From Wikipedia, the free encyclopedia
Chợ Việt Nam là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ bằng tiền tệ hoặc hiện vật trên địa bàn nước Việt Nam.
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Ngay từ thời nhà Lý, kinh đô Thăng Long đã có 4 chợ chính của 4 cửa thành Thăng Long: trong thành ngoài thị - đó là cấu trúc phân bố theo cư trú của người Việt.
Khu sinh sống chính của người Việt là lưu vực của các sông ngòi lớn nhỏ và rất tự nhiên. Cái chợ sẽ nằm tại các ngã ba nước để thuận tiện cho việc giao dịch trao đổi hàng hóa. Sử Việt còn ghi dưới thời Thái sư Trần Thủ Độ, Việt Nam có khoảng 100 chợ quê. Theo cấu trúc làng xã, Việt Nam còn có làng ven đồi và làng ven biển nữa. Làng ven đồi người dân làm nhà ở phía nam dãy đồi để tránh gió bấc thì cái chợ sẽ nằm phía nam cuối làng như chợ Tam Canh - Vĩnh Phú. Với làng ven biển, có chợ cá họp sát ngay mép sóng như chợ Báng, chợ Hàn ở Nha Trang. Đến thế kỷ 16 xuất hiện giao lưu quốc tế nên có cảng thị. Cảng biển cũng là cái chợ mở ra thông thương với bên ngoài mà thôi. Sang thế kỷ 19, văn minh đường cái mở ra, lại thêm cái chợ đường cái họp nơi ngã ba đường như chợ Bần bán tương nổi tiếng. Chung quy lại, chợ Việt Nam là chợ ngã ba và phổ biến nhất, cổ truyền nhất là cái ngã ba nước...
Giải thích về những cái tên chợ Xanh, chợ Rồng xuất hiện ở rất nhiều nơi. Chợ bán rau thì gọi là chợ Xanh (xanh như rau), chợ bán tôm cá gọi là chợ Rồng. Chợ Xanh đâu đâu cũng có (tiêu biểu như Chợ Xanh Định Công, Chợ Xanh Linh Đàm ở Hà Nội; Chợ Xanh ở Khánh Thiện, Ninh Bình; Chợ Xanh ở xã Diễn Thành, Diễn Châu, Nghệ An,…), còn chợ Rồng thì thường xuất hiện ở những ngã ba sông lớn như chợ Rồng Hải Phòng, chợ Rồng Ninh Bình, chợ Rồng Nam Định, Chợ Rồng ở Nam Sách - Hải Dương; chợ Rồng ở thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh; chợ Rồng ở Nam Đàn, Nghệ An; chợ Rồng ở Thanh Oai, Hà Nội,… Đó chính là dấu ấn văn minh nông nghiệp.
Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng chợ không chỉ nằm trong phạm trù kinh tế đơn thuần, nó còn biểu hiện văn hóa rất đậm nét. Yếu tố giao lưu tình cảm thì ai cũng rõ rồi, đặc biệt với các chợ vùng cao như chợ tình Mường Khương, Sa Pa do cư trú rải rác, buồn tẻ, hẻo lánh nên nhu cầu gặp gỡ, giao tiếp, giao duyên rất mạnh. Nhưng phải thấy rằng Chợ - Chùa, chợ họp ở đình làng, chợ họp ở cầu, ở quán,... cũng luôn gắn liền với các biểu tượng văn hóa Việt Nam, gắn với nhu cầu tâm linh của người Việt. Chợ không chỉ biểu thị mối quan hệ ứng xử giao đãi theo chiều ngang mà còn biểu thị mối quan tâm theo chiều dọc nội tâm nữa. Đây là đặc điểm tự cân bằng, tự thích ứng rất mềm dẻo hài hòa của dân tộc Việt Nam. Mọi việc mua bán sinh hoạt của người trần đều diễn ra dưới sự chứng giám của thần linh và của thiết chế xã hội.
Tại Việt Nam, Nghị định 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 1 năm 2003 về phát triển và quản lý chợ[1] (Nghị định 114/2009/NĐ-CP sửa đổi bổ sung[2]) đã xếp hạng chợ theo các loại sau đây:
Theo báo cáo của Bộ Công Thương Việt Nam, đến cuối năm 2010 cả nước có 8.528 chợ, trong đó tập trung tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội (411 chợ), Thanh Hóa (405), Nghệ An (380), An Giang (278), Thành phố Hồ Chí Minh (255), Thái Bình (233) và Đồng Tháp (228)[3].
Chợ loại I do tỉnh (thành phố) trực tiếp quản lý, chợ loại II do cấp quận/huyện quản lý và chợ loại III do xã/phường quản lý. Cả nước Việt Nam hiện có 224 chợ loại I, 907 chợ loại II và 7.397 chợ loại 3[3].
Những chợ loại I thường là chợ tổng hợp với quy mô lớn, là đầu mối bán buôn, bán lẻ hàng hóa. Những tỉnh, thành phố tập trung nhiều chợ loại I là: Quảng Ninh (20), Thành phố Hồ Chí Minh (17), Hà Nội (13), Đồng Tháp (13), An Giang (10)[3].
Trong xu hướng tiêu dùng hiện đại, người tiêu dùng có thêm lựa chọn mua hàng từ các siêu thị và trung tâm thương mại. Tuy nhiên, các chợ truyền thống vẫn đóng vai trò phục vụ rất lớn trong đời sống hàng ngày của người dân, nhất là tại vùng nông thôn, miền núi, vì sức mua thấp hơn các thành phố, trong khi hàng hóa cung cấp tại các chợ thường rẻ hơn do chi phí tổ chức và quản lý chợ cũng thấp hơn so với siêu thị và trung tâm thương mại. Những tỉnh chưa có mức đô thị hóa cao, rộng và đông dân vẫn có nhu cầu mua sắm từ các chợ quy mô nhỏ, do đó những tỉnh này tập trung nhiều chợ loại 3 nhất, như Thanh Hóa (363 chợ loại III), Nghệ An (354), An Giang (272), Phú Thọ (200), Hà Nội (331, với vùng nông thôn lớn sau khi mở rộng năm 2008)[3].
Theo Quyết định số 012/2007/QĐ-BCT về việc quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ trên phạm vi toàn quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Việt Nam có 319 chợ tổng hợp bán buôn, bán lẻ hạng I ở các trung tâm thương mại của tỉnh; 157 chợ đầu mối nông sản; 490 chợ trên địa bàn của 25 tỉnh biên giới (bao gồm chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu).[4]
Phát triển 319 chợ (trong đó 56 chợ giữ nguyên như hiện tại ở năm 2007 và 110 chợ nâng cấp, 153 chợ xây mới). Đây là chợ có vai trò chủ yếu thu hút, tập trung lượng hàng hoá lớn từ các nguồn sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế hoặc của ngành hàng để tiếp tục phân phối tới các chợ và các kênh lưu thông khác.
Dưới đây là danh sách toàn bộ các chợ đầu mối hạng I (đồng thời cũng là chợ loại I) của Việt Nam:
Phát triển 157 chợ đầu mối nông sản (trong đó có 77 chợ đầu mối nông sản đa ngành, 30 chợ đầu mối rau quả, 12 chợ đầu mối lúa gạo và 38 chợ đầu mối thủy sản)
Khu vực Đồng bằng sông Hồng có 30 chợ đầu mối nông sản gồm:
Khu vực Đông Bắc Bộ có 16 chợ đầu mối nông sản:
Khu vực Tây Bắc Bộ có 12 chợ đầu mối nông sản:
Khu vực Bắc Trung Bộ có 19 chợ đầu mối nông sản:
Khu vực Nam Trung Bộ có 25 chợ đầu mối nông sản:
Khu vực Tây Nguyên có 7 chợ đầu mối nông sản:
Khu vực Đông Nam Bộ có 12 chợ đầu mối nông sản:
Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có 38 chợ đầu mối nông sản:
Phát triển 490 chợ (trong đó 397 chợ biên giới, 35 chợ cửa khẩu và 58 chợ trong khu kinh tế cửa khẩu). Trong đó Quảng Ninh có 22 chợ, Lạng Sơn có 24 chợ, Cao Bằng có 47 chợ, Hà Giang có 47 chợ, Lào Cai có 32 chợ, Lai Châu có 22 chợ, Điện Biên có 18 chợ, Sơn La có 19 chợ, Thanh Hóa có 17 chợ, Nghệ An 26 chợ, Hà Tĩnh 10 chợ, Quảng Bình có 11 chợ, Quảng Trị có 18 chợ, Thừa Thiên Huế có 11 chợ, Quảng Nam có 15 chợ, Kon Tum có 14 chợ, Gia Lai có 7 chợ, Đắc Lắc có 4 chợ, Đăk Nông có 7 chợ, Bình Phước có 13 chợ, Tây Ninh có 32 chợ, Long An có 19 chợ, Đồng Tháp có 17 chợ, An Giang có 26 chợ, Kiên Giang có 12 chợ.
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.