Hoàng Mai, Hoàng Cương tỉnh Hồ Bắc, được Nhiếp Phúc Tuấn giấu trong nhà mình. Khi chiếu thả tự do của vua Tống Cao Tông đến Lĩnh Nam, Nhạc Lôi đã mất, chỉ còn Nhạc Lâm và mẹ là Lý thị là còn ở nơi lưu đày. Ngạc Chấn (Nhạc Chấn) và Ngạc Đình (Nhạc Đình) ở Nhiếp Gia Loan ở huyện Hoàng Mai, Hoàng Cương tỉnh Hồ Bắc nghe tin có chiếu thả tự do thì hai người lấy lại họ Nhạc, quay lại Lĩnh Nam tương ngộ với mẹ là Lý thị và anh trai Nhạc Lâm.
Khi đó vua Hoàn Nhan Lượng dẫn quân Kim nam xâm nhà Tống nhưng tướng sĩ không ai muốn chiến đấu. Tháng 10 năm 1161 Hoàn Nhan Ung làm binh biến đánh chiếm kinh thành Trung Đô (nay là Bắc Kinh), tự lên ngôi hoàng đế nước Kim, tức là vua Kim Thế Tông. Vua Hoàn Nhan Lượng nghe tin có binh biến phía hậu phương, không còn đường về, cố sức đánh chiếm Nam Tống. Mùa đông năm 1161, một quan văn nhà Tống là Ngu Doãn Văn chỉ huy quân Tống đánh bại đại quân Kim của vua Hoàn Nhan Lượng ở trận Thái Thạch. Tháng 11 năm 1161, các tướng sĩ nước Kim làm binh biến đánh vào trại giết chết vua Hoàn Nhan Lượng, sai sứ nghị hòa với nhà Tống, sau đó quân Kim tiến về Biện Kinh giết nốt con của Hoàn Nhan Lượng là thái tử Hoàn Nhan Quang Anh. Quân Kim nam chinh nhà Tống đều rút hết về bắc quy phục vua Kim Thế Tông. Nhà Tống lại được yên, nhân dân ca ngợi Ngu Doãn Văn dù là quan văn nhưng có tài cầm quân giống như Nhạc Phi tái thế.
Một năm sau đó (vào tháng 5 năm 1162), vua Tống Hiếu Tông (Triệu Thận, người thuộc phe chủ chiến) lên ngôi. Tuy nhiên tay chân của Tần Cối vẫn đầy triều. Vua Tống Hiếu Tông tiến hành cách chức từng người từng người thuộc vây cánh của Tần Cối. Tháng 7 năm 1162 vua Tống Hiếu Tông trọng dụng lại danh tướng kháng Kim ngày xưa là Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) - người từng bị Tần Cối hại và bị Tần Cối lưu đày từ năm 1137. Vua Tống Hiếu Tông cũng khôi phục chức quan cho Hồ Thuyên (người từng bị Tần Cối hại và bị Tần Cối lưu đày từ năm 1139).
Để thuận theo lòng dân, khích lệ ý chí chiến đấu chống quân Kim của nhân dân Nam Tống, ngay tháng thứ 2 sau khi kế vị (cũng trong tháng 7 năm 1162), vua Tống Hiếu Tông hạ chiếu chỉ minh oan cho nhóm người Nhạc Phi và Trương Hiến, quy hết trách nhiệm hại chết Nhạc Phi và Trương Hiến cho một mình Tần Cối, khôi phục chức quan của Nhạc Phi lúc còn sống, lại truy phong chức quan cho hai người con trai đã chết của Nhạc Phi là Nhạc Vân và Nhạc Lôi. Sau đó vua Tống Hiếu Tông lại treo thưởng 500 quan bạc trắng cho ai tìm kiếm được di hài của Nhạc Phi để chuẩn bị an táng theo lễ. Ngày 13 tháng 7 năm 1162 quan phủ dán cáo thị thì 8 ngày sau, con trai của Ngỗi Thuận dò xét đường hoàng, thực sự không còn nghi ngờ gì, mới đem địa điểm thực sự mà Ngỗi Thuận đã bí mật chôn Nhạc Phi vào 21 năm trước báo lên quan phủ, từ đó chân tướng án oan của Nhạc Phi mới được minh bạch trước mọi người.[202]
Vua Tống Hiếu Tông nghe chuyện thì sai người đến đó đem hài cốt của Nhạc Phi đi tổ chức an táng tại Tây Hồ ở Lâm An (nay là Hàng Châu) phong cảnh tươi đẹp[203] bằng nghi lễ an táng dành cho quan nhất phẩm và xây miếu thờ cho Nhạc Phi tại Ngạc Châu, ban hiệu cho Nhạc Phi là Trung Liệt. Con trai của Nhạc Phi là Nhạc Vân được vua Tống Hiếu Tông gia phong thành Kế Trung Hầu và thi thể của Nhạc Vân được chôn bên cạnh mộ của Nhạc Phi.
Sau đó vua Tống Hiếu Tông liên tục trọng dụng những con còn sống của Nhạc Phi là Nhạc Lâm, Nhạc Chấn và Nhạc Đình, người nào người nấy đều được bổ nhiệm chức quan[223] (tuy nhiên Nhạc Chấn và Nhạc Đình đã từ chối chức quan, ở ẩn luyện võ, giúp "Nhạc gia quyền" phát triển ở Hồ Bắc, Giang Tây, An Huy). Thân tín của Nhạc Phi đã bị xử trảm khi xưa là Trương Hiến cũng được khôi phục làm Long Thần vệ Tứ Sương đô chỉ huy sứ, Lãng Châu quan sát sứ, tặng Ninh quân Thừa tuyên sứ, con cháu được lục dụng.[224] Những việc làm hợp lòng dân này của vua Tống Hiếu Tông đã thay đổi tình thế hiện thời của nhà Tống, đồng thời cũng làm cho dân chúng từng bị quân Kim ức hiếp bấy lâu đã phấn chấn hơn nhiều.
Tháng 12 năm 1162 chiến tranh giữa Kim và Tống lại diễn ra, sang năm 1163 Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) và Lục Du (nhà thơ từng muốn đi ám sát Tần Cối vào 20 năm trước khi nghe tin Tần Cối hại chết Nhạc Phi) đi bắc phạt nước Kim (đời vua Kim Thế Tông).
Trong năm Long Hưng nguyên niên (năm 1163), nhà cửa và ruộng vườn tại Giang Châu của Nhạc Phi khi còn sống đều được trả lại cho con cháu của ông[223]. Cùng năm đó quân Tống do Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) và Lục Du chỉ huy bắc phạt nước Kim (đời vua Kim Thế Tông) nhưng bị quân Kim đánh bại, phải rút về nam.
Triều đình nhà Tống khi đó nhìn như có vẻ đã khôi phục danh dự cho Nhạc Phi, nhưng vẫn còn rất nhiều chỗ chưa thỏa đáng: thứ nhất là vẫn chưa truy cứu tội trạng của kẻ chủ mưu Tần Cối và đồng bọn đã gây ra vụ án oan cho Nhạc Phi; thứ hai là tội danh “mưu phản” của Nhạc Phi vẫn chưa được xóa bỏ mà chỉ được ân xá mà thôi, trong chiếu thư con cháu của Nhạc Phi được liệt chung với con cháu của Lục tặc khiến Bắc Tống diệt quốc (Lục tặc Bắc Tống bao gồm Thái Kinh, Vương Phủ, Đồng Quán, Lương Sư Thành, Chu Miễn và Lý Ngạn) mà công lao và chiến tích của Nhạc Phi lúc còn sống cũng chưa được triều đình xem trọng[223].
Năm 1164 Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) và Lục Du đi bắc phạt nước Kim (đời vua Kim Thế Tông) bị thất bại, quân Kim nam hạ đánh nhà Tống. Vua Tống Hiếu Tông nghe lời Thang Tư Thoái của phe chủ hòa mà cách chức Trương Tuấn (Trương Đức Viễn). Sau đó nhận ra Thang Tư Thoái câu kết với nước Kim, vua Tống Hiếu Tông mới cách chức của Thang Tư Thoái, khiến hắn sinh bệnh mà chết. Vua Tống Hiếu Tông sau đó cùng vua Kim Thế Tông ký kết hòa ước Long Hưng vào tháng 12 năm 1164.
Ngày 19 tháng 9 năm Càn Đạo thứ 2 (năm 1166), triều đình nhà Tống (đời vua Tống Hiếu Tông) biên soạn “Tống triều trung hưng thập tam xử chiến công” (Mười ba chiến công trung hưng nhà Tống từ năm 1129 đến năm 1162), trong đó có một vài trận chiến là chiến dịch nhỏ gây thương vong mấy trăm người như trận Minh Châu năm 1129, trận Tạo Giác Lâm năm 1161, trận Đường Đảo năm 1161 và trận Tư Phổ Kiều năm 1161. Còn lại đều là những chiến thắng nhỏ không đáng nhắc tới. Nhưng sáu lần Bắc phạt của Nhạc Phi vào các năm 1134, 1135, 1136, 1137, 1140 - 1141, 1141 và chiến thắng tại Yển Thành năm 1140, chiến thắng tại Dĩnh Xương năm 1140, chiến thắng tại Chu Tiên trấn năm 1140 của Nhạc Phi đều không được ghi vào trong đó[223]. Khi đó quan sử muốn đặt lại một thụy hiệu khác cho Nhạc Phi, nhưng hầu như không thể tìm thấy bất cứ chiến tích nào của ông được ghi chép trong Sử quán. Dân chúng nhà Tống đều biết đến lòng trung thành của Nhạc Phi và Nhạc gia quân thiện chiến như thế nào, nhưng trong triều đình nhà Tống hầu như không có bất cứ ghi chép nào liên quan đến Nhạc Phi[223].
Tần Cối khi còn sống đã từng nắm giữ triều chính nhà Tống gần 25 năm (1130 - 1155), không chỉ hầu hết những trung thần và tướng giỏi của nhà Tống bị y diệt trừ toàn bộ (như Hàn Thế Trung, Lương Hưng bị tước binh quyền cùng năm Nhạc Phi bị hại năm 1142, Lưu Quang Thế bất ngờ qua đời cùng năm 1142, Ngưu Cao bị đầu độc chết vào năm 1147,...), mà Tần Cối còn bài trừ những người không cùng ý kiến với mình, nghiêm cấm cá nhân biên soạn sử sách, chấn hưng “ngục văn tự” (một loại áp bức chính trị và ngôn luận của kẻ cầm quyền chuyên chế đối với tầng lớp trí thức trong xã hội Trung Quốc thời xưa)[223], vì vậy mà một lượng lớn những tài liệu văn tự có liên quan đến Nhạc Phi lần lượt bị mất hoặc bị tiêu hủy[223]. Tần Cối còn sắp xếp con nuôi của mình là Tần Hi giám sát việc biên soạn quốc sử, vào thời kỳ Nhạc Phi làm quan Thái úy, nắm binh quyền trong tay, rất nhiều chiến công của Nhạc Phi bị che giấu mà không báo cáo, thậm chí có chiến công của Nhạc Phi bị Tần Cối cướp lấy làm chiến công của Tần Cối[223]. Sau khi Nhạc Phi bị hại, các phe cánh của Tần Cối đã cố gắng vu khống rất nhiều cho Nhạc Phi, đồng thời xóa bỏ chiến tích của Nhạc gia quân trong sử sách nhà Tống[223].
Vào thời của vua Tống Hiếu Tông, sử quan Trương Chấn bẩm tấu lên triều đình, nói rằng: “Cao Tông nhật lịch” do Tần Hi biên soạn có rất nhiều nội dung viết sai[223].
Sau khi văn thần Từ Độ xem qua tài liệu lịch sử, nói rằng: “Đây phần lớn đều là từ ngữ gian tà, không thể lưu truyền hậu thế”, và ông không ngừng than thở vì điều này[223].
“Nhạc Trung Vũ Từ tam thủ” do Thư ký lang đương thời là Viên Phủ sáng tác đã miêu tả một hiện trạng khi đó qua bốn câu thơ:
“Bối Ngôi quân mã chiến vô trù,
Áp tận đương niên chúng liệt hầu.
Tiên bối hữu văn đa tản dật,
Hậu sinh thùy thức phát tiềm u.”[223]
Bốn câu thơ này ca ngợi sự dũng mạnh của Bối Ngôi quân khi ra chiến trường, đội binh tinh nhuệ này áp đảo hết toàn bộ các liệt hầu khi xưa. Bối Ngôi quân là một đội kỵ binh tinh nhuệ của Nhạc gia quân, và cũng là đại diện cho sự tinh hoa của Nhạc gia quân[223].
Con trưởng của Nhạc Phi là Nhạc Vân đã bị xử tử cùng với Nhạc Phi vào năm 1142 (theo dương lịch), con thứ là Nhạc Lôi qua đời trong thời gian bị lưu đày ở Lĩnh Nam, vì vậy người con trai thứ ba của Nhạc Phi là Nhạc Lâm đảm nhận công việc thu thập tài liệu lịch sử của Nhạc Phi lúc còn sống[223].
Năm Thuần Hy thứ 2 (năm 1175) mẹ của Nhạc Lâm, Nhạc Chấn và Nhạc Đình là Lý thị - vợ của Nhạc Phi qua đời vì bệnh ở Giang Châu, hưởng thọ 75 tuổi. Vào năm Thuần Hy thứ 5 (năm 1178), Nhạc Lâm được điều đến trung ương làm quan, được vua Tống Hiếu Tông triệu kiến. Nhạc Lâm đã thỉnh cầu vua Tống Hiếu Tông hoàn trả tất cả ngự trát và thủ chiếu (thư từ và chiếu chỉ do chính tay hoàng đế viết) mà năm xưa vua Tống Cao Tông từng ban tặng cho Nhạc Phi[223]. Vua Tống Hiếu Tông đồng ý thỉnh cầu này của Nhạc Lâm, cuối cùng đưa cho Nhạc Lâm 88 phần văn kiện và lá cờ "Tinh trung Nhạc Phi" (精忠岳飛, nghĩa là "Sự trung thành thuần khiết của Nhạc Phi"). Nhạc Lâm cũng dựa vào đó để làm cơ sở, ra sức khôi phục lại một đoạn lịch sử đã bị kẻ khác cố ý xóa bỏ, tuy nhiên công việc này lại khó khăn muôn trùng[223]. Năm 1179 vua Tống Hiếu Tông ban thụy hiệu Nhạc Phi là Vũ Mục (武穆), nghĩa là "có võ và nghiêm khắc" (ngày nay người ta thường gọi Nhạc Phi là Nhạc Vũ Mục).
Sau khi Nhạc Phi chết, phần đông các tướng sĩ quan trọng của Nhạc gia quân đều lần lượt bị đàn áp và qua đời dưới sự bức hại của Tần Cối và đồng bọn của hắn, đồng thời rất nhiều quan viên và nhân sĩ từng qua lại với Nhạc Phi đều lần lượt tiêu hủy hết toàn bộ ghi chép, thư từ qua lại với Nhạc Phi, để tránh gặp phải tai ương[223]. Khi Nhạc Phi bị hãm hại vào năm 1142 (theo dương lịch), Nhạc Lâm mới chỉ có 12 tuổi, vẫn còn chưa hiểu chuyện, nhưng cho dù là như vậy, Nhạc Lâm vẫn bỏ ra thời gian 30 năm để tìm kiếm những người bạn năm xưa của Nhạc Phi để tìm lại những sự thật lịch sử về cha mình. Bên cạnh đó Nhạc Lâm còn có một vị Quốc tử bác sĩ Cố Kỷ hỗ trợ biên tập bản thảo Nhạc Phi truyền kỳ[223].
Nhạc Lâm xem qua tấu thắng trận Yển Thành năm 1140 của Nhạc Phi từng dâng lên Thượng hoàng Tống Cao Tông thì đi hỏi thăm thêm thông tin từ con cháu của vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc. Bọn họ đều xác nhận với Nhạc Lâm rằng trận Yển Thành đó Hàn Thế Trung không tham gia. Thậm chí bọn họ còn kể cho Nhạc Lâm về vấn đề chiến công ở trận Chá Cao năm 1141. Khi đó Nhạc Phi và Hàn Thế Trung không tham chiến nhưng vẫn được Thượng hoàng Tống Cao Tông ban thưởng công lao. Điều này đã khiến cho Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Dương Tồn Trung sinh hận với Nhạc Phi rồi họ mới theo Tần Cối hại Nhạc Phi.
Nhạc Lâm còn may mắn tìm lại được những thư từ về cuộc tranh cãi giữa Nhạc Phi với Trương Tuấn (Trương Đức Viễn) về vấn đề quân đội ở Hoài Tây vào năm 1137 (đời vua Tống Cao Tông). Thậm chí Nhạc Lâm còn tham khảo qua lời kể của Thượng hoàng Tống Cao Tông về hành trạng của Nhạc Phi lúc Nhạc Phi làm tướng kháng Kim. Tháng 11 năm 1187 (đời vua Tống Hiếu Tông) Thượng hoàng Tống Cao Tông qua đời, thọ hơn 80 tuổi. Nhạc Lâm không thể đi tìm Thượng hoàng Tống Cao Tông để hỏi thăm những câu chuyện về người cha Nhạc Phi của mình được nữa.
Khi công việc tìm lại lịch sử của người cha Nhạc Phi vẫn chưa hoàn thành, vào năm 1193 (đời vua Tống Quang Tông), khi đó Nhạc Lâm 63 tuổi thì bị bệnh nặng[223]. Trước khi qua đời, Nhạc Lâm đã đem phần tư liệu lịch sử mà mình đã biên soạn giao lại cho đứa con trai Nhạc Kha mới chỉ 10 tuổi của mình, nói rằng:
Nói xong thì Nhạc Lâm qua đời.
Sau khi cậu bé Nhạc Kha tiếp nhận ý nguyện của cha mình, cậu nhanh chóng tiếp tục tiến hành công việc này. Cậu không ngừng chăm chỉ học hành, lại đi khắp nơi tìm kiếm những người quen biết ông nội mình năm xưa, hỏi thăm những hậu duệ của các thuộc tướng của Nhạc Phi ngày xưa. Thậm chí Nhạc Kha sang cả nước Kim (đời vua Kim Chương Tông) để hỏi thăm những hậu duệ của các viên tướng nước Kim ngày xưa từng bị Nhạc Phi đánh bại và thu hoạch được rất nhiều sự thật lịch sử về Nhạc Phi mà Tần Cối từng cướp công lao hay cố gắng xóa bỏ. Nhạc Kha phải mất 10 năm mới hoàn thành được bản thảo đầu tiên vào năm 1203 (đời vua Tống Ninh Tông)[223]. Vào năm Gia Thái thứ 3 của vua Tống Ninh Tông (năm 1203), Nhạc Kha trình tấu lên triều đình "Ngạc Quốc Kim Tha tục biên" (鄂國金佗稡編) gồm 5 quyển “Hu thiên biện vu”, 6 quyển “Hành thực biên niên” (tức “Ngạc Vương hành thực biên niên”) cùng 10 quyển “Thông tự” và “Gia tập”, lật đổ lời vu khống của tập đoàn Tần Cối[223].
Vua Tống Ninh Tông đem tấu chương này giao phó cho Trung Thư và Môn Hạ thẩm duyệt chi tiết, xác định được tài liệu lịch sử thu thập được rất chính xác và đầy đủ, cho rằng việc làm này của Nhạc Kha là đáng khen ngợi[223]. Cuối cùng phần tài liệu lịch sử này được công nhận là cơ sở tham khảo cho lịch sử nhà Tống, văn kiện “Hình bộ đại tư lý tự trạng” định tội Nhạc Phi, Nhạc Vân và Trương Hiến năm xưa bị xem là một tờ giấy không có giá trị, lúc này đã là 61 năm sau kể từ khi Nhạc Phi bị hãm hại[223]. Nhạc Kha được vua Tống Ninh Tông phong làm Sử quan cho nhà Tống.
Sau này Hàn Thác Trụ đang chuẩn bị bắc phạt nước Kim (đời vua Kim Chương Tông) thì có đề nghị vua Tống Ninh Tông truy phong cho những anh hùng phục quốc, những trung thần chống Kim thời vua Tống Cao Tông là Nhạc Phi, Hàn Thế Trung và Lưu Quang Thế[225]. . Ngày 20 tháng 5, năm Gia Thái thứ 4 (năm 1204), vua Tống Ninh Tông ban bố chiếu thư truy phong cho Nhạc Phi làm Ngạc Vương và đem tài liệu lịch sử của Nhạc Phi lúc còn sống công bố ra thiên hạ[225][223], đồng thời truy phong cho Lưu Quang Thế làm Phu Vương[225]. Hàn Thác Trụ cho xây miếu thờ Hàn Thế Trung[225]. Năm Khai Hy thứ hai của vua Tống Ninh Tông (năm 1206), triều đình tước bỏ chức vị tước Kiến Khang vương (建康王) của Tần Cối khi xưa, đổi thụy hiệu của Tần Cối từ "Trung Hiến vương" ("忠獻王", nghĩa là "vương trung thành") thành “Mậu Sửu” ("谬丑", nghĩa là "lố bịch")[226][223].
Khi cuộc bắc phạt nước Kim (1206 - 1208) của Hàn Thác Trụ và Lục Du đang diễn ra thì Hàn Thác Trụ bị cấm quân nhà Tống đánh chết vào tháng 12 năm 1207[227]. Vua Tống Ninh Tông phong cho Sử Di Viễn của phe chủ hòa làm Xu mật sứ. Đồng thời vua Tống Ninh Tông nghe theo Sử Di Viễn phục hồi quan tước Kiến Khang vương (建康王) và thụy hiệu "Trung Hiến vương" ("忠獻王", nghĩa là "vương trung thành") khi xưa cho Tần Cối[228]. Hai nước Tống - Kim ký hòa ước Gia Định vào tháng 11 năm 1208[228] và vua Tống Ninh Tông gửi thủ cấp của Hàn Thác Trụ và Tô Sư Đán cho nước Kim (đời vua Kim Chương Tông) để đảm bảo cho hòa ước Gia Định.[228]
Năm 1214 (đời vua Tống Ninh Tông) Nhạc Phi cùng với Hàn Thế Trung, Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Lưu Quang Thế được Lưu Tùng Niên xếp vào hàng Trung hưng tứ tướng của nhà Nam Tống.
Đầu năm 1215 Thành Cát Tư Hãn của Mông Cổ dẫn đại quân Mông Cổ đánh chiếm Trung Đô (nay là Bắc Kinh) của nước Kim (đời vua Kim Tuyên Tông, khi đó vua Kim Tuyên Tông đã chạy tới Biện Kinh phía nam). Các phi tần già yếu nước Kim đều thành quỷ không đầu, còn trẻ đẹp đều bị bọn người Mông Cổ cưỡng hiếp. Hơn 100.000 phụ nữ nước Kim leo lên tường thành Trung Đô rồi nhảy xuống đất để tự sát nhằm tránh bị quân Mông Cổ cưỡng hiếp. Cung thất nước Kim bị thiêu hủy, dân chúng nước Kim bị sát hại, bài vị liệt tổ liệt tông nước Kim bị vứt vào hố phân, còn thậm tệ hơn ngày xưa Kim tiêu diệt Bắc Tống vào năm 1127 vậy. Đó là lẽ trời luân chuyển, gieo nhân nào sẽ gặp quả đó. Vua Kim Tuyên Tông chủ động đánh nhà Tống (đời vua Tống Ninh Tông) để bù đắp lại phần đất đai vừa bị Thành Cát Tư Hãn của Mông Cổ chiếm mất. Chiến tranh giữa Kim và Tống lại diễn ra từ năm 1217[229][230] dù nhà Tống đang bị gian thần phe chủ hòa là Sử Di Viễn nắm quyền.
Năm 1221 để tưởng niệm cho Nhạc Phi, vua Tống Ninh Tông cho dựng Ngạc vương Miếu ở phía đông ngôi mộ của Nhạc Phi tại Tây Hồ, Lâm An (nay là Hàng Châu). Bên ngoài Ngạc vương Miếu còn có một bức tượng Nhạc Phi oai vệ "trấn giữ". Bên trong Ngạc vương miếu còn có tượng Nhạc Phi trong bộ nhung giáp ngồi ở chính giữa điện,[203] phía trên tượng có một bức hoành phi bốn chữ "Hoàn ngã sơn hà" ("Trả lại sông núi của ta") bút tích của Nhạc Phi.
Tháng 1 năm 1224 vua Kim Tuyên Tông qua đời, vua Kim Ai Tông lên ngôi thì ký hòa ước với nhà Tống (đời vua Tống Ninh Tông) vào tháng 6 âm lịch năm 1224, không đánh Tống nữa, nhà Tống cũng không cần cống nạp mỗi năm cho nước Kim nữa.[231]
Vào tháng 2 năm Bảo Khánh nguyên niên (năm 1225), vua Tống Lý Tông lại bỏ chức vị tước Kiến Khang vương (建康王) của Tần Cối khi xưa, đổi thụy hiệu của Tần Cối từ “Mậu Sửu” ("谬丑", nghĩa là "lố bịch") sang "Mậu Ngận" ("谬狠", nghĩa là "tàn nhẫn"). Sau đó vua Tống Lý Tông ban bố “Tứ thụy cáo từ”, trong đó có nhắc đến nỗi oan của Nhạc Phi vì phản đối nghị hòa mà bị chết trong tay của gian thần Tần Cối, đổi thụy hiệu cho Nhạc Phi là “Trung Vũ” (忠武), nghĩa là "trung thành và có võ".[232] Tính đến thời điểm khi đó, sau khi Nhạc Phi chết đã 84 năm, nỗi oan của ông mới được rửa sạch hoàn toàn[223]. Con cháu đời sau của Tần Cối phần lớn đều đổi sang họ Từ để tránh bị dân chúng lùng bắt.
Sau khi Nhạc Phi được rửa sạch nỗi oan, khắp nơi đua nhau xây miếu thờ để tưởng niệm ông, còn những kẻ xấu hãm hại Nhạc Phi năm xưa đều không còn sống trên đời nữa, vì vậy người đời sau mới đúc tượng của 5 kẻ gian thần hãm hại trung lương, gồm có: Tần Cối, Vương thị, Trương Tuấn (Trương Bá Anh), Mặc Kỳ Tiết, Vương Tuấn đặt ở trong Miếu Nhạc Phi ở Tân Trịnh, Hà Nam, Trung Quốc.
Còn tại Nhạc Vương miếu ở Tây Hồ, Hàng Châu chỉ có 4 bức tượng của Tần Cối, Vương thị, Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Mặc Kỳ Tiết được đặt ở phía trước Nhạc Vương miếu. Các bức tượng ở bên trong hàng rào sắt trong bộ dạng khỏa thân, khoanh hai tay ra phía sau quỳ trước mộ Nhạc Phi để tạ tội với Nhạc Phi, sám hối tội ác ngày xưa, muôn đời muôn kiếp đều phải chịu sự mắng chửi và khinh miệt của người đời[223][203]. Theo dòng chảy thời gian, sự căm hận của mọi người đối với những kẻ xấu xa ác độc này ngày càng tích tụ nhiều hơn, những bức tượng ở tư thế quỳ này bị người đời đập bỏ, rồi lại bị đúc lại, cứ lặp đi lặp lại như vậy mười mấy lần, giống như trong “Thuyết Nhạc toàn truyện” có thơ viết rằng:
“Trung thần vi quốc tử hàm oan,
Thiên đạo chiêu chiêu tự khả liên.
Lưu đắc thanh thanh công đạo sử,
Thị phi thiên tải tại nhân gian”
Tạm dịch:
"Trung thần vì nước mà chết oan,
Đạo Trời soi sáng sẽ xót thương.
Để lại lịch sử thật công bằng,
Ngàn năm đúng sai ở nhân gian."[223]
Năm 1233 gian thần Sử Di Viễn của nhà Tống (đời vua Tống Lý Tông) qua đời. Trong năm đó nhà Tống đã liên minh với Mông Cổ (đời Đại hãn Oa Khoát Đài) cùng chống lại nước Kim (đời vua Kim Ai Tông)[233]. Vua Kim Ai Tông bị liên quân Tống - Mông Cổ bao vây ở Thái Châu. Tháng 2 năm 1234, vua Kim Ai Tông nhường ngôi cho nguyên soái Hoàn Nhan Thừa Lân lên ngôi vua, tức là vua Kim Mạt Đế[234]. Liên quân Tống - Mông Cổ tràn vào Thái Châu, Kim Ai Tông tự vẫn,[235] vua Kim Mạt Đế chết trong loạn quân.[236] Nước Đại Kim bị tiêu diệt. Nhà Tống đã hoàn thành chí lớn diệt Kim suốt 100 năm qua, báo thù mối hận Tĩnh Khang vào năm 1127. Thi hài vua Kim Ai Tông bị đưa về tế cáo tại thái miếu nhà Nam Tống ở Lâm An phủ, sau đó vua Tống Lý Tông ra lệnh giam giữ trong kho ngục Đại lý tự để tượng trưng cho mối hận Tĩnh Khang của tổ tiên nhà Tống đã được rửa.[234]
Sau khi nước Kim bị diệt vong, người Mông Cổ bắt đầu hướng mũi dùi của họ về phía nhà Nam Tống. Tháng 8 âm lịch năm 1234 Tống và Mông Cổ bắt đầu giao tranh với nhau. Năm 1271 Đại hãn Hốt Tất Liệt của Mông Cổ lập ra nhà Nguyên, sử gọi Hốt Tất Liệt là vua Nguyên Thế Tổ, tiếp tục tiến đánh Nam Tống (đời vua Tống Độ Tông). Tháng 2 năm 1276 quân Nguyên tiến vào Lâm An, vua Tống Cung Đế quy hàng nhà Nguyên.
Quân Nguyên vừa chiếm Lâm An xong, mấy tháng sau, một tăng nhân Tây Vực là Dương Liễn Chân Ca (Tổng quản Phật giáo Giang Nam lúc đó) đã chỉ thị cho nhóm người Tông Duẫn, với danh nghĩa báo thù cho tất cả các danh tướng bị chết oan trong thời đại nhà Nam Tống (trong đó có Nhạc Phi, Trương Hiến, Ngưu Cao,...), đào trộm và phá hủy Vĩnh Hựu lăng của vua Tống Huy Tông, Vĩnh Tư lăng của vua Tống Cao Tông (Triệu Cấu), Vĩnh Phụ lăng của vua Tống Hiếu Tông, Vĩnh Sùng lăng của vua Tống Quang Tông, Vĩnh Mậu lăng của vua Tống Ninh Tông, Vĩnh Mặc lăng của vua Tống Lý Tông, Vĩnh Thiệu lăng của vua Tống Độ Tông,... ở quận Cối Kê (nay là Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang). Nhóm người Tông Duẫn đã đào tất cả 101 lăng mộ họ Triệu, đem hài cốt dòng tộc họ Triệu này vứt đầy núi rừng, trông thật thê thảm.
Những trung thần còn lại của nhà Tống là "Tống vong tam kiệt" (Lục Tú Phu, Văn Thiên Tường và Trương Thế Kiệt) lập vua Tống Đoan Tông mới 8 tuổi lên ngôi ở Ôn Châu phía nam vào tháng 6 năm 1276 tiếp tục chống lại nhà Nguyên.
Tháng 3 năm 1279 hải quân Nguyên do Trương Hoằng Phạm chỉ huy đánh tan hải quân Tống của Trương Thế Kiệt trong một trận Nhai Sơn hải chiến gần Quảng Đông.[237] Lục Tú Phu cõng vua Tống đế Bính 8 tuổi nhảy xuống biển tự vẫn.[238] Trương Thế Kiệt cùng 800 hoàng tộc nhà Tống và 10 vạn quân Tống cũng nhảy xuống biển tự vẫn. Nhà Nam Tống do Tống Cao Tông (Triệu Cấu) lập ra vào năm 1127, đến năm 1279 thì bị nhà Nguyên tiêu diệt.
Ba năm trước nhóm người Tông Duẫn đã phá hủy 101 ngôi mộ của các vua và hoàng tộc nhà Nam Tống ở quận Cối Kê, rồi đem hài cốt dòng tộc họ Triệu này vứt đầy núi rừng. Nay Dương Liễn Chân Ca lại sai người đem thi hài dòng tộc họ Triệu này trộn lẫn xương trâu ngựa, để vào trong tháp xây cao 13 trượng ở cố cung Lâm An, gọi là Trấn Bản, ý nghĩa là trấn trú triều đình Nam Tống, ngăn chặn nhà Nam Tống sống lại.
Ngày nay khu lăng mộ các vua và hoàng tộc họ Triệu nhà Nam Tống ở Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang đã không còn tồn tại. Khu đó giờ chỉ còn lại mấy cây tùng cổ để biểu thị nơi đây từng là huyệt mộ của mấy đời vua, hoàng tộc nhà Nam Tống. Mảnh đất ở tại khu đó đã biến thành đất trồng chè.
Vào thời nhà Nguyên (1271 - 1368), mọi người đến khu mộ của vợ chồng Tần Cối - Vương thị ở Mục Ngưu Đình, trấn Mục Long ngoại ô phía tây nam Kiến Khang (nay là Nam Kinh) để đại tiểu tiện chửi rủa, gọi là "cái mả thối", có hai câu thơ viết:
"Đất trên mộ thái sư,
Thối um tận chân trời"
Năm Thành Hóa thứ 20 (năm 1485) đời vua Minh Hiến Tông, khu mộ vợ chồng Tần Cối - Vương thị ở Mục Ngưu Đình, trấn Mục Long ngoại ô phía tây nam Kiến Khang bị những kẻ trộm mộ đào bới lên. Thi hài hai người Tần Cối và Vương thị khi đó được ướp thủy ngân nên vẫn tươi nguyên. Những kẻ trộm mộ băm xác hai người, ném vào hố phân trong nhà tiêu (nhà vệ sinh). Khu mộ vợ chồng Tần Cối - Vương thị bị hủy hoại hoàn toàn. Những kẻ trộm mộ lấy được hàng vạn các đồ vàng bạc.
Những kẻ trộm mộ sau đó bị quan phủ nhà Minh bắt được. Quan địa phương có ý giảm nhẹ hình phạt, gọi là "giảm hình phạt, để rõ cái ác của Tần Cối". Thực ra là quan phủ xúc giục bọn họ đi trộm mộ Tần Cối. Ai ai biết chuyện cũng hoan hỉ.
Mãi về sau, việc những kẻ trộm mộ vứt xác vợ chồng Tần Cối - Vương thị vào hố phấn trong nhà tiêu (nhà vệ sinh) được coi là quả báo thích đáng cho lũ gian thần hãm hại trung lương.
Tiểu sử của Nhạc Phi trong "Ngạc Quốc Kim Tha tục biên" (鄂國金佗稡編), bộ sách được viết hơn 60 năm sau khi ông qua đời bởi cháu trai của ông, nhà thơ và nhà sử học Nhạc Kha (岳柯) (1183 – sau 1240).[239][240][241] Năm 1346, tiểu sử của Nhạc Phi được đưa vào Tống sử, một ghi chép gồm 496 chương về các sự kiện lịch sử và tiểu sử của các nhân vật nổi tiếng thời nhà Tống, do tể tướng nhà Nguyên (đời vua Nguyên Huệ Tông) là Thoát Thoát và những người khác biên soạn. Tiểu sử của Nhạc Phi được tìm thấy trong chương thứ 365 của cuốn sách và được đánh số là tiểu sử 124. Một số nhà sử học Trung Quốc sau này bao gồm Deng Guangming (1907 – 1998) hiện nghi ngờ tính xác thực của nhiều tuyên bố của Nhạc Kha về ông nội của mình.[242]
Dù Nhạc Kha đã tìm lại được sự thật lịch sử của ông nội cậu là Nhạc Phi nhưng các câu chuyện về Nhạc Phi chắc chắn vẫn chưa thật sự đầy đủ về Nhạc Phi. Vì vậy con số 126 trận đánh lớn nhỏ bất bại trong suốt sự nghiệp cầm quân của Nhạc Phi có thể chưa chính xác, có thể còn nhiều hơn.
Cũng có thể Nhạc Phi có những trận bị thất bại, nhất là khi Nhạc Phi mới gia nhập quân ngũ, chiến đấu dưới quyền Lưu Cáp và Đồng Quán đi đánh Liêu năm 1122 và khi dưới quyền Đỗ Sung chống Kim những năm 1128 - 1130. Lúc đó Đồng Quán và Đỗ Sung là cấp trên của Nhạc Phi và họ đã liên tục bại trận trước quân Liêu và quân Kim. Có lẽ Nhạc Phi khi đó chỉ là sĩ quan cấp thấp, không được tự chỉ huy mà phải nghe theo lệnh của cấp trên, nên những thất bại đó được quy trách nhiệm cho các chủ tướng Đồng Quán và Đỗ Sung.
Ngoài ra còn có những trận Nhạc Phi phải rút lui trước quân Kim của Thát Lại cuối năm 1130 và rút lui khi không hạ được Đông Bình và Bi Châu trước quân Kim của Bôn Đổ năm 1140. Việc Nhạc Phi từng bị Thát Lại và Bôn Đổ cố thủ cầm chân được ghi rõ trong Kim sử, nhưng không thấy đề cập trong Tống sử.
Nhạc Kha đã xóa bỏ, không trình tấu lên vua Tống Ninh Tông những trận đánh mà Nhạc Phi bị thất bại hoặc bị cầm hoà, để cho Nhạc Phi được người Trung Quốc ghi nhớ muôn đời là một chiến tướng bách chiến bách thắng với 126 trận đánh lớn nhỏ, được gọi là "Thường thắng tướng quân".
Nhạc Kha (岳珂) thường nói rằng ông nội Nhạc Phi của mình có sáu phương pháp đặc biệt để điều bình khiển tướng một cách hiệu quả:
Hai loại võ thuật gắn liền với Nhạc Phi nhất là "Ưng Trảo Phái" (鷹爪派) và "Hình Ý Quyền" (形意拳).
Có một cuốn sách đề cập rằng Nhạc Phi đã tạo Ưng Trảo Phái cho những người lính nhập ngũ của mình và Hình Ý Quyền cho các tướng lĩnh của mình.[243] Truyền thuyết kể rằng Nhạc Phi đã theo học tại Thiếu Lâm tự với một nhà sư tên là Chu Đông và học quyền anh kiểu "voi", một bộ kỹ thuật tay chú trọng nhiều vào qinna (khóa khớp).[244][245][246] Những câu chuyện khác nói rằng ông đã học loại võ này ở nơi khác bên ngoài Thiếu Lâm tự nhưng cũng học từ Chu Đồng.[247] Nhạc Phi cuối cùng đã mở rộng phong cách "voi" để tạo ra Nhất Bách Linh Bát Cầm Nã (一百零八擒拿; "108 kỹ thuật khóa tay") của "Ưng Trảo Phái" (鷹爪派).[244] Sau khi trở thành một vị tướng trong quân đội triều đình nhà Tống, Nhạc Phi đã dạy phong cách này cho quân lính của mình và họ đã rất thành công trong trận chiến chống lại quân đội nước Kim.[247] Sau khi Nhạc Phi bị hành quyết và quân đội bị giải tán, người của Nhạc Phi được cho là đã đi khắp Trung Quốc để truyền bá loại võ thuật này, cuối cùng kết thúc ngay tại Thiếu Lâm tự, nơi mà nó bắt đầu. Sau đó, một nhà sư tên là Lệ Toàn (麗泉) đã kết hợp phong cách này với Phiên Tử Quyền (翻子拳), một loại võ thuật khác được cho là của Nhạc Phi, để tạo ra hình thức "Ưng Trảo Phái" (鷹爪派) ngày nay.[244][248]
Theo truyền thuyết, Nhạc Phi đã kết hợp kiến thức về nội công và thương thuật học được từ Chu Đồng (ở Thiếu Lâm tự) để tạo ra các đòn tấn công bằng nắm đấm thẳng của "Hình Ý Quyền" (形意拳).[247][249] Một cuốn sách tuyên bố rằng ông đã nghiên cứu và tổng hợp các hệ thống khí công Thay gân và Tẩy tủy (gọi là "Dịch Cân Kinh", 易筋经) của Phật giáo để tạo ra Hình Ý Quyền.[250] Ngược lại, những người ủng hộ Võ Đang Quyền tin rằng có thể Nhạc Phi đã học được phong cách này ở Dãy núi Võ Đang giáp với tỉnh Hà Nam, quê hương của ông. Những lý do họ viện dẫn cho kết luận này là ông được cho là sống cùng thời gian và địa điểm với Trương Tam Phong, người sáng lập ra Thái Cực Quyền; Năm đòn tấn công bằng nắm đấm của Hình Ý Quyền, dựa trên thuyết Ngũ hành của Trung Quốc, tương tự như "thuyết Âm dương" của Thái Cực Quyền; và cả hai lý thuyết đều dựa trên Đạo giáo chứ không phải Phật giáo.[251] Cuốn sách "Hà Nam chính thống Hình Ý Quyền", được viết bởi Bùi Tích Vinh (裴锡荣) và Lý Anh Ngang (李英昂), nói rằng sư phụ Hình Ý Quyền là Cơ Tế Khả (姬際可).[252][253]
Cơ Tế Khả được cho là đã tu luyện tại Thiếu Lâm tự trong mười năm khi còn trẻ và sử dụng thương vô song.[249] Chuyện kể rằng, Cơ Tế Khả đến động Xongju trên núi Chung Nam để nhận một cuốn sách hướng dẫn Hình Ý Quyền do Nhạc Phi viết, từ đó Cơ Tế Khả học được Hình Ý Quyền. Tuy nhiên, một số người tin rằng Cơ Tế Khả thực sự đã tự mình tạo ra loại võ công này và quy nó cho Nhạc Phi vì Cơ Tế Khả đang chiến đấu với người Mãn Châu, hậu duệ của người Nữ Chân mà Nhạc Phi từng chiến đấu chống lại.[254]
Nhạc Phi tài kiêm văn võ, để lại "Vũ Mục di văn" hay "Nhạc Trung Vũ Vương văn tập" với những áng thơ, từ. Ông được thờ là thủy tổ của "Nhạc Gia Quyền" (岳家拳), nhưng việc ông có viết một bộ binh thư nào không là dấu chấm hỏi.
Theo "Nhạc thị tông phổ" và những nghiên cứu của nhà văn, nhà "Nhạc Phi học" nổi tiếng Châu Cù Nhai thì "Vũ Mục di thư" mà Kim Dung nói đến chính là bộ quyền phổ "Nhạc Gia Quyền phổ" dạy môn võ công do Nhạc Phi truyền lại đã 800 năm qua được lưu giữ ở Hoàng Mai, Hoàng Cương, tỉnh Hồ Bắc.
Nhạc Gia Quyền (岳家拳) là môn quyền pháp do Nhạc Phi sáng chế và truyền dạy trong đội xung kích chủ lực của quân Tống gọi là "Nhạc Gia Binh". Do xuất phát từ thực tế chiến trận đương thời, loại quyền này có đặc điểm là đòn đánh ngắn, hiểm, tính xung sát mạnh, hiệu quả chiến đấu rất cao. "Nhạc gia quyền phổ" dạy về quyền và binh khí. Ngoài 10 bài quyền chính và thương, đao, kiếm, côn, còn có các phần quyền luận, thuật vận khí, thuật điểm huyệt, giải huyệt, cứu thương, trật đả… nội dung rất phong phú, tính thực dụng cao.
Sau khi giết Nhạc Phi, Tần Cối ngầm ra lệnh truy sát con cháu nhà họ Nhạc, hai người con thứ tư, thứ năm là Nhạc Chấn và Nhạc Đình đổi thành họ Ngạc rồi trốn khỏi nơi lưu đày là Lĩnh Nam, chạy sang Nhiếp Gia Loan ở huyện Hoàng Mai, Hoàng Cương, được Nhiếp Phúc Tuấn giấu trong nhà.
Đến năm Thiệu Hưng thứ 32 (1162), Tống Hiếu Tông xóa oan án của Nhạc Phi, cho con cháu họ Nhạc đời đời được hưởng ân sủng triều đình. Nhạc Lâm ra làm quan, còn Nhạc Chấn và Nhạc Đình từ chối làm quan, quyết ở ẩn, giúp "Nhạc Gia Quyền" phát triển mạnh mẽ ở Hồ Bắc, Giang Tây, An Huy. Vùng Hoàng Mai trở thành miền đất võ Nhạc Gia Quyền của Trung Quốc. Theo khảo sát trong "Hoàng Mai huyện chí" thì từ đời Tống đến năm 1876 đời vua Quang Tự nhà Thanh, trong hơn 600 năm, tại Hoàng Mai có đến hơn 300 tiến sĩ võ, cử nhân võ là các thân thủ của "Nhạc Gia Quyền". Các tiến sĩ võ nổi tiếng đời Minh, đời Thanh như Lý Cam Lai, Nhiêu Vũ Trung, Trương Tuấn Căn… đều thành danh từ Nhạc Gia Quyền. Hiện nay ở đây cũng có hơn 200 người là quyền sư trứ danh của "Nhạc Gia Quyền" trên khắp Trung Quốc.
Hậu duệ của Nhạc Phi hiện đã truyền đến đời thứ 31, phân bố tại nhiều tỉnh thành. Truyền nhân Nhạc Gia Quyền nổi tiếng nhất hiện nay ở Hoàng Mai là võ sư Nhạc Tiến, hậu duệ đời thứ 27 của Nhạc Phi.[255]
Cả "Phiên Tử Quyền" (翻子拳) và "Trốc Cước" (戳腳) đều được liên kết với vị tướng Nhạc Phi của nhà Tống vào thế kỷ 12, và mối liên hệ giữa hai loại võ này có thể đã có từ xa xưa. Tuy nhiên, với tư cách là một nhân vật huyền thoại, đã có nhiều võ công được cho là của Nhạc Phi. Tuy nhiên, sự liên kết giữa hai loại võ này là rất cũ.[256][257][258]
"Bản ballad boxing Phiên Tử" ghi rằng:
"Vũ Mục (thụy hiệu được đặt cho Nhạc Phi sau khi ông qua đời) đã truyền lại "Phiên Tử Quyền", điều bí ẩn trong các động tác đơn giản của nó."
Một truyền thuyết về Trốc Cước nói rằng Chu Đồng đã học loại võ này từ người tạo ra nó (một đạo sĩ lang thang tên là Đặng Lương 鄧良), và sau đó truyền nó cho Nhạc Phi, người được coi là tổ tiên của loại võ này.[256][259]
Võ sư của môn võ Bọ Ngựa Truyền Thừa (Lineage Mantis ) là Yuen Man Kai tuyên bố rằng Chu Đồng từng dạy cho Nhạc Phi hai loại võ là Trốc Cước và Nắm đấm Bọ Ngựa (Mantis fist). Nhạc Phi là người khởi xướng chiêu bọ ngựa "Hắc hổ đoạt tâm"[260]
Ngoài Ưng Trảo Phái, Hình Ý Quyền và Nhạc Gia Quyền, Nhạc Phi còn có bài thương pháp, dựa vào Dương Gia Thương, được dùng để đào tạo binh sỹ Nam Tống. Tuy vậy, Nhạc Gia Thương không quá khác biệt với Dương Gia Thương.
Trong giới võ thuật nhân gian, đã không ít môn phái với các bài quyền hay binh khí đều mượn tên Nhạc Phi. Ngoài "Nhạc Gia Thương", còn có "Vũ Mục Thương" là những bài thương danh chấn của Nhạc Phi còn tồn tại.
Ngoài võ thuật, Nhạc Phi còn được cho là đã học y học cổ truyền Trung Quốc. Ông hiểu được bản chất của Ngũ Cầm Hý (五禽戲; "Ngũ thú nô đùa") của Hoa Đà và tạo ra dạng "khí công y học" của riêng mình được gọi là Bát đoạn cẩm (八段錦; "Tám miếng thổ cẩm"). Nó được coi là một dạng của Ngoại Đan (外丹; "Đan dược bên ngoài") khí công y học.[261] Ông đã dạy môn khí công này cho binh lính của mình để giúp họ giữ cho cơ thể cường tráng và chuẩn bị tốt cho trận chiến.[262][263] Một truyền thuyết kể rằng Chu Đồng đã đưa Nhạc Phi đến gặp một ẩn sĩ Phật giáo, người đã dạy anh Nga Mi Đại Bằng khí công (峨嵋大鵬氣功). Việc luyện tập Nga Mi Đại Bằng khí công của Nhạc Phi là nguồn gốc của sức mạnh tuyệt vời và khả năng võ thuật của ông. Các học viên hiện đại của loại khí công này nói rằng nó đã được truyền lại bởi Nhạc Phi.[264]
Võ công của Nhạc Phi không những tuyệt luân mà thư pháp, văn chương cũng đều xuất chúng một thời. Hậu thế chỉ tìm lại được 6 bài thơ của Nhạc Phi như sau:
Năm 1133, khi hành quân qua chùa Tiêu ở Thanh Nê thị huyện Tân Cam (năm 1957 đổi tên là Tân Cán), nay thuộc tỉnh Giang Tây, Nhạc Phi đã viết bài thơ Đề Thanh Nê thị Tiêu tự bích lên vách chùa Tiêu có nội dung như sau:
Đề Thanh Nê thị Tiêu tự bích
"Hùng khí đường đường quán đẩu ngưu,
Thệ tương trinh tiết báo quân cừu.
Trảm trừ ngoan ác hoàn xa giá,
Bất vấn đăng đàn vạn hộ hầu!"
(Nhạc Phi)
Tạm dịch:
Đề vách chùa Tiêu ở Thanh Nê thị
"Hùng khí vút lên tận sao Ngưu sao Đẩu,
Thề đem lòng tiết nghĩa báo thù cho vua.
Giết hết bọn giặc để đưa xe vua trở về,
Không màng đăng đàn bái tướng và phong vạn hộ hầu."
(Nhạc Phi)
Cùng năm 1133, khi bị vua Tống Cao Tông từ chối bắc phạt, Nhạc Phi còn làm bài từ Mãn giang hồng (滿江紅, Manjiang Hong hay Máu đầy sông), đầy hùng tâm nhưng cũng bi tráng.
Mãn giang hồng
"Nộ phát xung quan,
Bằng lan xứ,
Tiêu tiêu vũ yết.
Đài vọng nhãn,
Ngưỡng thiên trường khiếu,
Tráng hoài khích liệt.
Tam thập công danh trần dữ thổ,
Bát thiên lý lộ vân hoà nguyệt.
Mạc đẳng nhàn, bạch liễu thiếu niên đầu,
Không bi thiết.
Tĩnh Khang sỉ,
Do vị tuyết.
Thần tử hận,
Hà thời diệt!
Giá trường xa,
Đạp phá Hạ Lan sơn khuyết.
Tráng chí cơ xan Hồ lỗ nhục,
Tiếu đàm khát ẩm Hung Nô huyết.
Đãi tòng đầu, thu thập cựu sơn hà,
Triều thiên khuyết."'
'
(Nhạc Phi)
Tạm dịch:
Máu đầy sông
"Tóc dựng mái đầu,
Lan can đứng tựa,
Trận mưa vừa dứt.
Ngóng trời xa,
Uất hận kêu dài.
Hùng tâm khích liệt,
Ba mươi tuổi cát bụi công danh,
Tám ngàn dặm dầm sương dãi nguyệt.
Chớ lỏng lơi nữa kẻo bạc đầu,
Ích gì rên xiết.
Mối nhục Tĩnh Khang,
Chưa gội hết.
Hận thù này,
Bao giờ mới diệt.
Cưỡi cỗ binh xa,
Dẫm Hạ Lan nát bét.
Đói, vùng lên ăn thịt giặc Hồ,
Khát, cười chém Hung Nô uống máu.
Rồi đây dành lại cả giang san,
Về chầu cửa khuyết."
(Nhạc Phi)
Mùa xuân năm 1138, Nhạc Phi phụng mệnh vua Tống Cao Tông dẫn bản bộ Nhạc gia quân quay về lưu thủ Ngạc Châu (nay là thành phố Vũ Hán - tỉnh Hồ Bắc). Nhạc Phi viết bài thơ Mãn giang hồng - Đăng Hoàng Hạc lâu hữu cảm để tác động đến quan lại trong triều đình:
Mãn giang hồng - Đăng Hoàng Hạc lâu hữu cảm
"Dao vọng Trung Nguyên,
Hoang yên ngoại,
Hứa đa thành quách.
Tưởng đương niên,
Hoa già liễu hộ,
Phượng lâu long các.
Vạn Tuế sơn tiền châu thuý nhiễu,
Bồng Hồ điện lý sênh ca tác.
Đáo như kim,
Thiết kỵ mãn giao kỳ,
Phong trần ác.
Dân an tại?
Điền câu hác.
Binh an tại?
Cao phong ngạc!
Thán giang sơn y cựu,
Thiên thôn liêu lạc.
Hà nhật thỉnh anh đề nhuệ lữ!
Nhất tiên trực độ thanh Hà Lạc?
Khước quy lai,
Tái tục Hán Dương du,
Kỵ hoàng hạc."
(Nhạc Phi)
Tạm dịch:
Máu đầy sông - Cảm xúc khi lên lầu Hoàng Hạc
"Xa ngắm Trung Nguyên,
Bên ngoài lớp khói hoang vu,
Rất nhiều thành quách.
Nhớ lại năm xưa,
Hoa che liễu rủ,
(Chốn) lầu phượng gác rồng.
Trước núi Vạn Tuế, giăng màu biếc, màu ngọc,
Trong điện Bồng Hồ, vang tiếng sênh, tiếng hát.
Tới hôm nay,
Quân thiết kỵ tràn đầy khắp nội,
Gió bụi mịt mù.
Dân ở đâu?
Lấp ngòi hang.
Quân ở đâu?
(Đem thân) làm trơn giáo mác.
Than thở nước non vẫn nguyên vẻ cũ,
Nghìn làng xơ xác.
Bao giờ mới nhận được cờ lệnh chỉ huy quân tinh nhuệ,
Vung roi vượt sông quét sạch Hà, Lạc!
Lại quay về,
Tiếp tục cuộc rong chơi ở Hán Dương,
Cưỡi chim hạc vàng."
(Nhạc Phi)
Năm 1139 Tống - Kim nghị hòa với những điều khoản bất lợi cho nhà Tống. Nhạc Phi và đông đảo tướng lĩnh nhà Tống kiên quyết phản đối. Nhạc Phi tâu với vua Tống Cao Tông rằng:
Đồng thời, Nhạc Phi tiếp tục dâng biểu lên vua Tống Cao Tông nêu kế lớn khôi phục Trung Nguyên nhưng không được vua Tống Cao Tông chấp nhận. Nhạc Phi sau đó viết bài thơ Tiểu trùng sơn có nội dung như sau:
Tiểu trùng sơn
"Tạc dạ hàn cung bất trú minh.
Kinh hồi thiên lý mộng,
Dĩ tam canh.
Khởi lai độc tự nhiễu giai hành,
Nhân tiễu tiễu,
Liêm ngoại nguyệt lung minh.
Bạch thủ vị công danh.
Cựu sơn tùng trúc lão,
Trở quy trình.
Dục tương tâm sự phó dao tranh.
Tri âm thiểu,
Huyền đoạn hữu thuỳ thinh."
(Nhạc Phi)
Tạm dịch:
Núi nhẹ cân
"Dế lạnh nỉ non suốt tối qua,
Dặm ngàn cơn mộng tỉnh,
Đã canh ba.
Một mình lững thững trước hiên nhà,
Người lặng lẽ,
Ngoài liếp ánh trăng nhoà.
Danh nợ luỵ thân già,
Núi xưa tùng trúc cũ,
Ngặt đường xa.
Đàn tranh mượn gửi nỗi niềm ta,
Tri âm vắng,
Ai mảng lúc tơ lìa."
(Nhạc Phi)
Tháng 6 năm 1140 tướng Tống là Lưu Kỹ đánh bại tướng Kim là Ngột Truật ở Thuận Xương. Chiến thắng Thuận Xương cổ vũ tinh thần các lộ quân Tống khác phản kích lại nước Kim. Nhạc Phi được tin Lưu Kỹ thắng trận cũng lập tức sai quân giải phóng Lưỡng Hoài, chuẩn bị tiến tới khôi phục Trung Nguyên. Nhạc Phi viết bài thơ Tống Tử Nham Trương tiên sinh bắc phạt có nội dung như sau:
Tống Tử Nham Trương tiên sinh bắc phạt
"Hiệu lệnh phong đình tấn,
Thiên thanh động bắc tu.
Trường khu độ Hà Lạc,
Trực đảo hướng Yên U.
Mã đạp Yên Chi huyết,
Kỳ kiêu Khả Hãn đầu.
Quy lai báo minh chủ,
Khôi phục cựu Thần Châu."
(Nhạc Phi)
Tạm dịch:
Tiễn ông Trương Tử Nham đi đánh phương bắc
"Hiệu lệnh như bão chớp,
Oai trời dậy bắc khu.
Đuổi dài qua Hà Lạc,
Đánh thẳng tới Yên U.
Yên Chi, ngựa đẫm máu,
Khả Hãn, cờ bêu đầu.
Trở về tâu thánh chúa,
Lấy lại đất Thần Châu."
(Nhạc Phi)
Tháng 7 năm 1140, Nhạc Phi đánh bại Ngột Truật ở Yển Thành (nay thuộc Hà Nam, Trung Quốc). Ngột Truật cho quân rút về Biện Kinh không dám nghênh chiến. Quân Tống của Nhạc Phi, vợ chồng Hàn Thế Trung - Lương Hồng Ngọc, Lưu Kỳ, Lưu Quang Thế, Ngô Lân, Dương Nghi Trung và Trương Tuấn (Trương Bá Anh) lại tràn đầy khí thế, sẵn sàng bắc tiến muốn thu phục Biện Kinh, khôi phục giang sơn nhà Tống, tiêu diệt nước Kim. Nhạc Phi nhanh chóng giành lại các châu Hoài, Vệ, Thái Hàng từ tay quân Kim, tiến tới sát Biện Kinh chỉ còn cách 40 dặm. Ngột Truật ra khỏi thành Biện Kinh chống đỡ Nhạc gia quân của Nhạc Phi mấy lần đều thất bại cả, phải rút lại vào thành. Đương thế vui mừng, Nhạc Phi viết bài thơ Trì châu Thuý Vi đình có nội dung như sau:
Trì châu Thuý Vi đình
"Kinh niên trần thổ mãn chinh y,
Đặc đặc tầm phương thướng Thuý Vi.
Hảo thuỷ hảo sơn khan bất túc,
Mã đề thôi sấn nguyệt minh quy."
(Nhạc Phi)
Tạm dịch:
Đình Thuý Vi ở Trì châu
"Liền năm áo chiến bụi đường pha,
Núi Thuý tìm lên để thưởng hoa.
Nước biếc non xanh nhìn chẳng đủ,
Ngựa về vó giục ánh trăng xa."
(Nhạc Phi)
Vua Tống Hiếu Tông (1162 - 1189) lên ngôi đã giải nỗi oan khuất cho Nhạc Phi, lấy lễ nghi cải táng lập miếu cho ông tại đất Ngạc vào năm 1162, truy thụy hiệu cho ông là Trung Liệt. Người ta đem hài cốt Nhạc Phi chôn cất trên đồi bên bờ Tây Hồ, Hàng Châu phong cảnh tươi đẹp.
Năm 1179 vua Tống Hiếu Tông ban thụy cho Nhạc Phi là Vũ Mục, đến đời vua Tống Ninh Tông năm 1204 truy phong vương vị cho Nhạc Phi là Ngạc vương.
Năm 1214 Nhạc Phi cùng với Hàn Thế Trung, Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Lưu Quang Thế được Lưu Tùng Niên xếp vào hàng Trung hưng tứ tướng của nhà Nam Tống. Năm 1225 vua Tống Lý Tông ban thuy hiệu cho Nhạc Phi là Trung Vũ.
Năm 1221 vua Tống Ninh Tông dựng Ngạc vương Miếu cho Nhạc Phi ở phía đông ngôi mộ của Nhạc Phi tại Hàng Châu. Bên ngoài Ngạc vương Miếu còn có một bức tượng Nhạc Phi oai vệ "trấn giữ". Bên trong Ngạc vương miếu còn có tượng Nhạc Phi trong bộ nhung giáp ngồi ở chính giữa điện, phía trên tượng có một bức hoành phi bốn chữ "Hoàn ngã sơn hà" ("Trả lại sông núi của ta") bút tích của Nhạc Phi.
Năm 1345 (đời vua Nguyên Huệ Tông), Thoát Thoát soạn xong Tống sử thì xếp Nhạc Phi cùng với Hàn Thế Trung, Trương Tuấn (Trương Bá Anh) và Lưu Kỹ là Trung hưng tứ tướng của nhà Nam Tống. Theo Chương Dĩnh thì Nhạc Phi cùng Lý Hiển Trung, Lưu Kỹ và Ngụy Thắng mới là Trung hưng tứ tướng của nhà Nam Tống. Còn theo Viên Đằng Phi thì Nhạc Phi cùng với Hàn Thế Trung, Ngô Giới và Trương Tuấn (Trương Bá Anh) mới là Trung hưng tứ tướng của nhà Nam Tống. Dù các ý kiến có khác nhau về Trung hưng tứ tướng nhà Nam Tống nhưng Nhạc Phi luôn là người có mặt trong danh sách Trung hưng tứ tướng nhà Nam Tống này, thậm chí ông luôn được xếp đứng đầu trong danh sách Trung hưng tứ tướng nhà Nam Tống.
Ngày nay, ông được coi như là một trong các biểu tượng lớn của lòng yêu nước và là anh hùng dân tộc của Trung Quốc; bài từ Mãn giang hồng được người Hoa trên toàn thế giới biết tới và mộ của ông ở núi Thê Hà, hồ Tây Tử, Hàng Châu được nhiều người viếng thăm.
Hai bên đường vào Ngạc vương Miếu ở núi Thê Hà, Tây Hồ, Hàng Châu là các phòng trưng bày. Trong phòng trưng bày phía bắc là những tấm bia ghi những bài thơ của Nhạc Phi và những tấu sớ, kỷ vật của Nhạc Phi đối với vua Tống Cao Tông. Trong khi ở phía nam là những tấm bia ghi những bài thơ dành tặng cho Nhạc Phi của những người nổi tiếng trong tất cả các triều đại kế tiếp nhà Tống là nhà Nguyên (1271 - 1368), nhà Minh (1368 - 1644) và nhà Thanh (1636 - 1912). Vào trong Ngạc vương Miếu, du khách sẽ bắt gặp hình tượng Nhạc Phi với hình ảnh ông đang mặc trên mình bộ áo giáp chiến đấu với tay trái cầm kiếm, tay phải chống vào đùi với nét mặt uy nghi và dũng mãnh. Trong miếu còn có những điện thờ các danh tướng như Dương Tái Hưng, Ngưu Cao, Từ Khánh, Trương Hiến,... cùng với cha mẹ của ông là Nhạc Hòa - Diêu thị, là nơi để nhân dân Trung Quốc bày tỏ lòng biết ơn với một vị tướng cả cuộc đời hi sinh cho sự bình yên của nhà Tống. Con trai của Nhạc Phi là Nhạc Vân cùng con gái của Nhạc Phi là Nhạc Ngân Bình đều được thờ ở các điện ở hai bên chính điện thờ Nhạc Phi.
Với người con gái Nhạc Ngân Bình (岳银瓶), do cô chết bởi tai nạn của người cha nên người đời sau còn gọi cô là Nhạc Hiếu Nga (岳孝娥). Hai chữ "Hiếu Nga" (孝娥) nghĩa là "một người con gái trẻ đẹp với lòng hiếu thảo đẹp đẽ". Điện thờ của cô được gọi là Hiếu Nga từ (孝娥祠, nghĩa là "miếu Hiếu Nga").
Tuy nhiên trong Ngạc vương miếu đó chỉ có tượng Nhạc Phi, lại không có tượng Ngỗi Thuận. Nguyên do là vì miếu đó do nhà Nam Tống xây dựng. Vua Tống Hiếu Tông chưa thể minh oan triệt để cho Nhạc Phi, chưa thể nghĩ được sâu xa việc Ngỗi Thuận nghĩa khí chôn cất Nhạc Phi. Có thể khi đó vua Tống Hiếu Tông nghĩ rằng Ngỗi Thuận từng uen biết và mang ơn của Nhạc Phi nên mới chôn cất Nhạc Phi để trả ơn, hoặc cũng thể vua Tống Hiếu Tông khi đó nghĩ rằng Ngỗi Thuận biết quân Kim sẽ lại đánh Tống nên mới chôn cất thi thể của Nhạc Phi, đợi Kim đánh Tống, triều đình sẽ treo thưởng cho ai biết nơi chôn thi thể của Nhạc Phi thì mang ra lấy thưởng. Nếu vua Tống Hiếu Tông biết nghĩa khí của Ngỗi Thuận (không quen biết Nhạc Phi, không mang ơn của Nhạc Phi nhưng liều mình vì vị anh hùng của nhà Nam Tống mà chôn cất thi thể Nhạc Phi, bất chấp Tần Cối biết được thì cả nhà sẽ bị tru di) thì trong Ngạc vương miếu ở Hàng Châu này chắc chắn phải có thêm tượng của Ngỗi Thuận.
Những người được xem là Hán gian như Tần Cối, Vương thị, Mặc Kỳ Tiết, Trương Tuấn (Trương Bá Anh), Vương Tuấn được đúc thành tượng sắt bị còng tay quỳ trước Ngạc vương Nhạc Phi để người đi qua nhổ nước bọt hoặc cầm dùi đập vào đầu tượng cho hả giận, hoặc lấy những thứ dơ bẩn nhét vào mồm, bị người Trung Quốc nguyền rủa[203]. Hơn 800 năm nay, tượng của các gian thần này bị người đời đánh đập nhiều quá, bị hỏng nên đã phải đúc đi đúc lại tới 13 lần.[265] Năm bức tượng này sau đó được rào lại bằng rào sắt nhưng ngày nay từ bên ngoài người ta cũng có thể với được tay để đánh vào đầu tượng Tần Cối khiến đầu tượng Tần Cối trở nên láng bóng giống như bị trọc đầu[203]. Mấy trăm năm đã trôi qua, lòng căm thù chưa nguội. Mặc dù ngay phía trên tượng, chính quyền Trung Quốc có bảng khuyến cáo không xâm phạm di tích lịch sử nhưng ngày nay ai đến thăm miếu này ở Hàng Châu vẫn thấy nước bọt của dân chúng vương trên đầu, trên vai, trên mặt của những bức tượng của những kẻ bán nước.
Còn Nhạc Phi lại được sự ngưỡng mộ và viếng thăm không ngớt của nhân dân Trung Quốc từ xưa đến nay.
Trên cánh cổng trước mộ của Nhạc Phi có vế đối:
"Thanh sơn hữu hạnh mai trung cốt
Bạch thiết vô cô chú nịnh thần"
Tạm dịch:
"Núi xanh may mắn chôn lương tướng
Sắt trắng uổng thay tượng nịnh thần"[203][266]
Năm 1368 vua Minh Thái Tổ sau khi đánh đuổi vua Nguyên Huệ Tông và người Mông Cổ ra mạc bắc, khôi phục giang sơn Trung Hoa cho người Hán thì tiến hành tôn vinh Nhạc Phi. Vua Minh Thái Tổ truy phong Nhạc Phi thành Lưỡng đại Đại Tống chủ soái (nghĩa là "Chủ soái của cả hai thời đại Bắc Tống và Nam Tống"). Về sau hiểu rõ tâm nguyện lúc sinh thời của Nhạc Phi, vua Minh Thái Tổ lại truy phong cho Nhạc Phi thành Tần Hoàng Hán Võ Đường Tống Minh Tổ chủ soái (nghĩa là "Ông tổ chủ soái của các đời vua Tần Thủy Hoàng, vua Hán Vũ Đế và các thời đại nhà Đường, nhà Tống, nhà Minh").
Năm 1502 (đời vua Minh Hiếu Tông) có một người tên là Triệu Khoan đã khắc bài thơ "Mãn giang hồng" ("Máu đầy sông") của Nhạc Phi lên trên một tấm bia tại lăng mộ của Nhạc Phi ở Hàng Châu.[267] Mục đích của Triệu Khoan là để bày tỏ tình cảm yêu nước đang dâng cao vào thời điểm đó, khoảng 4 năm sau khi tướng nhà Minh là Vương Nhạc giành chiến thắng trước người Ngõa Lạt (người Oirat) gần Hạ Lan sơn ở Nội Mông.[267]
Cùng với Lý Cương, Triệu Đỉnh, Hàn Thế Trung, Văn Thiên Tường, Nhạc Phi là 1 trong 5 vị quan trong thời Nam Tống được thờ trong Chiêu Huân Các tại Lịch đại Đế Vương miếu[268] (历代帝王庙) được nhà Minh, nhà Thanh xây dựng. Văn thần, võ tướng được thờ ở Lịch đại Đế vương miếu này phải là những người nổi danh trong lĩnh vực chính trị và quân sự, tài ba trong việc triều chính hoặc cầm quân đánh trận, đạt được thành tựu đặc biệt trong những việc như: phò tá sáng lập triều đại; gánh vác trọng trách bảo vệ biên cương, bảo vệ hoàng triều; tài năng kinh bang tế thế, phụ chính trung thành; hoặc những nỗ lực khác trong suốt sự nghiệp với tinh thần trung quân ái quốc.[269]
Vài trăm năm sau, có người cử nhân tên Tần Giản Tuyền, hậu nhân của dòng tộc họ Tần đời nhà Thanh (1636 - 1912), cùng quê Giang Ninh với Tần Cối. Mọi người đều nghĩ Tần Giản Tuyền là hậu nhân của Tần Cối. Một lần đến bờ Tây Hồ, Hàng Châu, người quanh đó xin Tần Giản Tuyền viết câu đối đề miếu Nhạc Phi. Không đành lòng từ chối, Tần Giản Tuyền đứng trước tượng của Nhạc Phi suy nghĩ một hồi rồi sau đó lấy giấy ra viết câu đối như sau:
"Nhân tòng Tống hậu hãn danh Cối,
Ngã đáo phần tiền hối tính Tần."
Tạm dịch:
"Từ sau đời Tống, ít tên Cối,
Tôi trước mộ ông, thẹn họ Tần"
Quê hương Nhạc Phi tại huyện Thang Âm, tỉnh Hà Nam có miếu Nhạc Phi. Trong miếu có tượng Nhạc Phi ngồi giữa, bên trái tượng Nhạc Phi là tượng toàn thân Ngỗi Thuận. Đó là do nhân dân góp tiền xây dựng lên.
Năm 1750 vua Càn Long nhà Thanh đi vi hành đến quê nhà của Nhạc Phi ở huyện Thang Âm, Hà Nam để tìm hiểu về Nhạc Phi. Cảm động trước cái chết của Nhạc Phi, vua Càn Long cho khắc một bài thơ lên một tấm văn bia ở Miếu Nhạc Phi ở Tân Trịnh, Hà Nam, Trung Quốc.
Năm 1788 nhà văn Nguyễn Du của nước Đại Việt đi chu du sang nhà Thanh (đời vua Càn Long). Nguyễn Du cùng Nguyễn Đại Lang (Nguyễn Đăng Tiến) có ghé thăm Miếu thờ và ngôi mộ của Nhạc Phi ở Hàng Châu. Tại mộ Nhạc Phi, Nguyễn Du viết bài thơ "Nhạc Vũ Mục mộ" (岳武穆墓, nghĩa là "Mộ Nhạc Vũ Mục") có nội dung như sau:
Nhạc Vũ Mục mộ
"Trung nguyên bách chiến xuất anh hùng,
Trượng bát thành thương lục thạch cung.
Tướng phủ dĩ thành tam tự ngục,[270]
Quân môn do tích thập niên công.[271]
Giang hồ xứ xứ không Nam quốc,
Tùng bách tranh tranh ngạo bắc phong.
Trường vọng Lâm An[272] cựu lăng miếu,
Thê Hà[273] sơn tại mộ yên trung."
Tạm dịch:
Mộ Nhạc Vũ Mục
"Thương dài trượng tám, cung ngàn cân
Bách chiến Trung Nguyên tướng xuất thần
Ba chữ tội dành nơi phủ tướng
Mười năm công bỏ chốn ba quân
Sông hồ vắng bóng trời Nam Tống
Tùng bách đương đầu gió bắc căm
Buồn ngóng kinh thành lăng miếu cũ
Thê Hà núi ngập khói chiều hôm."
Năm 1790 vua Quang Trung của nước Đại Việt phái Ngô Thì Nhậm đi sứ sang nhà Thanh (đời vua Càn Long). Ngô Thì Nhậm có ghé thăm mộ của Nhạc Phi ở Hàng Châu và viết bài thơ "Đề Nhạc Vũ Mục vương miếu" (nghĩa là "Đề miếu Nhạc Vũ Mục vương") có nội dung như sau:
Đề Nhạc Vũ Mục vương miếu
"Độ Hàng[274] sự thế tướng quân tu,
Thống ẩm Hoàng Long khí quán Ngưu.
Chính hữu yết kì kham báo quốc,
Kì như ý cẩm dĩ vong cừu.
[275]
Lưỡng Hà khốc bãi chư tù hạ,
[276]
Nhất nẫm hoan lai nhị đế[277] sầu.
Chung cổ Phong Ba đình[278] hạ quá,
Hồ quang sơn sắc hận du du!"
Tạm dịch:
Đề miếu Nhạc Vũ Mục vương
Nhục nỗi Cao tông chạy đất Hàng,
Hoàng Long chuốc rượu, khí ngang tàng!
Dựng cờ báo nước, mong còn những...
Mặc gấm quên thù, nghĩ chẳng đang,
Bọn giặc reo mừng, dân nhỏ lệ.
Hai vua sầu não, địch thêm lương.
Phong Ba đình ấy ai qua viếng,
Núi biếc hồ trong mối hận trường.
Sau đó Ngô Thì Nhậm lại ghé thăm Miếu thờ Nhạc Phi ở Yển Thành (thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc ngày nay) và viết bài thơ "Đề Yển Thành Nhạc vương miếu" (nghĩa là "Đề miếu Nhạc vương ở Yển Thành") có nội dung như sau:
Đề Yển Thành Nhạc vương miếu
"Tráng hoài khảng khái ẩm Hoàng Long,[279]
Thiết giáp, đâu mâu, khiếu xá không.
Hương đính nghinh sư, hân phụ lão,
Kim bài phụng chiếu, khấp anh hùng.
Thiên giao Nam Tống ngu hoà tự,
Nhân vị Trung Nguyên tích chiến công.[280]
Liệt phẫn do di cung kiếm địa,
Nhất đình tùng bách vãn hào phong."
Tạm dịch:
Đề miếu Nhạc vương ở Yển Thành
"Những mong uống rượu ở Hoàng Long,
Giáp trụ thân mang, miệng thét lừng.
Hương đội đón quân mừng phụ lão,
Bài vàng vâng chiếu, khổ anh hùng.
Trời xui Nam Tống ngu hòa ước,
Người hận Trung Nguyên tiếc chiến công.
Căm phẫn còn lưu nơi chiến trận,
Chiều hôm gió rít giữa sân tùng."
Năm 1870 vua Tự Đức của nước Đại Nam phái Nguyễn Hữu Lập, Phạm Hy Lượng và Trần Văn Chuẩn đi sứ sang nhà Thanh (đời vua Đồng Trị). Phạm Hy Lượng cũng ghé thăm mộ của Nhạc Phi ở Hàng Châu và viết bài thơ "Yết Nhạc vương từ" (謁岳王祠, nghĩa là "Thăm đền Nhạc vương") có nội dung như sau:
Yết Nhạc vương từ
"Thập nhị kim bài Tống quốc hư,
Thiên thu hạo khí bạc phù dư.
Anh hùng khuất tử tâm hà oán,
Miếu xã bình trầm sự mạc như.
Hà Bắc thư sinh lao khấu mã,[281]
Tây Hồ lão tử ổn kỳ (kỵ) lư.[282]
Thị thuỳ tụ thiết hoàn thành thố,
Chủ tận gian hình hận hữu dư."
Tạm dịch:
Thăm đền Nhạc vương
"Mười hai đạo chỉ Tống đành tan, Dù vạn đời sau chí khí tràn. Chết uổng anh hùng buông oán hận, Nổi chìm xã tắc nặng tâm can. Thư sinh phía bắc hoài can gián, Ông lão Tây Hồ được vững an. Ai quấn xích quanh tên phản bội, Chém đầu hết bọn nịnh chưa cam."
Trong "Quế sơn thi tập" của nhà thơ nước Đại Nam là Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) có bài thơ "Vịnh Nhạc Vũ Mục" (詠岳武穆) để ca ngợi công lao của Nhạc Phi. Nội dung bài thơ đó như sau:
Vịnh Nhạc Vũ Mục
"Sổ hàng kim tự đáo quân trung,
Thập tải hùng tâm nhất nhật không.
Thiên địa hà tâm lưu ngọc cối,[283]
Giang sơn hữu lệ đáo Hoàng Long.[284]
Không lưu nhân thế vô cùng hận,
Uổng phí sa trường kỷ độ công.
Đáo để anh hùng tâm tự bạch,
Bách niên thuỳ nịnh cánh thuỳ trung."
Tạm dịch:
Vịnh Nhạc Vũ Mục
"Kim bài mấy chữ tới quân trung,
Chí cả mười năm một sớm không.
Trời đất nỡ sinh điềm ngọc cối,
Non sông còn tiếc hẹn Hoàng Long!
Trăm năm nhân thế còn mang hận,
Mấy độ sa trường những uổng công.
Chỉ khách anh hùng lòng tự rõ,
Ở đời ai nịnh với ai trung?"
Tại Quảng Đông, quẩy có tên 油炸鬼 (Yau ja gwai, Phiên âm Hán Việt: Du tạc quỷ) có nghĩa là quỷ sứ bị rán bằng dầu - dầu thiêu quỷ. Theo truyền thuyết Trung Quốc thì cái tên này bắt nguồn từ câu chuyện Nhạc Phi bị vợ chồng Tần Cối và Vương thị hãm hại. Người Trung Quốc muốn nguyền rủa hai vợ chồng nhà này, bèn làm hai viên bột mì hình người dính vào nhau đem rán trong dầu, được gọi là “Du gia quỷ” hay “Dầu chá kuảy” hàm ý mong cho cặp vợ chồng kẻ phản nghịch bị nấu trong chảo dầu ở địa ngục. Âm “Kuảy” có nghĩa là quỷ mà cũng trùng âm là “Cối” tức là "Rán Tần Cối" (dầu chiên Tần Cối), nhằm đền tội cho việc hai người họ đã hãm hại Nhạc Phi và các trung thần đầu đời Nam Tống.[214][203]
Sau khi Nhạc Phi bị hại, ở kinh thành Lâm An, có người bán bánh rong, trong lúc ế khách lấy bột ra nặn 2 chiếc bánh hình người, một hình đàn ông là Tần Cối, một hình đàn bà là Vương Thị vợ hắn. Nặn xong, 2 cái bánh bị ném vào chảo mỡ sôi sùng sục. Người này rán chiếc bánh như đang hành hình hai kẻ bán nước hại dân để thỏa lòng căm tức. Dân chúng đi ngang qua, thấy lạ bèn đặt làm vài chiếc. Một đồn mười, mười đồn trăm, món bánh này ngày một lan rộng. Ngày nào cũng có người đến xếp hàng để chờ rán và ăn ngay tại chỗ.
Chuyện đến tai Tần Cối, hắn cho quân lính đến bắt cửa hàng bán bánh nọ. Nhưng do binh lính cũng đồng tình với lòng dân nên họ cố tình trùng trình đánh động để người bán bánh trốn thoát. Họ trốn khỏi kinh thành và tiếp tục bán bánh kiếm ăn. Nhưng do ở trong tình thế bị săn đuổi, phải cảnh giác ngó trước ngó sau, nên họ không còn đủ thời gian nặn bánh thành hình người như trước nữa mà chỉ còn vê hai thỏi bột dài rồi quấn vào nhau, giả làm 2 vợ chồng Tần Cối.
Thấy bánh dễ làm, lại ăn ngon, món đó được lan truyền rộng rãi khắp nước. Tên của món bánh đó là “Du Gia Quỷ” tức là Con Quỷ bị chan (gia) dầu (Du) lên người, cũng có nơi gọi là “du thiêu quỷ” , “dầu thiêu quỷ” … đều có nghĩa là con quỷ bị chiên trong vạc dầu. Món bánh này phổ biến sang tận Việt Nam và “Du Gia Quỷ” được đọc thành “Dầu Cháo Quẩy”, có người gọi tắt là “cháo quẩy” hay ngắn gọn là “quẩy”. Trong hai tên tiếng Việt giò cháo quẩy và dầu cháo quẩy hai chữ giò/dầu và quẩy là từ âm Hán-Việt (thường gọi âm như vậy là một loại của âm Nôm) của (油) và quỷ (鬼). Giò cháo quẩy là tên bắt nguồn từ tiếng Quảng Đông. Người Trung Quốc ngày nay rất hay ăn kèm món này với cháo, người Việt Nam thì hay ăn với Phở.
Ngàn năm sau nữa món Quẩy chắc vẫn còn tồn tại và câu chuyện về chiếc bánh, nỗi nhục của một kẻ bán nước như Tần Cối thì muôn đời không gột rửa được.
Sau khi Tần Cối chết vào năm 1155, theo dân gian kể thì thân thể Tần Cối bị đọa địa ngục nhận tội, sau gần 800 năm, vào thời Trung Hoa Dân Quốc (1912 - 1949), có người bị chết lâm sàng, xuống địa ngục rồi hoàn dương sống lại. Người đó nói rằng Tần Cối vẫn còn ở dưới địa ngục chịu khổ.
ROCS Yueh Fei (FFG-1106), một khinh hạm tên lửa dẫn đường lớp Cheng Kung của Hải quân Trung Hoa Dân Quốc, được đặt theo tên của danh tướng Trung Quốc là Nhạc Phi (Yueh Fei).[285] Nó là con tàu thứ tư của lớp Cheng Kung.
Các khinh hạm lớp Cheng Kung dựa trên lớp Oliver Hazard Perry của Mỹ và có nhiều đặc điểm giống nhau, điểm khác biệt chính là được trang bị tên lửa đất đối đất Hsiung Feng II và Hsiung Feng III của Đài Loan và các cảm biến khác nhau.
Con tàu ROCS Yueh Fei này được đặt vào ngày 5 tháng 9 năm 1992 bởi tập đoàn China SB Corp. tại xưởng của họ ở Thành phố Cao Hùng, Đài Loan. Tàu khu trục nhỏ được hạ thủy vào ngày 26 tháng 8 năm 1994 và được đưa vào hoạt động tại ROCN vào ngày 7 tháng 2 năm 1996.
Vị thế anh hùng dân gian của Nhạc Phi được củng cố trong triều đại nhà Nguyên (1271 - 1368) và có tác động lớn đến văn hóa Trung Quốc.[286] Các đền thờ và đền thờ Nhạc Phi được xây dựng vào thời nhà Minh (1368 - 1644). Lời bài hát quốc ca của Trung Hoa Dân Quốc trong chiến tranh thế giới thứ hai được cho là do Nhạc Phi viết vào mấy thế kỷ trước.[287]
Nhạc Phi cũng vài lần được đề cập như là một vị thần hộ pháp bên cạnh thần hộ pháp Wen Taibao.
Tại một số thời điểm, Nhạc Phi không còn là anh hùng dân tộc của toàn Trung Quốc nữa, chẳng hạn như vào năm 2002, khi hướng dẫn chính thức dành cho giáo viên lịch sử nói rằng Nhạc Phi không thể mang danh hiệu đó nữa. Điều này là do Nhạc Phi đã bảo vệ nhà Tống khỏi người Nữ Chân nước Kim, những người hiện tại đã được coi là một phần của quốc gia Trung Quốc. Do đó, mối quan tâm về "sự thống nhất của các dân tộc" ở Trung Quốc chiếm ưu thế. Kết quả Nhạc Phi được coi là anh hùng của chỉ cho một nhóm nhỏ ở Trung Quốc chứ không phải "toàn bộ quốc gia Trung Quốc như được định nghĩa hiện nay".[288] Tuy nhiên, cả Bộ Giáo dục Trung Quốc và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc đều phủ nhận những tuyên bố đó và vẫn đề cập rõ ràng Nhạc Phi là anh hùng dân tộc của toàn Trung Quốc.[289][290] Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng tiếp tục coi Nhạc Phi là anh hùng dân tộc của toàn Trung Quốc.[291]
Ngày nay, trong chương trình giảng dạy của trường tiểu học tại Trung Quốc ngày nay học sinh được học ít nhất một bài về Nhạc Phi.
Trong số các hậu duệ của Nhạc Phi có Nhạc Thăng Long (岳昇龍) và con trai của Nhạc Thăng Long là Nhạc Chung Kỳ (岳鍾琪, 1686 - 1754) làm quan cho nhà Thanh (1636 - 1912),[292] từng giữ chức Binh bộ thương thư (兵部尚書) kiêm Tổng đốc các tỉnh Thiểm Tây và Cam Túc dưới thời trị vì của vua Ung Chính (1722 - 1735). Nhạc Chung Kỳ chinh phục Tây Tạng cho nhà Thanh năm 1720 trong chiến tranh giữa nhà Thanh và Hãn quốc Chuẩn Cát Nhĩ (1687 - 1758) và tấn công Hãn quốc Chuẩn Cát Nhĩ tại Ürümqi ở Tân Cương.[293][294] Người Ngõa Lat (người Oirat) chiến đấu với Nhạc Chung Kỳ.[295] Nhạc Chung Kỳ sống tại Dinh thự Ji Xiaolan ở Bắc Kinh.
Một hậu duệ đáng chú ý khác của Nhạc Phi là Nhạc Dĩ Cầm (樂以琴, 1914 - 1937), một quân át chủ bài của Trung Hoa Dân Quốc trong Chiến tranh Trung - Nhật lần thứ hai (1937 - 1945).[296]
Vào năm 2011, hai hậu duệ của Nhạc Phi là Nhạc Tuấn và Nhạc Hải Tuấn cùng với sáu thành viên trong gia tộc của họ Nhạc, đã phản đối bức tượng Tần Cối của Bảo tàng sản xuất tơ lụa hoàng gia Giang Ninh. Điều này cho thấy rằng ngay cả sau nhiều thế kỷ, gia đình họ Nhạc vẫn ghét Tần Cối và những kẻ âm mưu cùng Tần Cối hãm hại tổ tiên của họ. Có thông tin cho rằng các thành viên nam giới của gia đình họ Nhạc không được phép kết hôn với bất kỳ ai có họ là Tần cho đến năm 1949, và các ghi chép về phả hệ chứng thực rằng quy tắc này hiếm khi bị phá vỡ trước khi nó bị vô hiệu hóa.[297] Vào năm 2017, có báo cáo rằng có 1,81 triệu người là hậu duệ của Nhạc Phi ở Trung Quốc và chỉ riêng số lượng hậu duệ của Nhạc Phi ở tỉnh An Huy đã tăng lên hơn 1.003.000 người.[298]
Trong gần 20 năm chiến đấu chống quân Kim, Nhạc Phi đã trải qua 126 trận, chưa bại trận nào, không hổ danh là Thường thắng tướng quân. Lịch sử gọi Nhạc Phi là người văn võ mưu trí, có những ưu điểm của Hàn Tín, Bành Việt, Chu Bột, Quán Anh, tác phong của Gia Cát Khổng Minh (Tống sử, Nhạc Phi truyện). Mỗi lần sắp vào cuộc chiến, Nhạc Phi đều triệu các chỉ huy để bàn bạc, mưu định xong mới đánh, cho nên mỗi lần đánh nhau ông đều chiến thắng. Bất ngờ gặp địch, ông không hề nao núng, người Kim có câu:
Sử gia Thoát Thoát trong Tống sử có chê trách vua Tống Cao Tông tín nhiệm gian thần Tần Cối hại chết cha con Nhạc Phi:
Là một viên tướng can đảm và hiểu biết chiến thuật, Nhạc Phi đã giành được nhiều thắng lợi trong các trận chiến chống lại quân đội nhà Kim. Chiếm ưu thế do những khó khăn mà quân kỵ binh của đối phương gặp phải trong địa hình đồi núi của miền nam Trung Quốc, ông đã giành được những thắng lợi mặc dù quân của ông nói chung là ít hơn. Quân của ông đã thành công trong việc giữ vững lãnh thổ nhà Tống phía nam sông Dương Tử, giành lại lãnh thổ nhà Tống phía nam sông Hoài và sông Hoàng Hà, quy phục vô số nghĩa quân kháng Kim ở phía bắc sông Hoàng Hà. Tuy nhiên, cố gắng của ông nhằm thu hồi các vùng đất phía bắc mà nhà Nam Tống đã đánh mất trước đó đã bị các quan lại phe chủ hòa do vua Tống Cao Tông và Tần Cối chống lại, vì họ cho rằng chiến tranh kéo dài có thể sẽ quá rủi ro và tốn kém, còn Tần Cối thì thân ở Tống nhưng luôn làm những việc có lợi cho Kim.
Sử gia James T.C. Liu đời sau có giả thuyết là vua Tống Cao Tông mượn tay Tần Cối để diệt trừ Nhạc Phi. Có rất nhiều lý do:
Truyền thuyết cũng nói rằng những kẻ có ý định xử tội Nhạc Phi đã bị hồn ma của ông săn đuổi và phải tự sát.
Cũng có truyền thuyết nói Nhạc Phi là con chim Đại Bằng bên cạnh Phật tổ còn vợ của Tần Cối là con dơi Nữ Thổ Bức trong nhị thập bát tú. Vì tính tình nóng nảy nên đã giết chết con dơi khi đang nghe Phật tổ thuyết pháp (do con dơi đó đánh rắm), tạo nghiệt chướng nên bị đày xuống trần để trả món nợ cho vợ Tần Cối. Truyền thuyết này được ghi lại trong tiểu thuyết dã sử Thuyết Nhạc toàn truyện (bản dịch ở Việt Nam là Nhạc Phi diễn nghĩa).
Một bộ bài Nhạc Phi đã được bán như một phần của năm chiến binh nổi tiếng của Trung Quốc — Quan Vũ, Hoa Mộc Lan, Kiệt Quý, Tôn Tử, and Nhạc Phi — trong phần tiếng Trung của second set of world cultures được sản xuất bởi Anachronism vào tháng 6 năm 2005.[321] Vào tháng 7 năm 2005, gói lá bài được sử dụng cho khuyến mại trong đó một người sẽ nhận được nó hoặc gói lá bài Robin Hood nếu họ gửi nhãn UPC trên ba gói chiến binh (từ bất kỳ nền văn hóa nào) hoặc một chiến binh và một bộ khởi đầu. Vào tháng 4 năm 2006, người chơi có thể gửi UPC gồm bốn gói chiến binh hoặc hai gói chiến binh và một người bắt đầu để chọn giữa các lá bài khuyến mãi từ bộ hai và ba, bao gồm Nhạc Phi, Robin Hood, Siegfried hoặc Black Hawk. Tuy nhiên, với việc phát hành bộ thứ sáu vào tháng 8 năm 2006, các gói Nhạc Phi và Robin Hood không còn nữa.[322]
Trong số Ngũ hành Trung Quốc được sử dụng để mô tả các thuộc tính của chiến binh, Nhạc Phi được liệt kê dưới nước, đại diện cho trí thông minh. Ông có tám điểm sinh mệnh, một điểm tốc độ, ba điểm kinh nghiệm và một điểm sát thương. Lá bài chính mang tên Nhạc Phi là lá bài thứ 46 trong số 100 lá bài được sản xuất cho set two.[323] Bốn lá bài khác tạo nên toàn bộ bộ bài (#46-50/100) thể hiện nhiều sự kiện khác nhau trong cuộc đời và binh nghiệp của ông. Lá bài 47, có tiêu đề Jin Cheng Bao Guo, mô tả mẹ ông tặng ông hình xăm "Tận trung báo quốc" nổi tiếng trên lưng ông. Lá bài 48, có tiêu đề Dao, cho thấy Nhạc Phi đang chặn đòn tấn công bằng giáo của một người lính Nữ Chân nước Kim bằng kiếm rộng Trung Quốc. Lá bài 49, có tiêu đề Hu Xiong Jia, mô tả Nhạc Phi sử dụng tấm che ngực của áo giáp để làm chệch hướng đòn tấn công bằng giáo của một người lính Nữ Chân, đồng thời chộp lấy cánh tay cực của vũ khí bằng một đòn lòng bàn tay. Lá bài 50, có tiêu đề Ba Duan Jin, miêu tả Nhạc Phi đang dạy binh lính của mình bài tập khí công Bát đoạn cẩm mà thường được gán cho vị tướng này.[324]
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.