From Wikipedia, the free encyclopedia
Mã Hàn từng là một liên minh lỏng lẻo của các tiểu quốc bộ tộc tồn tại từ khoảng thế kỷ 1 TCN đến thế kỷ to 3 CN tại nam bộ bán đảo Triều Tiên thuộc các vùng Chungcheong và Jeolla.[1] Phát sinh từ sự hợp nhất của những người Cổ Triều Tiên di cư và liên minh Thìn Quốc. Mã Hàn là một trong Tam Hàn, cùng với Biện Hàn và Thìn Hàn. Bách Tế ban đầu chỉ là một tiểu quốc bộ lạc thành viên, nhưng về sau đã nổi lên và trở thành một trong Tam Quốc Triều Tiên.[1]
Mã Hàn | |
Hangul | 마한 |
---|---|
Hanja | 馬韓 |
Romaja quốc ngữ | Mahan |
McCune–Reischauer | Mahan |
Hán-Việt | Mã Hàn |
Mã Hàn hầu như chắc chắn đã phát triển từ xã hội đồ đồng vào thế kỷ 3 đến thế kỷ 2 TCN, tiếp tục thu nhận những người di cư từ phương bắc trong các thế kỷ tiếp theo. Chuẩn Vương của vương quốc Cổ Triều Tiên ở phía bắc bán đảo, bị mất ngai vàng về tay Vệ Mãn (Wiman), đã chạy sang Thìn Quốc ở miền nam bán đảo trong khoảng 194 TCN-180 TCN.[1] Ông cùng những người đi theo đã thành lập một căn cứ trong lãnh thổ Thìn Quốc. Không chắc là Mã Hàn đã chinh phục các cùng đất khác hay phát sinh từ thực thể này, song Mã Hàn chắc chắn đã chịu ảnh hưởng bởi của dòng văn hóa miền bắc.
Việc di cư tiếp tục sau sự sụp đổ của Cổ Triều Tiên và Trung Quốc thành lập các quận ở khu vực Liêu Ninh[2][3][4][5][6] ngày nay vào năm 108 TCN. Điều này được mô tả trong biên niên sử Tam quốc chí của Trung Quốc và sau dó khá lâu là Tam quốc di sự và Tam quốc sử ký của Triều Tiên.
Trong thế kỷ 1 CN, tiểu quốc Nguyệt Chi/Mộc chi (月支/目支, Wolji/Mokji) được hình thành và lãnh đạo liên minh Mã Hàn, đã thất bại trong cuộc chiến với Bách Tế, một thành viên khác của Mã Hàn, và mất toàn bộ lưu vực sông Hán ngày nay. Nhưng Tam quốc chí chép rằng Mã Hàn thất thủ trong các cuộc chiến với Lạc Lãng quận và Đới Phương quận năm 246 CN.[7][8][9] Dưới áp lực liên tiếp từ Bách Tế, chỉ 20 tiểu quốc bộ lạc của Mã Hàn còn tòn tại cho đến cuối thế kỷ thứ 3. Bách Tế cuối cùng đã hợp chinh phục tất các các tiểu quốc này vào thế kỷ thứ 5,[10] phát triển thành một trong Tam Quốc Triều Tiên, cùng với Tân La và Cao Câu Ly.
Các vị thủ lĩnh Mã Hàn thỉnh thoảng gọi mình là "Thìn Quốc vương," để đề cập đến Thìn Quốc trước đó và khẳng định có danh nghĩa trên khắp Tam Hàn. Một sự thịnh vượng trong các hiện vật đồ đồng và những hành hóa dược sản xuất chứng minh rằng Mã Hàn chắc chắn là nơi phát triển sớm nhất trong Tam Hàn.[11] Vào thời đỉnh cao, Mã Hàn bao phủ phần lớn lưu vực sông Hán và các khu vực Gyeonggi, Chungcheong, và Jeolla, mặc dù thực thể chính trị mạnh nhất là Mục Chi Quốc (목지국, 目支國, Mokji) tại Cheonan, Chungcheong ngày nay.[12]
Các sử gia Cao Ly xác định Mã Hàn, Thìn Hàn và Biện Hàn tương ứng với Cao Câu Ly, Tân La và Bách Tế, với các tư liệu như Tam quốc sử ký, Tam quốc di sự và đế vương vận kỉ. Như vậy, thuật ngữ Tam Hàn đôi khi đồng nghĩa với Tam Quốc. Quan điểm lịch sử này được Choe Chiwon (Thôi Trí Viễn) đưa ra, ông là một nhà Nho học và sử gia nổi tiếng vào cuối thời Tân La. Ngoại trừ vị trí địa lý của Mã Hàn, "Tống sử" xác định nguồn gốc dân tộc của Định An Quốc, một quốc gia kế tục của vương quốc Bột Hải, là người Mã Hàn.
Vào cuối thời Triều Tiên, học giả Thực học Han Baek-gyeom đã nhấn mạnh mối liên hệ giữa Mã Hàn và Bách Tế trên phương diện địa lý. Tuy nhiên điều này đã bị chi trích.
Thụy hiệu | Tên | Thời gian tại vị |
---|---|---|
Vũ Khang Vương (Ai Vương) 武康王(哀王) |
Tử Chuẩn 子準 |
161 TCN—157 TCN |
An Vương 安王 |
Tử Kham 子龕 |
157 TCN—132 TCN |
Huệ Vương 惠王 |
Tử Thực 子寔 |
132 TCN—121 TCN |
Minh Vương 明王 |
Tử Vũ 子武 |
121 TCN—90 TCN |
Hiếu Vương 孝王 |
Tử Hanh 子亨 |
91 TCN—51 TCN |
Tương Vương 襄王 |
Tử Tiếp 子燮 |
51 TCN—46 TCN |
Nguyên Vương 元王 |
Tử Cần 子勤 |
46 TCN—20 TCN |
Kê Vương 稽王 |
Tử Trinh 子貞 |
20 TCN—2 CN |
Tử Học 子學 |
2 CN-? |
Theo Tam quốc chí, Mã Hàn gồm có 54 tiểu quốc bộ lạc[11], mỗi tiểu quốc có một vạn gia đình:
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.