Bộ phận chính trị cấp cao nhất của Liên Xô From Wikipedia, the free encyclopedia
Các nước cộng hòa của Liên bang Xô viết được quy định theo Điều 76 của Hiến pháp Xô viết 1977 là những nhà nước Xã hội chủ nghĩa Xô viết có chủ quyền hợp nhất với những nước Cộng hòa Xô viết khác để trở thành Liên bang Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết hay Liên bang Xô viết. Điều 81 của Hiến pháp nói rõ "những quyền lợi tối cao của các Nước cộng hòa Liên bang sẽ được bảo vệ bởi Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết".[1]
Các nước cộng hòa của Liên bang Xô viết | |
---|---|
Các nước cộng hòa Liên bang Xô viết năm 1989 | |
Thể loại | Nước cộng hòa |
Vị trí | Liên Xô |
Lập bởi | Hiệp ước về việc thành lập Liên Xô |
Thành lập | 30 tháng 12 năm 1922 |
Bãi bỏ bởi | Hội đồng Nhà nước công nhận Các nước Baltic độc lập Tuyên bố số 142-Н |
Bãi bỏ | 6 tháng 9 năm 1991 26 tháng 12 năm 1991 |
Số lượng còn tồn tại | 15 (tính đến 1989) |
Dân số | Nhỏ nhất: 1.565.662 (Estonia Xô viết) Đông nhất: 147.386.000 (Nga Xô viết) |
Diện tích | Nhỏ nhất: 29.800 km2 (11.500 dặm vuông Anh) (Armenia) Lớn nhất: 17.075.400 km2 (6.592.800 dặm vuông Anh) (Nga Xô viết) |
Hình thức chính quyền | Đơn nhất Marx-Lenin đơn đảng xã hội chủ nghĩa |
Đơn vị hành chính thấp hơn | Cộng hòa tự trị, Tỉnh, Các tỉnh tự trị, |
Theo Tòa án Nhân quyền châu Âu, Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, các chính phủ của các quốc gia Baltic (Estonia, Latvia, Litva),[2][3] Hoa Kỳ,[4] và Châu Âu,[5] 3 nước cộng hòa Baltic Xô viết (CHXHCNXV Estonia, CHXHCNXV Latvia và CHXHCNXV Litva - CHXHCNXV (Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết) bị Liên bang Xô viết xâm chiếm vào năm 1940 theo những điều khoản của Hiệp ước Molotov-Ribbentrop. Chính phủ Nga và những quốc gia chính thức ủng hộ sự sáp nhập vào Xô viết của những quốc gia Baltic là hợp pháp.[6]
Vào những thập niên cuối cùng khi Liên Xô còn tồn tại, Liên bang Xô viết gồm 15 nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết (SSR), thường được gọi đơn giản là Các nước Cộng hòa Xô viết. Trong Liên bang Xô viết những nước cộng hòa Xô viết cũng được gọi là Các nước cộng hòa liên bang (tiếng Nga: союзные республики, soyuznye respubliki). Tất cả các nước cộng hòa này đều được xem như những nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa, ngoài ngoại lệ là CHXHCNXV Liên bang Nga (SFSR Liên bang Nga), tất cả các nước cộng hòa đều có những đảng cộng sản của riêng mình, những đảng cộng sản này là 1 phần của Đảng Cộng sản Liên Xô. Tất cả những nước cộng hòa cũ hiện nay đã trở thành các quốc gia độc lập, 12 quốc gia trong số 15 nước cộng hòa cũ (trừ 3 nước Baltic) đều tham gia vào 1 tổ chức sau khi Liên Xô tan rã có tên là Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (tiếng Nga: SNG, tiếng Anh: CIS).
Căn cứ vào hiến pháp, Liên Xô là một liên bang. Theo Điều 72 của Hiến pháp năm 1977, mỗi nước cộng hòa đều có quyền ly khai khỏi Liên Xô. Dù trong Chiến tranh Lạnh, quyền này được xem xét rộng rãi là vô nghĩa, tuy nhiên, Điều 72 đã được sử dụng vào tháng 12 năm 1991 và khiến Liên Xô tan rã, khi Nga, Ukraina và Belarus ly khai khỏi Liên bang.
Trong thực tế, Liên Xô là 1 thực thể tập trung quyền lực ở mức độ cao từ khi thành lập vào năm 1922 cho đến giữa thập niên 1980 khi những lực lượng chính trị khác được phép hoạt động từ những cải cách của Mikhail Gorbachev, dẫn đến việc buông lỏng quyền lực quản lý của trung ương và cuối cùng là sự sụp đổ của Liên Xô. Theo Hiến pháp thông qua năm 1936, và được sửa đổi nhiều lần cho đến tháng 10 năm 1977, nền tảng chính trị của Liên Xô được hình thành từ Xô viết địa phương do nhân dân bầu. Các Xô viết địa phương này tồn tại ở mọi cấp hành chính, và phải chịu sự điều khiển của "Cơ quan quyền lực cao nhất" của Liên Xô là Xô viết Tối cao (Верховный Совет) ở Moskva.
Cùng với hệ thống phân cấp hành chính nhà nước, còn tồn tại song song các tổ chức của đảng cộng sản, điều này cho phép Bộ chính trị sử dụng quyền lực điều khiển lớn hơn trên các nước cộng hòa. Các cơ quan hành chính nhà nước chịu sự điều khiển từ các cơ quan song song của đảng cộng sản, và việc bổ nhiệm của mọi đảng và các công chức nhà nước phụ thuộc vào sự tán thành của cơ quan trung ương của đảng cộng sản. Thường thì Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết của mỗi nước cộng hòa là người của nước cộng hòa đó trừ Nga, trong khi tổng bí thư đảng của mỗi nước cộng hòa phải là người của nước cộng hòa khác.
Mỗi nước cộng hòa có biểu tượng của quốc gia trên: quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, và 1 ngoại lệ với CHXHCNXV Liên bang Nga có quốc ca là quốc ca của Liên Xô. Mỗi nước cộng hòa của Liên Xô cũng được tặng thưởng Huân chương Lenin.
Các nước cộng hòa đã đóng một vai trò quan trọng trong sự sụp đổ của Liên bang Xô viết. Dưới thời của Mikhail Gorbachev, những biện pháp cải tổ như mở cửa (glasnost) và cải tổ kinh tế (perestroika) được mong đợi đem lại sự hồi sinh cho Liên bang Xô viết. Tuy nhiên, những biện pháp cải tổ đã có một số tác động dẫn đến quyền lực của mỗi nước cộng hòa trong chỉnh thể liên bang được tăng cường. Đầu tiên, tự do chính trị cho phép các chính quyền của mỗi nước cộng hòa có được tính hợp pháp bằng việc mở rộng chế độ dân chủ, chủ nghĩa dân tộc hay kết hợp cả 2. Ngoài ra, tự do cũng dẫn tới những rạn nứt trong hệ thống phân cấp của đảng, điều này giảm bớt quyền lực điều khiển của trung ương tới các nước cộng hòa. Cuối cùng, cải tổ kinh tế (perestroika) cho phép các chính phủ của các nước cộng hòa được kiểm soát các tài sản kinh tế của mình và giữ lại nguồn tài chính từ chính quyền trung ương.
Trong suốt những năm cuối thập niên 1980, chính quyền Xô viết đã thử tìm một cấu trúc mới, mà cấu trúc mới này đã phản ảnh quyền lực ngày càng tăng của các nước cộng hòa trong liên bang. Những nỗ lực này đã chứng tỏ không thành công, và vào năm 1991, Liên bang Xô viết sụp đổ khi chính quyền của các nước cộng hòa tuyên bố ly khai. Các nước cộng hòa đã tuyên bố độc lập, với các chính quyền hậu Xô viết ở các nước cộng hòa đa số trong các trường hợp nhân sự trong chính quyền đều là nhân sự của các nước cộng hòa Xô viết cũ.
Các nước Cộng hòa của Liên bang Xô viết | |||||
---|---|---|---|---|---|
Quốc kỳ | Quốc huy | Nước cộng hòa | Thủ đô | ||
1 | Cộng hòa Armenia | Yerevan | |||
2 | Cộng hòa Azerbaijan | Baku | |||
3 | Cộng hòa Belarus | Minsk | |||
4 | Cộng hòa Estonia | Tallinn | |||
5 | Cộng hòa Gruzia | Tbilisi | |||
6 | Cộng hòa Kazakhstan | Nursultan | |||
7 | Cộng hòa Kyrgyzstan | Bishkek | |||
8 | Cộng hòa Latvia | Riga | |||
9 | Cộng hòa Litva | Vilnius | |||
10 | Cộng hòa Moldova | Chișinău | |||
11 | Cộng hòa Liên bang Nga | Moskva | |||
12 | Cộng hòa Tajikistan | Dushanbe | |||
13 | Cộng hòa Turkmenistan | Ashgabat | |||
14 | Cộng hòa Ukraina | Kiev | |||
15 | Cộng hòa Uzbekistan | Tashkent |
Nước cộng hòa | Thủ đô | Vùng | Dân số[14] | % | Mới nhất (tháng 7/2007) | Chg % | Mật độ | Diện tích (km²) | % | Sửa đổi hiến pháp | Quốc gia kế thừa |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
CHXHCNXV LB Nga | Moskva | Nga | 147.386.000 | 51.40% | 141.377.752 | -4% | 8.6 | 17.075.200 | 76.62% | 1 | Nga |
CHXHCNXV Ukraina | Kiev | Tây | 51.706.746 | 18.03% | 46.299.862 | -10.5% | 85.6 | 603.700 | 2.71% | 2 | Ukraina |
CHXHCNXV Uzbekistan | Tashkent | Trung Á | 19.906.000 | 6.94% | 27.780.059 | +39.6% | 44.5 | 447.400 | 2.01% | 4 | Uzbekistan |
CHXHCNXV Kazakhstan | Alma-Ata | Trung Á | 16.711.900 | 5.83% | 15.284.929 | -8.5% | 6.1 | 2.727.300 | 12.24% | 5 | Kazakhstan |
CHXHCNXV Belorussia | Minsk | Tây | 10.151.806 | 3.54% | 9.724.723 | -4.2% | 48.9 | 207.600 | 0.93% | 3 | Belarus |
CHXHCNXV Azerbaijan | Baku | Ngoại Kavkaz | 7.037.900 | 2.45% | 8.120.247 | +15.4% | 81.3 | 86.600 | 0.39% | 7 | Azerbaijan |
CHXHCNXV Gruzia | Tbilisi | Ngoại Kavkaz | 5.400.841 | 1.88% | 4.646.003 | -14.0% | 77.5 | 69.700 | 0.31% | 6 | Gruzia |
CHXHCNXV Tajikistan | Dushanbe | Trung Á | 5.112.000 | 1.78% | 7.076.598 | +38.4% | 35.7 | 143.100 | 0.64% | 12 | Tajikistan |
CHXHCNXV Moldavia | Chişinău | Tây | 4.337.600 | 1.51% | 4.320.490 | -0.4% | 128.2 | 33.843 | 0.15% | 9 | Moldova |
CHXHCNXV Kirghizia | Frunze | Trung Á | 4.257.800 | 1.48% | 5.284.149 | +24.1% | 21.4 | 198.500 | 0.89% | 11 | Kyrgyzstan |
CHXHCNXV Litva | Vilnius | Baltic | 3.689.779 | 1.29% | 3.575.439 | -3.1% | 56.6 | 65.200 | 0.29% | 8 | Litva |
CHXHCNXV Turkmenia | Ashgabat | Trung Á | 3.522.700 | 1.23% | 5.097.028 | +44.7% | 7.2 | 488.100 | 2.19% | 14 | Turkmenistan |
CHXHCNXV Armenia | Yerevan | Ngoại Kavkaz | 3.287.700 | 1.15% | 2.971.650 | -9.6% | 110.3 | 29.800 | 0.13% | 13 | Armenia |
CHXHCNXV Latvia | Rīga | Baltic | 2.666.567 | 0.93% | 2.259.810 | -15.3% | 41.3 | 64.589 | 0.29% | 10 | Latvia |
CHXHCNXV Estonia | Tallinn | Baltic | 1.565.662 | 0.55% | 1.315.912 | -16.0% | 34.6 | 45.226 | 0.20% | 15 | Estonia |
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Every time you click a link to Wikipedia, Wiktionary or Wikiquote in your browser's search results, it will show the modern Wikiwand interface.
Wikiwand extension is a five stars, simple, with minimum permission required to keep your browsing private, safe and transparent.