Chung kết Grand Prix Trượt băng nghệ thuật (tên tiếng Anh: Grand Prix of Figure Staking Final, thường được gọi tắt là Grand Prix Final hoặc GPF) là một cuộc thi trượt băng nghệ thuật quốc tế dành cho các vận động viên thi đấu ở cấp độ trưởng thành, được tổ chức thường niên vào cuối năm, tức nửa đầu mùa giải. Cuộc thi bao gồm các nội dung: đơn nam, đơn nữ, trượt đôi và khiêu vũ trên băng. Trong một mùa giải, xét về mức độ quan trọng, GPF chỉ đứng thứ hai sau Giải vô địch thế giới, xếp trên Giải vô địch châu Âu và Giải vô địch Tứ châu lục.
Lịch sử
GPF được tổ chức lần đầu tiên vào mùa giải 1995-1996 với tên gọi Champions Series Final và được đổi tên thành Grand Prix Final kể từ mùa giải 1998-1999.
Tiêu chuẩn tham dự
Các vận động viên phải tham gia tối đa 2 trong 6 giải đấu thuộc chuỗi Grand Prix, vận động viên phải là hạt giống (dựa vào thứ hạng tại Giải vô địch thế giới mùa giải trước đó, cũng như Bảng xếp hạng của Liên đoàn trượt băng quốc tế[1]) hoặc được nước đăng cai mời thi đấu. Tùy vào vị trí đạt được trong mỗi giải đấu Grand Prix, vận động viên sẽ nhận được số điểm tích lũy tương ứng theo quy định qua từng thời kỳ của Liên đoàn trượt băng quốc tế. 6 vận động viên có tổng điểm cao nhất trong mỗi nội dung sẽ đủ điều kiện tham dự Chung kết Grand Prix[2].
Hiện tại 6 giải đấu con thuộc hệ thống Grand Prix bao gồm:
- Skate America: Được tổ chức lần đầu vào năm 1979 dưới tên gọi Norton Skate. Giải đấu này trở thành một phần của chuỗi Grand Prix kể từ năm 1995.
- Skate Canada International: Được tổ chức lần đầu vào năm 1973 và trở thành một phần của Grand Prix từ năm 1995.
- Cup of China: Được tổ chức lần đầu vào năm 2003 và trở thành một phần của Grand Prix trong cùng năm nhằm thay thế cho giải Grand Prix của Đức.
- Internationaux de France: Được tổ chức lần đầu vào năm 1987, từng thay đổi tên gọi nhiều lần: 1987-1993: Grand Prix International de Paris, 1994-1995: Trophée de France, 1996-2003: Trophée Lalique, 2004-2015: Trophée Éric Bompard). Giải đấu này trở thành một phần của Grand Prix từ năm 1995.
- Rostelecom Cup: Được tổ chức lần đầu vào năm 1996 với tên gọi Cup of Russia và trở thành một phần của chuỗi Grand Prix trong cùng năm. Đến năm 2009, giải đấu này được đổi tên thành Rostelecom Cup.
- NHK Trophy: Được tổ chức lần đầu vào năm 1979, tham gia vào chuỗi Grand Prix từ năm 1995.
Vận động viên giành huy chương
V: Huy chương vàng; B: Huy chương bạc; Đ: Huy chương đồng.Tổng hợp theo nội dung
Mùa giải | Thành phố đăng cai | Đơn nam | Đơn nữ | Trượt đôi | Khiêu vũ trên băng |
---|---|---|---|---|---|
1995-1996 | Paris | V: Alexei Urmanov | V: Michelle Kwan | V: Evgenia Shishkova / Vadim Naumov | V: Oksana Grishuk / Evgeni Platov |
1996-1997 | Hamilton | V: Elvis Stojko | V: Tara Lipinski | V: Mandy Wötzel / Ingo Steuer | V: Shae-Lynn Bourne / Viktor Kraatz |
1997-1998 | Munich | V: Ilia Kulik | V: Tara Lipinski | V: Elena Berezhnaya / Anton Sikharulidze | V: Oksana Grishuk / Evgeni Platov |
1998-1999 | Saint Petersburg | V: Alexei Yagudin | V: Tatiana Malinina | V: Shen Xue / Zhao Hongbo | V: Anjelika Krylova / Oleg Ovsyannikov |
1999-2000 [3] | Lyon | V: Evgeni Plushenko | V: Irina Slutskaya | V: Shen Xue / Zhao Hongbo | V: Marina Anissina / Gwendal Peizerat |
2000-2001 [4] | Tokyo | V: Evgeni Plushenko | B: Irina Slutskaya | V: Jamie Salé / David Pelletier | V: Barbara Fusar-Poli / Maurizio Margaglio |
2001-2002 [5] | Kitchener | V: Alexei Yagudin | B: Irina Slutskaya | V: Jamie Salé / David Pelletier | V: Shae-Lynn Bourne / Viktor Kraatz |
2002-2003[6] | Saint Petersburg | V: Evgeni Plushenko | V: Sasha Cohen | V: Tatiana Totmianina / Maxim Marinin | V: Irina Lobacheva / Ilia Averbukh |
2003-2004[7] | Colorado Springs | V: Emanuel Sandhu | V: Fumie Suguri | V: Shen Xue / Zhao Hongbo | V: Tatiana Navka / Roman Kostomarov |
2004-2005[8] | Bắc Kinh | V: Evgeni Plushenko | V: Irina Slutskaya | V: Shen Xue / Zhao Hongbo | V: Tatiana Navka / Roman Kostomarov |
2005-2006[9] | Tokyo | V: Stéphane Lambiel | V: Mao Asada | V: Tatiana Totmianina / Maxim Marinin | V: Tatiana Navka / Roman Kostomarov |
2006-2007[10] | Saint Petersburg | V: Brian Joubert | V: Kim Yuna
B: Mao Asada |
V: Shen Xue / Zhao Hongbo | V: Albena Denkova / Maxim Staviski |
2007-2008[11] | Turin | V: Stéphane Lambiel | V: Kim Yuna
B: Mao Asada |
V: Aliona Savchenko / Robin Szolkowy | V: Oksana Domnina / Maxim Shabalin |
2008-2009[12] | Goyang | V: Jeremy Abbott | V: Mao Asada
B: Kim Yuna |
V: Pang Qing / Tong Jian | V: Isabelle Delobel / Olivier Schoenfelder |
2009-2010[13] | Tokyo | V: Evan Lysacek | V: Kim Yuna | V: Shen Xue / Zhao Hongbo | V: Meryl Davis / Charlie White |
2010-2011[14] | Bắc Kinh | V: Patrick Chan | V: Alissa Czisny | V: Aliona Savchenko / Robin Szolkowy | V: Meryl Davis / Charlie White |
2011-2012[15] | Québec | V: Patrick Chan | V: Carolina Kostner | V: Aliona Savchenko / Robin Szolkowy | V: Meryl Davis / Charlie White |
2012-2013[16] | Sochi | V: Daisuke Takahashi
B: Yuzuru Hanyu Đ: Patrick Chan |
V: Mao Asada | Đ: Tatiana Volosozhar / Maxim Trankov | V: Meryl Davis / Charlie White |
2013-2014[17] | Fukuoka | V: Yuzuru Hanyu
B: Patrick Chan |
V: Mao Asada | V: Aliona Savchenko / Robin Szolkowy | V: Meryl Davis / Charlie White |
2014-2015[18] | Barcelona | V: Yuzuru Hanyu | V: Elizaveta Tuktamysheva | V: Meagan Duhamel / Eric Radford | V: Kaitlyn Weaver / Andrew Poje |
2015-2016[19] | Barcelona | V: Yuzuru Hanyu
Đ: Shoma Uno |
V: Evgenia Medvedeva | V: Ksenia Stolbova / Fedor Klimov | V: Kaitlyn Weaver / Andrew Poje |
2016-2017[20] | Marseille | V: Yuzuru Hanyu
Đ: Shoma Uno |
V: Evgenia Medvedeva | V: Evgenia Tarasova / Vladimir Morozov | V: Tessa Virtue / Scott Moir |
2017-2018[21] | Nagoya | V: Nathan Chen
B: Shoma Uno |
V: Alina Zagitova | V: Aliona Savchenko / Bruno Massot | V: Gabriella Papadakis / Guillaume Cizeron |
2018-2019[22] | Vancouver | V: Nathan Chen
B: Shoma Uno |
V: Rika Kihira | V: Vanessa James / Morgan Ciprès | V: Madison Hubbell / Zachary Donohue |
2019-2020 | Torino | V: Nathan Chen
B: Hanyu Yuzuru |
V: Alena Kostornaia | V: Sui Wenjing / Han Cong | V: Gabriella Papadakis / Guillaume Cizeron |
2020-2021 | Bắc Kinh |
Xếp hạng huy chương theo quốc gia
Hạng | Đoàn | Vàng | Bạc | Đồng | Tổng số |
---|---|---|---|---|---|
1 | Nga | 32 | 31 | 26 | 89 |
2 | Hoa Kỳ | 16 | 13 | 17 | 46 |
3 | Canada | 12 | 14 | 8 | 34 |
4 | Nhật Bản | 11 | 18 | 11 | 40 |
5 | Trung Quốc | 8 | 9 | 10 | 27 |
6 | Pháp | 6 | 5 | 12 | 23 |
7 | Đức | 6 | 3 | 4 | 13 |
8 | Hàn Quốc | 3 | 1 | 1 | 5 |
9 | Ý | 2 | 2 | 4 | 8 |
10 | Thụy Sĩ | 2 | 0 | 1 | 3 |
11 | Bulgaria | 1 | 1 | 2 | 4 |
12 | Uzbekistan | 1 | 0 | 0 | 1 |
13 | Tây Ban Nha | 0 | 2 | 1 | 3 |
14 | Ukraina | 0 | 1 | 0 | 1 |
15 | Litva | 0 | 0 | 3 | 3 |
Tổng số (15 đơn vị) | 100 | 100 | 100 | 300 |
Tham khảo
Wikiwand in your browser!
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.