Cơ quan của Quốc hội Việt Nam From Wikipedia, the free encyclopedia
Hội đồng dân tộc là cơ quan chịu trách nhiệm về vấn đề dân tộc của Quốc hội Việt Nam. Cơ quan có chức năng giám sát hoạt động của Chính phủ, Nhà nước về các vấn đề dân tộc, đồng thời là cơ quan tham mưu về chính sách, nghị định cho Ủy ban Dân tộc và Chính phủ.
Bài này không có nguồn tham khảo nào. |
Khóa thứ XV (năm 2021 - nay) Thành viên | |
Chủ tịch | Y Thanh Hà Niê Kđăm |
---|---|
Phó Chủ tịch | Nguyễn Lâm Thành Cao Thị Xuân Trần Thị Hoa Ry Quàng Văn Hương Đinh Thị Phương Lan |
Cơ cấu tổ chức | |
Cơ quan chủ quản | Ủy ban Thường vụ Quốc hội |
Cấp hành chính | Cấp Nhà nước |
Văn bản Ủy quyền | Hiến pháp Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam |
Quy định-Luật tổ chức | Luật Tổ chức Quốc hội |
Bầu bởi | Quốc hội |
Phương thức liên hệ | |
Trụ sở | |
Địa chỉ | Tòa nhà Quốc hội, số 2 đường Độc Lập, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội |
Trang web | quochoi.vn/hoidongdantoc |
Hội đồng Quốc hội còn giám sát hoạt động của các Ban Dân tộc tại các địa phương, về ngân sách, chính sách, quyết định của Ủy ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân các tỉnh và thành phố.
Hội đồng Dân tộc có nhiệm vụ và quyền hạn sau[1]:
Hội đồng Dân tộc tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.[2]
Khi Hội đồng Dân tộc quyết định vấn đề thuộc về một dân tộc mà đại biểu dân tộc đó không tán thành thì Hội đồng báo cáo xin ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; trong trường hợp thật cần thiết trình Quốc hội xem xét và quyết định.
Trong trường hợp Hội đồng Dân tộc bàn quyết định vấn đề thuộc về một dân tộc mà dân tộc đó không có đại diện trong Hội đồng Dân tộc, thì phải tham khảo ý kiến của đại diện Dân tộc đó trước khi quyết định. Từ đó đưa ra những vấn đê cần phải bàn luận trong các vấn đề mà các dân tộc đang và sẽ cần đến
Hội đồng Dân tộc chịu trách nhiệm và báo cáo hoạt động của mình trước Quốc hội; trong thời hạn giữa hai kỳ họp Quốc hội, báo cáo hoạt động trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban.
Cơ quan và viên chức Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân trong phạm vị nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tạo điều kiện để Hội đồng Dân tộc thực hiện nhiệm vụ.
Quốc hội bầu Chủ tịch, các phó Chủ tịch, các uỷ viên Hội đồng Dân tộc trong số đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá Quốc hội. Khi cần thiết, Quốc hội có thể bầu bổ sung hoặc thay đổi thành viên của Hội đồng Dân tộc.
Chủ tịch, các Phó chủ tịch và một số uỷ viên được Hội đồng Dân tộc cử hợp thành Thường trực Hội đồng.
Thường trực Hội đồng có nhiệm vụ:
Thường trực Hội đồng có trách nhiệm tạo điều kiện cho các Uỷ viên của Hội đồng hoạt động.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc có nhiệm vụ:
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc giúp Chủ tịch Hội đồng thực hiện nhiệm vụ và được giao phụ trách một số công tác của Hội đồng; trong số các Phó chủ tịch có một Phó chủ tịch được Hội đồng cử làm Phó chủ tịch thường trực.
Khi Chủ tịch vắng mặt, Phó chủ tịch thường trực điều hành công việc Hội đồng.
Uỷ viên Hội đồng Dân tộc có trách nhiệm tham gia hoạt động của Hội đồng; thực hiện nhiệm vụ công tác được Hội đồng giao; giữ mối liên hệ thường xuyên với Hội đồng, tham gia góp ý và gửi báo cáo vấn đề Hội đồng yêu cầu và Uỷ viên quan tâm.
Phiên họp của Hội đồng Dân tộc có thể được tiến hành trong thời gian kỳ họp Quốc hội hoặc giữa 2 kỳ họp Quốc hội
Các thành viên của Hội đồng có trách nhiệm tham gia dự phiên họp của Hội đồng; trong trường hợp không tham dự được phải báo cáo lý do với Chủ tịch Hội đồng.
Biên bản và hồ sơ của phiên họp được lập và lữu trữ theo quy định của Nhà nước.
Chức vụ | Tên | Ghi chú |
---|---|---|
Chủ tịch | Y Thanh Hà Niê Kđăm | Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội |
Phó Chủ tịch | Quàng Văn Hương | Bí thư Chi bộ Dân tộc; Phó Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc. |
Đinh Thị Phương Lan | Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Mông Cổ | |
Trần Thị Hoa Ry | Phó Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Campuchia | |
Nguyễn Lâm Thành | Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Brazil | |
Cao Thị Xuân | Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Rumani | |
Ủy viên Thường trực | Bế Trung Anh | Phó Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Argentina |
Lưu Văn Đức | Phó Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Ấn Độ | |
Leo Thị Lịch | Phó Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Chile | |
Ủy viên chuyên trách | Tráng A Dương | Phó Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Maroc |
Lê Nhật Thành | Phó Chủ tịch Nhóm nghị sĩ Việt Nam - Palestines |
Hội đồng dân tộc của Quốc hội Việt Nam khóa XIV (2016-2021) gồm có 47 thành viên:[3]
Thứ tự | Họ tên | Ngày sinh | Ngày mất | Nhiệm kỳ | Thời gian tại nhiệm | Quốc hội khóa |
---|---|---|---|---|---|---|
1 | Hoàng Trường Minh (Người Tày) |
3 tháng 8 năm 1922 | 12 tháng 10 năm 1989 | 26/4/1981 - 19/4/1987 | 5 năm, 358 ngày | Quốc hội khóa VII |
2 | Thượng tướng Đàm Quang Trung (Người Tày) |
12 tháng 9 năm 1921 | 3 tháng 3 năm 1995 | 19/4/1987 - 28/6/1988 | 1 năm, 70 ngày | Quốc hội khóa VIII |
3 | Y Ngông Niê Kdăm (Người Ê đê) |
13 tháng 8 năm 1922 | 9 tháng 5 năm 2001 | 28/6/1988 - 20/7/1997 | 9 năm, 22 ngày | Quốc hội khóa VIII,IX |
4 | Cư Hòa Vần (Người Mông) |
15 tháng 5 năm 1935 | 17 tháng 8 năm 2010 | 20/7/1997 - 12/8/2002 | 5 năm, 23 ngày | Quốc hội khóa X |
5 | Tráng A Pao (Người H'Mông) |
1 tháng 12 năm 1945 | 24 tháng 12 năm 2015 | 12/8/2002 - 20/5/2007 | 4 năm, 281 ngày | Quốc hội khóa XI |
6 | Ksor Phước (Người Jrai) |
8 tháng 2 năm 1954 | 20/5/2007 - 5/4/2016 | 8 năm, 321 ngày | Quốc hội khóa XII,XIII | |
7 | Hà Ngọc Chiến (Người Tày) |
11 tháng 12 năm 1957 | 5/4/2016 - 21/7/2021 | 5 năm, 107 ngày | Quốc hội khóa XIV | |
8 | Y Thanh Hà Niê Kđăm (Người Ê đê) |
23 tháng 12 năm 1973 | 21/7/2021 - nay | 3 năm, 111 ngày | Quốc hội khóa XV | |
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.